Nam Trung Bộ gồng mình ứng phó hạn mặn đến sớm

Nhiệt Băng |

Dù chưa phải cao điểm mùa khô hạn, nhưng nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ở Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa lại bị thiếu nước. Trong khi đó cơ quan khí tượng dự báo tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn sẽ tiếp tục diễn ra. Các địa phương phải đồng loạt lên phương án điều tiết, tiết kiệm nguồn nước vụ tới.

Hạn, mặn đến sớm

Anh Bùi Văn Thiện (xã Diên An, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết, năm nay lượng nước từ hồ chứa chảy về đồng ruộng ở địa phương sụt giảm so với năm ngoái. Hiện 10.000m2 lúa của anh Thiện đang giai đoạn đơm bông, khoảng 1 tháng nữa là thu hoạch. Nếu không cung ứng đủ nước, tình trạng hạt “lép” nhiều là có thể xảy ra. “Từ đầu năm đến nay không có mưa nên khả năng hụt nước phục vụ người dân sản xuất nông nghiệp có nguy cơ xảy ra trong vụ tới” - anh Thiện đánh giá.

Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, nếu thời tiết không có mưa bổ sung, sau khi kết thúc vụ Đông Xuân 2019-2020, chỉ có 6 hồ chứa đủ nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho vụ Hè Thu 2020 như hồ Hoa Sơn, Tà Rục, Suối Hành, Tiên Du, Đồng Bò, Suối Sim. Riêng các hồ còn lại với mực nước thấp chỉ ưu tiên nguồn nước để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Dự kiến, nếu tình hình hạn hán, thiếu nước xảy ra vụ Hè Thu sẽ dự kiến khoanh vùng không sản xuất khoảng 10.000ha (trong đó diện tích do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi Khánh Hòa) đảm nhiệm tưới, hồ chứa giảm 5.770ha, các trạm bơm, đập dâng giảm 2.830ha; diện tích các địa phương đảm nhiệm tưới khoảng 1.400ha).

Cụ thể, các hồ không cấp nước sản xuất để ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt: Hồ Suối Luồng, Hồ Suối Lớn, Hồ Suối Dầu, Hồ Cam Ranh, Hồ Cây Sung, Hồ Láng Nhớt, Hồ Suối Trầu. Các hồ chỉ đảm bảo một phần diện tích (Hồ Đá Bàn chỉ đủ tưới cho 1.950ha/4.146ha (giảm 2.196ha); hồ Am Chúa chỉ đủ tưới cho 150ha/ 356ha, giảm 206ha). Riêng hồ Bà Bác được hồ Hoa Sơn tưới hỗ trợ nên đủ tưới 30ha vụ Hè Thu, hồ Đá Đen không sản xuất vụ Hè Thu và hồ Cây Bứa chỉ tưới hỗ trợ hồ Hoa Sơn.

Theo Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, trong thời gian tới lượng dòng chảy ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, kết hợp nắng nóng đến sớm và kéo dài, nên tỉnh Khánh Hòa có khả năng xảy ra tình trạng thiếu nước, khô hạn và xâm nhập mặn ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Không điều tiết nước đối với các diện tích gieo ngoài kế hoạch

Tại Phú Yên, các nhà máy đường trên địa bàn đã vào niên vụ sản xuất 2019-2020. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban điều hành chương trình mía đường tỉnh và kế hoạch sản xuất của các nhà máy đường thì sản lượng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh vụ này không đáp ứng công suất ép của các nhà máy do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài, mía chết. Nhiều người dân chuyển sang trồng các loại cây khác như sen, lạc, mì...

Tại Ninh Thuận, Sở NNPTNT tỉnh cho biết, vụ Đông Xuân năm 2020 đã kết thúc gieo trồng nhưng hiện tại các hồ trong tỉnh và hồ Đơn Dương thấp hơn trung bình nhiều năm nên việc cấp nước cho vụ này gặp nhiều khó khăn, vùng nước tưới cuối kênh bấp bênh.

