Năm 2024 - năm cải cách tiền lương

Phạm Đông |

Lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp sẽ được thực hiện từ ngày 1.7.2024. Lần điều chỉnh này sẽ mang tính chất cải cách, không chỉ là tăng lương, tăng thu nhập, mà còn gắn với nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo thu nhập phù hợp cho cán bộ cơ sở giữa các ngành lĩnh vực, tương ứng với trách nhiệm. Điều này sẽ tạo ra “đòn bẩy” để cho người lao động yên tâm cống hiến.

Mấu chốt để giữ chân nhân tài trong khu vực công

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1.7.2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Việc Quốc hội thông qua chính sách này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay để vừa bảo đảm thu nhập gắn với xác định vị trí việc làm, tinh giản biên chế, sử dụng và quản lý hiệu quả đội ngũ công chức, viên chức.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương. Ảnh PHẠM ĐÔNG
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương. Ảnh PHẠM ĐÔNG

Đối với giải pháp lâu dài để cán bộ, công chức có thể yên tâm sống bằng lương hưởng ngân sách Nhà nước, trao đổi với Lao Động những ngày cuối năm 2023, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương nêu rõ, để cải cách tiền lương phải có nguồn lực đủ mạnh, muốn có nguồn lực đủ mạnh phải song hành với rất nhiều giải pháp phát triển kinh tế. Hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực cải cách tiền lương đi đôi với việc sắp xếp lại các đơn vị và tinh giản biên chế bởi phần tiền lương bỏ ra để duy trì một bộ máy cồng kềnh cũng rất tốn kém.

Song song với các biện pháp tổ chức bộ máy, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, phải có những biện pháp đủ mạnh để phát triển kinh tế trong thời gian tới. Chỉ khi phát triển được kinh tế thì mới có nguồn để cải cách tiền lương. Đồng thời cho rằng, việc cải cách tiền lương trong tương lai, trả lương theo vị trí việc làm cũng giúp giải quyết phần nào rào cản đối với cán bộ, công chức có năng lực nhưng nhận được lương thấp. Cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, các địa phương cũng đang nỗ lực có những chính sách ưu đãi đối với những người có tài năng, cống hiến cho địa phương.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, hiện nay, có hiện tượng rất đáng buồn đang xảy ra đó là "chảy máu chất xám" ở các cơ quan Nhà nước. Theo đó, có hiện tượng người có năng lực chuyển từ khu vực công sang khu vực tư, nguyên nhân là do tiền lương họ nhận được từ khu vực công quá ít so với khu vực tư. Bên cạnh đó, có hiện tượng bỏ luôn nghề để làm những nghề khác kiếm được thu nhập cao hơn và đỡ vất vả hơn.

Đại biểu Việt Nga cho rằng, hai hiện tượng này cần suy nghĩ thận trọng bởi đều liên quan đến tiền lương, tiền công người lao động được nhận. Với điều kiện tiền lương thấp, đội ngũ cán bộ, công chức không đủ điều kiện nuôi gia đình. Do đó, việc cải cách tiền lương là mấu chốt vấn đề để giữ chân nhân tài, không bị chảy máu chất xám trong khu vực công.

TS.Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội khóa XII, XIII và XIV.
TS.Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội khóa XII, XIII và XIV.

Cùng chia sẻ với Lao Động, TS.Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội nhấn mạnh, việc thực hiện cải cách tiền lương cần phải đẩy nhanh hơn nữa. Đối với khu vực Nhà nước, hiện nay tiền lương rất thấp. Việc cấp bách đặt ra trước mắt là cần phải đẩy nhanh tốc độ cải cách chính sách tiền lương để đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng được với sự gia tăng của giá cả sinh hoạt trên thị trường. Đồng thời đảm bảo mức lương chi trả tương xứng, thể hiện đúng giá trị sức lao động của cán bộ công chức viên chức.

Theo TS.Bùi Sỹ Lợi, lâu dài hơn, trong năm 2024, chúng ta cần đối mặt, tập trung phân tích và giải quyết dứt điểm nhiều vấn đề. Trong đó, cần tiếp tục sắp xếp lại tổ chức, biên chế, bộ máy, tinh giản biên chế và bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; và Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25.10.2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Phải nhận thức rõ việc tinh giản biên chế là yếu tố tiên quyết của cải cách chính sách tiền lương, sự phân công lại lao động một cách hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tạo tăng trưởng xã hội để phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, cần thực hiện chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhưng phải thực hiện có chọn lọc, đảm bảo các đơn vị này đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Phải tạo được nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương. Muốn cải cách tiền lương thì phải có nguồn lực, nguồn lực đó lấy từ việc tinh giản biên chế, từ việc tiết kiệm chi, từ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, từ việc tăng thêm nguồn thu của địa phương và Trung ương. Khi nguồn thu tăng lên vượt chỉ tiêu, phần tiền đó phải để dành để thực hiện cải cách tiền lương. Đồng thời phải giảm bớt chi đầu tư tăng trưởng để dành một phần nguồn lực cho cải cách tiền lương, vì đầu tư cho cải cách tiền lương chính là đầu tư cho phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Động lực để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững

