Mực nước ngầm sụt giảm, Lý Sơn cần tìm giải pháp bền vững

ĐỖ VẠN |

Dù chỉ mới bước vào mùa hè nhưng hiện nay tình hình khô hạn đang diễn ra trên toàn huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Nguy cơ về nguồn nước ngầm bị xâm nhập mặn khiến người dân nơi này hết sức lo lắng.

Hơn 5 năm trở lại, trên huyện đảo Lý Sơn, mực nước ngầm đã sụt giảm nghiêm trọng. Theo kết quả đo đạt được của Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi, vào cuối năm 2017, mực nước ở Lý Sơn đã tụt 5 mét so với năm 2012. Đến năm 2018, mực nước tụt hơn 1 mét. Từ đầu năm đến nay, trên đảo không có mưa, cộng thêm đang bước vào mùa khô nên mực nước ngầm trên đảo khó có thể đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt.

Cùng với việc sụt giảm mạch nước ngầm, tình trạng xâm nhập mặn trên địa bàn đang diễn ra nghiêm trọng. Cụ thể, ở xã An Vĩnh, ranh giới xâm nhập mặn vào sâu từ 300 - 500m so với mép nước biển; ở xã An Bình vào sâu từ 100 - 200m và xã An Hải từ 50 - 100m, nhất là ở khu vực đảo Bé, tình trạng thiếu nước đã diễn ra. Trong 5 năm trở lại đây, người dân ở đảo Bé phải sang đảo Lớn mua nước về sinh hoạt.

Một cánh đồng hành, tỏi trên đảo Lý Sơn. Ảnh: Xuân Thọ
Một cánh đồng hành, tỏi trên đảo Lý Sơn. Ảnh: Xuân Thọ

Bên cạnh đó, UBND huyện Lý Sơn cũng cho hay, năm 2018, lượng khách đến với Lý Sơn là 230.000 người. Trong 3 tháng đầu năm 2019, lượng khách đến Lý Sơn là 23.000 lượt, tăng 1.000 lượt so với cùng kỳ năm 2018.

Hiện Lý Sơn đang là cao điểm của mùa xây dựng với hàng loạt các công trình lớn như: Quảng trường Trung tâm; Trung tâm Hành chính - Chính trị; Chợ trung tâm Lý Sơn... và thêm 5 dự án chuẩn bị được phê duyệt. Việc quy hoạch, xây dựng quá nhiều công trình lớn cùng một lúc trên một diện tích đảo vốn được hình thành trên 5 miệng giếng núi lửa được cho là đã ảnh hưởng một phần không nhỏ của việc tụt giảm nước ngầm trên đảo.

Ở Lý Sơn hiện có hơn 2.100 giếng, trong đó, có hơn 2.000 giếng đào và hơn 100 giếng khoan. Trong khi tổng lượng nước khai thác là hơn 21.500m³/ngày, nhưng lượng nước cho phép chỉ hơn 15.500m³/ngày. Chính việc khai thác vượt trữ lượng đang gây sức ép rất lớn việc tìm ra một nguồn nước đảm bảo cho đảo Lý Sơn.

Khách du lịch tham gia trồng tỏi trên đảo Lý Sơn. Ảnh: Đ.V
Khách du lịch tham gia trồng tỏi trên đảo Lý Sơn. Ảnh: Đ.V

Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, ngoài những khó khăn kể trên, Lý Sơn còn đối diện với việc thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp.

“Để đảm bảo nguồn nước tưới và sinh hoạt, UBND huyện đã vận động người dân hạn chế các loại cây trồng cần nước nhiều như cây hành và chuyển sang loại cây trồng thích hợp hơn. Với các công trình xây dựng, để đảm bảo nước trên đảo cũng như để phục vụ xây dựng, huyện đã quyết liệt chỉ đạo không cho khoan thêm giếng mới mà phải sử dụng nguồn nước ở nhiều giếng gộp lại. Quan điểm là phải kết hợp các giếng đã có sẵn trước đó để tiết kiệm nước...” - bà Hương nói.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết thêm, để có giải pháp lâu dài và bền vững, địa phương đã kiến nghị lên UBND tỉnh Quảng Ngãi xem xét phương án dẫn nước từ đất liền ra đảo. Tuy vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng vận hành ít tốn kém và sử dụng hiệu quả trong thời gian dài. Ngoài ra, có thể tính đến phương án đầu tư máy lọc nước biển thành nước ngọt.

Trong khi Lý Sơn đang loay hoay tìm giải pháp phù hợp thì người dân hằng ngày vẫn đang đối diện với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Thậm chí, trong thời gian tới, du lịch Lý Sơn có thể bị ảnh hưởng do việc mực nước ngầm bị sụt giảm...

ĐỖ VẠN
TIN LIÊN QUAN

Đảo tiền tiêu thiếu... nước sinh hoạt

DANH NGUYỄN |

Cách đây vài năm, huyện đảo tiền tiêu Lý Sơn (Quảng Ngãi) lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, đặc biệt ở đảo Bé (xã An Bình).

Côn Đảo - Từ địa ngục trần gian đến thiên đường hạ thế

Lê Bùi Thảo Nguyên |

Trong hai cuộc kháng chiến, Côn Đảo từng được coi là địa ngục trần gian, là nơi chứng kiến biết bao người yêu nước chịu cảnh tù đày, tra tấn. Nhưng ngày nay, nơi đây là thiên đường của khách du lịch.

Cứu nguồn nước ngầm, Bình Dương trám lấp 4.500 giếng khoan

ĐÔNG ANH |

Ngày 2.4, thông tin từ Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Dương cho hay, hơn 4.500 giếng khoan ở tỉnh Bình Dương đã được cơ quan chức năng yêu cầu trám lấp khẩn trương nhằm cứu nguồn nước ngầm đang tụt giảm…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đảo tiền tiêu thiếu... nước sinh hoạt

DANH NGUYỄN |

Cách đây vài năm, huyện đảo tiền tiêu Lý Sơn (Quảng Ngãi) lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, đặc biệt ở đảo Bé (xã An Bình).

Côn Đảo - Từ địa ngục trần gian đến thiên đường hạ thế

Lê Bùi Thảo Nguyên |

Trong hai cuộc kháng chiến, Côn Đảo từng được coi là địa ngục trần gian, là nơi chứng kiến biết bao người yêu nước chịu cảnh tù đày, tra tấn. Nhưng ngày nay, nơi đây là thiên đường của khách du lịch.

Cứu nguồn nước ngầm, Bình Dương trám lấp 4.500 giếng khoan

ĐÔNG ANH |

Ngày 2.4, thông tin từ Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Dương cho hay, hơn 4.500 giếng khoan ở tỉnh Bình Dương đã được cơ quan chức năng yêu cầu trám lấp khẩn trương nhằm cứu nguồn nước ngầm đang tụt giảm…