“Các hộ dân chuyển đổi những vùng đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn, sử dụng ít nước, tăng cường áp dụng các mô hình tưới tiết kiệm nhằm hạn chế thấp nhất hạn hán có thể xảy ra” - một lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Ninh Thuận cho hay.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Ninh Thuận, cơ quan này đang triển khai nhiều giải pháp chống hạn, tiết kiệm nước đến các địa phương, như kiên quyết không điều tiết nước đối với các diện tích gieo ngoài kế hoạch và các vùng không chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo kế hoạch... “Sở NNPTNT tỉnh cũng phối hợp với các địa phương nạo vét, khơi thông dòng chảy các suối còn nước; đấu nối các công trình cấp nước tập trung; dự phòng thêm một số máy bơm để tăng công suất các trạm, các hồ dưới mực nước chết...” - một lãnh đạo Sở NNPTNT Ninh Thuận cho hay.

Ứng phó với tình hình hạn hán diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Khánh Hòa ra chỉ thị yêu cầu chính quyền các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình nguồn nước, khả năng đảm bảo cấp nước, tiến hành điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp (chuyển đổi từ trồng lúa ở vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn), đồng thời rà soát, điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân, chuyển đổi sản xuất nếu nguồn nước không đảm bảo cung cấp trong suốt thời gian sản xuất. Chính quyền các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp cần thiết để có thể lấy nước chủ động, không phụ thuộc vào việc xả nước của hồ thủy lợi, thủy điện (nạo vét cửa lấy nước các trạm bơm, cống, kênh mương, lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến...), tích trữ nước trong các hồ, ao, vùng trũng thấp, kênh rạch... để sử dụng trong thời kỳ cao điểm hạn hán, xâm nhập mặn và đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn.

UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào khai thác các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, đang tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; xây dựng bản đồ trực tuyến cảnh báo nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, giải pháp đảm bảo nguồn nước cho sản xuất, cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng vùng để phục vụ xây dựng kế hoạch cấp nước, hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra...

Nhiệt Băng
TIN LIÊN QUAN

Giữa hạn mặn, có một nghề thấy nắng nóng, nước mặn lại… mừng

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, hạn mặn diễn ra gay gắt khiến ĐBSCL đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có một nghề mà nghe hạn mặn, nắng nóng kéo dài thì niềm vui của họ dài thêm. Đó là nghề làm muối tại các tỉnh ven biển miền Tây.

Lách khe cửa hẹp, mưu sinh mùa hạn mặn

NHẬT HỒ |

ĐBSCL bước vào mùa hạn mặn lịch sử. Tuy nhiên, đối với người dân họ tận dụng mọi điều kiện để mưu sinh và cho thu nhập đáng kể. Nhiều mô hình tiết kiệm nước được áp dụng cho thu nhập cao trong mùa hạn mặn.

Kiên Giang: Thêm 1.508ha lúa bị hạn mặn gây thiệt hại chỉ trong 1 tuần

Lục Tùng |

Do ảnh hưởng hạn mặn năm 2020, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 2.000ha lúa Đông xuân 2019-2020 bị thiệt hại.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giữa hạn mặn, có một nghề thấy nắng nóng, nước mặn lại… mừng

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, hạn mặn diễn ra gay gắt khiến ĐBSCL đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có một nghề mà nghe hạn mặn, nắng nóng kéo dài thì niềm vui của họ dài thêm. Đó là nghề làm muối tại các tỉnh ven biển miền Tây.

Lách khe cửa hẹp, mưu sinh mùa hạn mặn

NHẬT HỒ |

ĐBSCL bước vào mùa hạn mặn lịch sử. Tuy nhiên, đối với người dân họ tận dụng mọi điều kiện để mưu sinh và cho thu nhập đáng kể. Nhiều mô hình tiết kiệm nước được áp dụng cho thu nhập cao trong mùa hạn mặn.

Kiên Giang: Thêm 1.508ha lúa bị hạn mặn gây thiệt hại chỉ trong 1 tuần

Lục Tùng |

Do ảnh hưởng hạn mặn năm 2020, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 2.000ha lúa Đông xuân 2019-2020 bị thiệt hại.