Năm 2021: Tập trung tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

Phong Nguyễn |

Năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) đã “lội ngược dòng” mang về giá trị kim ngạch xuất khẩu 41,25 tỉ USD. Năm 2021, mặc dù thách thức còn nhiều nhưng ngành NNPTNT quyết tâm đạt mức tăng trưởng cao hơn năm trước.

Vượt “bão” COVID-19, “dồn tốc” xuất khẩu đạt 41,25 tỉ USD

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2020 ngành NNPTNT tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,65%, sản lượng lương thực thực phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và phục vụ xuất khẩu.

Nhờ tích cực mở cửa thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại bằng các giải pháp linh hoạt, dù dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng có lúc gián đoạn nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 tiếp tục lập kỷ lục mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt 41,25 tỉ USD, tăng 2,5% so với năm 2019, con số cao nhất từ trước đến nay.

Năm 2020, ngành NNPTNT tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD (lũy kế giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2020 đạt 13,223 tỉ USD; tôm ước đạt 3,66 tỉ USD; rau quả đạt gần 3,35 tỉ USD; hạt điều đạt 3,24 tỉ USD; gạo 3,07 tỉ USD). Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỉ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.

“Mặc dù thiên tai khắc nghiệt nhưng nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nên đã hạn chế thiệt hại trong hoàn cảnh dị thường của thời tiết, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, thu nhập bình quân của người dân đạt 43 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, Chương trình xây dựng nông thôn mới hoàn thành chỉ tiêu đề ra, với 62% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, vượt chỉ tiêu 5 năm đề ra” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ, tăng giá trị sản phẩm

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, để tiếp tục duy trì và khẳng định là “bệ đỡ” của nền kinh tế, năm 2021 ngành nông nghiệp phải quyết tâm cao để vượt qua những khó khăn và thách thức của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu cũng như những tác động ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Trong thời đại công nghiệp 4.0 - kỷ nguyên của công nghệ số, thời kỳ đổi mới sáng tạo, ngành NNPTNT tiếp tục tập trung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp song song với đổi mới công tác quản trị trên nền tảng của công nghệ số, công nghệ 4.0 hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, nông dân chuyên nghiệp.

“Năm 2021 ngành xác định 2 nhóm chương trình lớn vẫn phải tiếp tục đó là tập trung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung, khép kín chuỗi giá trị từ phát triển nguyên liệu cho đến tập trung chế biến, tổ chức thương mại phải hình thành được những chuỗi và trên cơ sở đồng bộ cả 3 nhóm sản phẩm chủ lực” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bên cạnh phát huy giá trị và lợi thế của nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia bao gồm 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu 1 tỉ USD trở lên, cùng với đó phải đồng bộ các nhóm nông sản có lợi thế và thế mạnh như: Nhãn lồng Hưng Yên, vải Thiều Bắc Giang, những nhóm nông sản này từng tỉnh có những lợi thế chúng ta phải tập trung. Bên cạnh đó, cần phát huy giá trị các sản phẩm đặc sản quy mô địa phương gọi là phong trào OCOP (mỗi xã một sản phẩm).

“Như vậy, đồng hành cùng một lúc 3 trục sản phẩm này chúng ta đều phải tập trung chỉ đạo phát triển theo hướng hàng hóa hiệu quả trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ 4.0 vào từng quy mô, từng khu vực, từng ngành hàng. Chương trình thứ hai phải tập trung là không ngừng đổi mới công tác quản trị trên nền tảng của công nghệ số, công nghệ 4.0 để có được những hình thức quản trị phù hợp nhất, đặc biệt là các hình thức tổ chức sản xuất của một nền nông nghiệp thông minh” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý.

Với vai trò quản lý, Bộ NNPTNT sẽ tham mưu với Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, đặc biệt là thủ tục hành chính. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ các địa phương tạo điều kiện thông thoáng nhất, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư.

“Không chỉ với doanh nghiệp, cần hỗ trợ người nông dân đẩy nhanh hơn quá trình hình thành các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, bởi bản thân doanh nghiệp không thể “với tay” đến từng hộ gia đình mà phải thông qua chính các hợp tác xã kiểu mới này. Có như vậy, mới hình thành được trục sản xuất doanh nghiệp - hợp tác xã - người nông dân thành một thể thống nhất. Điều này hết sức phù hợp với Việt Nam, đó là đi lên từ những mảnh ruộng nhỏ nhưng vẫn có một nền sản xuất lớn, tập trung, quy mô hàng hóa, phù hợp với đặc thù từng ngành, từng khu vực. Trụ cột liên kết “doanh nghiệp - hợp tác xã - bà con nông dân” đó là chìa khóa tạo ra một nền nông nghiệp hiện đại” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Theo Thứ trưởng thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, trong số “những mặt hàng tỉ đô”, xuất khẩu gỗ và lâm sản được coi là nhóm hàng mũi nhọn của ngành NNPTNT với kim ngạch XK tăng đều hằng năm. Dự kiến năm 2021, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam mang về khoảng 14,5 tỉ USD và đến năm 2025 đạt khoảng 20 tỉ USD. Đến năm 2025 đảm bảo 40 triệu mét khối gỗ, đến năm 2030 đạt 50 triệu mét khối, đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ và lâm sản chủ động cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Gạo - mũi nhọn của ngành nông nghiệp năm 2021

Nguyễn Văn Lợi |

Dự báo năm 2021, xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm ngôi vị số 1 thế giới, giá gạo Việt Nam tiếp tục ổn định ở mức cao.

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ kinh tế Việt Nam

Phong Nguyễn |

Bất chấp một năm khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19, dịch bệnh trên vật nuôi cây trồng phức tạp, biến đổi khí hậu, năm 2020 ngành NNPTNT đã đạt kim ngạch xuất khẩu ấn tượng với 41,25 tỉ USD, tăng 1,6% so với năm 2019.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Gạo - mũi nhọn của ngành nông nghiệp năm 2021

Nguyễn Văn Lợi |

Dự báo năm 2021, xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm ngôi vị số 1 thế giới, giá gạo Việt Nam tiếp tục ổn định ở mức cao.

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ kinh tế Việt Nam

Phong Nguyễn |

Bất chấp một năm khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19, dịch bệnh trên vật nuôi cây trồng phức tạp, biến đổi khí hậu, năm 2020 ngành NNPTNT đã đạt kim ngạch xuất khẩu ấn tượng với 41,25 tỉ USD, tăng 1,6% so với năm 2019.