Năm 2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 227 nghìn tỷ đồng

Hải Trang |

Năm 2020, bất chấp dịch COVID-19 và thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) - được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự hỗ trợ của các bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt kế hoạch và nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả và góp phần tích cực vào sự ổn định của nền kinh tế, chính trị - xã hội đất nước.

Năm 2020 – một năm rực rỡ

Theo đó, với việc tăng cường công tác huy động nguồn vốn và tập trung thực hiện tốt kế hoạch tăng trưởng dư nợ, đến hết 31/12/2020, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH đạt 233.426 tỷ đồng, tăng 21.532 tỷ đồng so với năm 2019; trong đó, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 20.315 tỷ đồng, tăng 4.882 tỷ đồng so với năm 2019.

Điển hình một số chi nhánh đạt mức tăng cao như: Hà Nội (+1.154 tỷ đồng), TPHCM (+854 tỷ đồng), Đà Nẵng (+368 tỷ đồng), Bình Dương (+263 tỷ đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (+175 tỷ đồng), Đồng Nai (+148 tỷ đồng), Quảng Ninh (+112 tỷ đồng), Vĩnh Phúc (+111 tỷ đồng)... Bên cạnh đó, một số đơn vị tuy ngân sách địa phương gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn quan tâm, tạo điều kiện, dành một phần ngân sách địa phương để ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác như: Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Kon Tum...

Tổng dư nợ tín dụng chính sách đến hết năm 2020 đạt 226.197 tỷ đồng, tăng 19.391 tỷ đồng (+9,4%) so với cuối năm 2019, trong đó dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 194.405 tỷ đồng, tăng 14.400 tỷ đồng (+8%) so với cuối năm 2019, hoàn thành 100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Đặc biệt, năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, NHCSXH đã cùng NHNN phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu xây dựng các Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Từ đó, có cơ sở triển khai cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động theo quy định. Tính đến hết năm 2020, NHCSXH đã thực hiện giải ngân 31,6 tỷ đồng cho 207 doanh nghiệp để trả lương cho 8.529 người lao động bị ngừng việc. Bên cạnh đó, NHCSXH gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho 242,7 nghìn khách hàng; cho vay bổ sung 122,9 nghìn khách hàng với số tiền 3.112 tỷ đồng, cho vay mới 1.943 nghìn khách hàng với số tiền 71.585 tỷ đồng.

Năm 2020, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 361 nghìn lao động, giúp hơn 5,2 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 44,6 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; giúp 207 doanh nghiệp vay vốn để trả lương cho hơn 8,5 nghìn người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19; xây dựng trên 1,3 triệu công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng trên 17,3 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống; gần 6,2 nghìn căn nhà ở xã hội…

Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 2009 đến năm 2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, ngày 13/11/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới cho NHCSXH.

Năm 2021 tiếp tục đồng hành cùng người nghèo

Trong bối cảnh năm 2021 tới đây diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, NHCSXH xác định luôn đồng hành, sẵn sàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách vượt khó trong đại dịch, trong khó khăn.

Bên cạnh đó, để hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2021, NHCSXH tiếp tục huy động các nguồn vốn, trong đó, đẩy mạnh việc nhận vốn ủy thác từ ngân sách các địa phương, huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân trên thị trường, làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn... nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giải ngân các chương trình tín dụng chính sách, hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao và đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống. Tiếp tục chủ động tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo hoạt động của toàn hệ thống hiệu quả, an toàn.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chú trọng công tác tự kiểm tra trong từng khâu thực hiện quy trình nghiệp vụ. NHCSXH các cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm soát nội bộ và tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra theo kế hoạch được phê duyệt; đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng, triển khai các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống.

Hải Trang
TIN LIÊN QUAN

Tín dụng chính sách góp phần quan trọng đẩy lùi “tín dụng đen”

ANH HUY |

Tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững. Từ đó, góp phần ngăn chặn, từng bước đẩy lùi “tín dụng đen”, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Dấu ấn tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất khó

Thảo Lan |

Tỉnh Sơn La có 12 huyện, thành phố; 204 xã, phường, thị trấn thì có tới 5 huyện nghèo, 112 xã và 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với vùng đất nhiều gian khó như huyện Quỳnh Nhai thì nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thực sự là nguồn lực quan trọng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, cải thiện đời sống, thậm chí nhiều hộ đã từng bước vươn lên làm giàu.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Tín dụng chính sách góp phần quan trọng đẩy lùi “tín dụng đen”

ANH HUY |

Tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững. Từ đó, góp phần ngăn chặn, từng bước đẩy lùi “tín dụng đen”, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Dấu ấn tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất khó

Thảo Lan |

Tỉnh Sơn La có 12 huyện, thành phố; 204 xã, phường, thị trấn thì có tới 5 huyện nghèo, 112 xã và 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với vùng đất nhiều gian khó như huyện Quỳnh Nhai thì nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thực sự là nguồn lực quan trọng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, cải thiện đời sống, thậm chí nhiều hộ đã từng bước vươn lên làm giàu.