Nói về vấn đề cải cách tiền lương, tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, lần điều chỉnh này sẽ mang tính chất cải cách, không chỉ là tăng lương, tăng thu nhập, mà còn gắn với nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo thu nhập phù hợp cho cán bộ cơ sở giữa các ngành lĩnh vực, tương ứng với trách nhiệm. Theo đó, điều chỉnh tiền lương sẽ gắn với vị trí việc làm, kỷ luật, kỷ cương công vụ.

Khi đó, tiền lương tạo ra “đòn bẩy” để kích thích, để cho người lao động phấn đấu, quan tâm nhiều hơn đến vận mệnh, thanh danh của đơn vị mà người ta cống hiến. Tuy nhiên, nếu muốn tăng lương phải có bài toán đi trước về mặt nhân sự. Muốn giải quyết được bài toán nhân sự thì cần phải cân đối quỹ tiền lương. Trong đó, bản thân các cơ quan, đơn vị, cao hơn là Nhà nước phải có chiến lược về nhân sự, vị trí việc làm, từ đó đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết năm 2024 sẽ tích cực tham mưu thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TƯ Ban Chấp hành Trung ương bảo đảm đồng bộ, thống nhất để thực hiện từ ngày 1.7.2024. Bởi chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt trong chính sách phát triển kinh tế xã hội, là nguồn lực và là động lực để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững. Chính sách tiền lương cũng là chính sách tạo cho người lao động nói chung, đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức nói riêng đảm bảo để có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Việc xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương là nhiệm vụ rất quan trọng. Đến thời điểm này, đã hoàn thành xong được danh mục vị trí việc làm. Đối với cơ quan tổ chức hành chính có 866 vị trí; đơn vị sự nghiệp có 615 vị trí và cán bộ công chức cấp xã là 17 vị trí.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Cải cách tiền lương là nguồn động lực to lớn của thầy cô năm 2024

Danh Trang |

Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW dự kiến từ 1.7.2024 là tín hiệu đáng mừng với hàng triệu giáo viên trên cả nước trong năm mới.

Những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương

Hồng Nhung |

Dưới đây là thông tin chi tiết về những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Cải cách tiền lương 2024 ảnh hưởng thế nào với người lao động trong doanh nghiệp

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Cải cách tiền lương năm 2024 ảnh hưởng thế nào đến lương của người lao động làm việc trong doanh nghiệp?

Giá cả tăng vọt, đặt qua app 30 phút vẫn không tìm được xe tối mùng 3 Tết

Vương Trần |

Tối 12.2 (mùng 3 Tết Giáp Thìn), tại khu vực ga Hà Nội (đường Lê Duẩn, Hà Nội), nhu cầu đi lại của người dân bằng xe dịch vụ tăng cao, nhiều người phải đợi chờ hàng giờ đồng hồ.

Hàng vạn du khách trẩy hội chùa Hương ngày mùng 3 Tết

Anh Vũ - Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận không khí du xuân, lễ Phật của du khách tại chùa Hương vào hôm nay (mùng 3 Tết Giáp Thìn).

Tranh cãi bài viết so sánh giá vé 75.000đ/người xe khách và 9.000đ/người xe buýt cho quãng đường 70km ngày Tết

KHÁNH AN |

Bài viết có nội dung than vãn về giá vé xe khách ngày Tết tăng cao, đồng thời so sánh với giá vé xe buýt hiện đang gây tranh cãi trên mạng xã hội.

20 nghìn 3 lạng rau xanh cũng khó mua ngày Mùng 3 Tết

Thanh Vân |

Trong khi siêu thị hút khách với giá rau củ quả bình ổn, thì rau củ quả tại chợ cóc, chợ dân sinh lại đắt hơn gấp 2-3 lần.

Quán bún mở xuyên Tết, cao điểm bán hơn 500 bát/ngày

Nhóm PV |

Nhiều hàng quán lựa chọn mở hàng xuyên Tết, bán hàng trăm bát/ngày.

Cải cách tiền lương là nguồn động lực to lớn của thầy cô năm 2024

Danh Trang |

Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW dự kiến từ 1.7.2024 là tín hiệu đáng mừng với hàng triệu giáo viên trên cả nước trong năm mới.

Những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương

Hồng Nhung |

Dưới đây là thông tin chi tiết về những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Cải cách tiền lương 2024 ảnh hưởng thế nào với người lao động trong doanh nghiệp

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Cải cách tiền lương năm 2024 ảnh hưởng thế nào đến lương của người lao động làm việc trong doanh nghiệp?