Mùa mưa bão 2018: 700 hồ chứa xung yếu “chực vỡ”, 7.716 hộ dân chỗ ở thiếu an toàn

KHÁNH VŨ |

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hình thái thời tiết năm 2018 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường.

Cụ thể là trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng từ ngày 23-26.6.2018 đã làm 33 người chết, mất tích; thiệt hại về tài sản khoảng 692 tỉ đồng, chiếm khoảng 80% tổng thiệt hại từ đầu năm đến nay. Từ nay đến cuối năm, nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tiếp tục xảy ra nhiều nơi. Đặc biệt, các mối nguy hiểm ẩn chứa từ các hồ xung yếu, từ nhiều tuyến đê già nua, ọp ẹp đang đe dọa tính mạng của người dân.

Tiềm ẩn nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm, bất ngờ

Theo BCĐ Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT), tại thời điểm này, cơn bão số 3 có tên quốc tế Son-Tinh (bão Sơn Tinh) giật cấp 10 đang tăng tốc phi mã vào đất liền đe dọa hàng loạt tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh.

Ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia - cho biết: Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông có khả năng tương đương so với trung bình nhiều năm (TBNN), tổng cộng cả năm khoảng 12-13 cơn. Ngoài bão và ATNĐ gây mưa lớn, gió mạnh trên biển và đất liền, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác sẽ có khả năng xảy ra trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt các hiện tượng dông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lũ quét và sạt lở đất ở các khu vực xung yếu ở các tỉnh vùng núi phía bắc, các khu vực có địa hình dốc và thảm thực vật yếu.

Ngoài ra, đỉnh lũ lớn nhất năm ở các sông thượng lưu hệ thống sông Hồng có khả năng ở mức báo động (BĐ) 2-BĐ3, thấp hơn năm 2017; trên sông Thái Bình ở mức BĐ1-BĐ2, cao hơn năm 2017. Trên các sông suối nhỏ, đỉnh lũ có khả năng vượt mức BĐ3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có tổng lượng mưa tháng 7-9.2018 cao hơn TBNN cùng thời kỳ.

Mùa lũ trên các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên phù hợp quy luật hằng năm. Đỉnh lũ năm 2018, ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ2 và trên BĐ2, thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10.2018.

Những tháng cuối năm 2018, các vùng biển phía Bắc thường có sóng lớn do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Tại các tỉnh, thành phố ven biển miền Đông Nam Bộ, trong tháng 12.2018 xuất hiện ngập lụt trong khu vực đô thị do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với nước dâng do gió mùa đông bắc.

Nhiều chuyên gia khác cũng nhận định, do biến đổi khí hậu, nên hình thái thời tiết còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cần tiếp tục cập nhật, theo dõi thường xuyên để có biện pháp ứng phó thích hợp.

7.716 hộ dân tại 16 tỉnh, thành phố không có chỗ ở an toàn

Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có tổng số 6.648 hồ chứa thủy lợi các loại với tổng dung tích trữ khoảng 13,5 tỉ mét khối, được phân bố tại 45/63 địa phương trên cả nước. Hiện cả nước có 366 hồ xung yếu cần quan tâm trong mùa mưa, lũ năm 2018. Bên cạnh đó, còn hàng trăm km đê điều xung yếu có thể bị bục vỡ bất cứ lúc nào trước sự hung hãn của thiên nhiên.

Hiện các tuyến đê từ cấp III trở lên còn 244km đê thiếu cao trình tập trung ở hạ lưu hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã; 713km đê không đảm bảo mặt cắt thiết kế; 318 vị trí với 79km thường xảy ra đùn sủi, thẩm lậu khi có lũ; 477 cống cũ, hư hỏng và 220km kè bị hư hỏng, xung yếu cần tu bổ, sửa chữa, trong đó có 93 cống hư hỏng nặng cần xây mới thay thế; 239 trọng điểm đê điều xung yếu phải xây dựng phương án bảo vệ trong mùa mưa lũ.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT Trần Quang Hoài, hiện nay khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng đối với các trận thiên tai lớn khi xảy ra bão mạnh còn rất thấp, đặt biệt đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực ven biển; lũ lớn đối với khu vực miền Trung, vùng Đồng bằng sông Hồng.

Nhiều vị trí đê điều, hồ chứa bị sự cố, xung yếu nhưng chưa đủ nguồn lực để khắc phục nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao: 244km đê có nguy cơ bị tràn, 750km đê có nguy cơ bị sự cố, 700 hồ chứa hư hỏng, xung yếu,….

Trong khi đó, “tình trạng sạt lở đất, lũ quét, lũ ống diễn tra thường xuyên và nghiêm trọng tại các khu vực miền núi nhưng chưa có giải pháp xử lý đảm bảo an toàn cho người dân.

Sau năm 2017, hiện vẫn còn 7.716 hộ dân tại 16 tỉnh, thành phố không có chỗ ở đảm bảo an toàn, cần phải di dời. Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực PCTT còn rất hạn chế nhất là lĩnh vực theo dõi, giám sát, cảnh báo, thông tin”… - ông Trần Quang Hoài cho biết. 

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, BCĐ Trung ương về PCTT, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18.6.2018 của Chính phủ về công tác PCTT. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, tập trung hỗ trợ sửa chữa nhà cửa, bố trí chỗ ở an toàn và ổn định đời sống, sản xuất; sửa chữa công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục bị hư hỏng.

Tổ chức kiểm tra, rà soát, xác định và cắm biển cảnh báo khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến từng thôn, bản, hộ dân, công trình công cộng (nhất là trường học, cơ sở y tế), tuyến đường giao thông, khu sản xuất để chủ động di dời bảo đảm an toàn hoặc sẵn sàng phương án sơ tán khi xảy ra mưa lũ lớn. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát, cập nhật phương án, sẵn sàng điều động, chi viện lực lượng, phương tiện để hỗ trợ các địa phương ứng phó thiên tai.

Bão số 3 Sơn Tinh giật cấp 10 từ Hải Phòng - Hà Tĩnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đến 13 giờ ngày 18.7, vị trí tâm bão số 3 ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển các tỉnh từ Hải Phòng - Hà Tĩnh khoảng 150-180km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa dông mạnh; gió bão mạnh cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh. Ở Vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày mai (18.7) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 4-6m. Biển động mạnh. Dự báo trong 24-36 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 25-30km; khoảng chiều và tối ngày 18.7, vùng tâm bão sẽ đổ trực tiếp vào các tỉnh từ Hải Phòng - Hà Tĩnh, sau đó suy yếu dần thành ATNĐ.

KHÁNH VŨ
TIN LIÊN QUAN

59 xe bồn tưới nước chống bụi ở dự án sân bay Long Thành như muối bỏ bể

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động trên đại công trường thi công dự án sân bay Long Thành ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành, hàng chục xe bồn tưới nước hoạt động liên tục. Tuy nhiên, với khối lượng đất đào đắp có thể lên tới nửa triệu m3/ ngày cùng với hàng ngàn phương tiện máy móc thường xuyên hoạt động, di chuyển trên đại công trường rộng hơn 2.500 ha khiến việc tưới nước của 59 xe bồn trở nên như muối bỏ bể, bụi vẫn bay mù mịt.

Một khách nam rơi từ tầng 3 sân bay Nội Bài xuống đất

PHẠM ĐÔNG |

Một người đàn ông bất ngờ trèo qua lan can và nhảy từ tầng 3 xuống khu vực công cộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài.

Thấy gì từ việc Youtuber, Streamer vây quanh lễ cúng thất NSƯT Vũ Linh?

Huyền Chi |

Sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các YouTuber, Streamer khai thác nhưng cũng để lại nhiều hệ lụy.

Cựu trưởng phòng Điều tra lừa đảo 19 tỉ đồng chạy án vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ông Hoàng Văn Hưng - cựu Trưởng Phòng Điều tra Cục An ninh điều tra trong vụ án chuyến bay giải cứu được xác định lừa đảo chiếm đoạt gần 19 tỉ đồng khi "chạy án".

XTMobi và Dienthoaimoi xóa dấu vết, đóng cửa sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động đăng tải ngày hôm qua 3.4.2023 về các hoạt động kinh doanh điện thoại Iphone theo cách chộp giật và lừa dối khách hàng, hôm nay 4.4.2023 hàng loạt các cửa hàng thuộc hệ thống XTMobi và Dienthoaimoi tại Hà Nội đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động.

Nhà trường phân trần việc mua sắm dụng cụ với giá cao gấp nhiều lần

Phan Tuấn |

Nhiều gói thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục được Thanh tra tỉnh Đắk Nông phát hiện bị thổi giá gấp từ 4 đến 6 lần. Liên quan đến sự việc này, một hiệu trưởng nhà trường còn cho rằng họ được nhận hàng trước trước rồi sau đó có người gọi điện gửi hồ sơ qua bưu điện xin thanh toán sau.

Hàng loạt ngôi nhà trăm năm tuổi tại khu phố cổ chờ sập

Nhóm PV |

Giữa lòng Hà Nội vẫn còn rất nhiều ngôi nhà cổ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm tuổi không được sửa chữa, trùng tu. Trên các tuyến phố cổ như Hàng Mã, Hàng Chuối,… nhiều căn nhà xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Hà Nội: Công nhân nghèo ở “biệt thự” tiền tỉ

MINH HÀ - ĐỨC TRUNG |

Khu biệt thự tiền tỉ Thiên đường Bảo Sơn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) bị bỏ hoang hàng chục năm nay, được chọn làm nơi sinh sống tạm thời của hàng trăm công nhân xây dựng đến từ các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang... Mặc dù gọi là biệt thự nhưng ở đây chỉ là công trình được xây thô, thiếu thốn đủ thứ, chỉ phù hợp với cuộc sống tạm bợ của những công nhân nghèo này.