Mưa lũ tại miền Trung: Thiệt hại về giao thông ước tính 350 tỉ đồng

Đặng Tiến |

Mưa lũ kéo dài những ngày qua tại 4 tỉnh miền Trung đã phá hỏng, gây thiệt hại nghiêm trọng nhiều công trình cầu đường trên địa bàn miền Trung. Ước tổng thiệt hại trên 350 tỉ đồng và phải hàng năm trời mới có thể mới khắc phục được hậu quả.

Phá hỏng hàng trăm vị trí trên các tuyến quốc lộ

Tính đến ngày 22.10.2020, tuyến quốc lộ 1 đi qua địa bàn Huế, Quảng Trị về cơ bản đã hết ngập lụt và đã được thông xe các phương tiện lưu thông dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều tuyến quốc lộ khác qua trên địa bàn vẫn còn bị hư hỏng nặng nhiều, nhiều vị trí cắt đường do sạt lở.

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đợt lũ lụt vừa qua đã làm trên 4.000m2 mặt đường bị sình lún, 208m2/125 trí mặt đường bị bong bật, ổ gà; 220m/1 vị trí xói lở taluy âm; 2.850m3/5 vị trí bị bùn, cát tràn lấp mặt đường; 4.681m3/206 cống bị bùn, đá lấp; 7.224m3/10 cầu bị bùn, cát lấp lòng cầu... trên tuyến quốc lộ 1 đoạn qua các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Do tác động của mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, kết cấu hạ tầng giao thông nói chung, hệ thống quốc lộ nói riêng trên địa bàn tỉnh tỉnh Quảng Trị bị thiệt hại nặng nề; nhiều vị trí sụt lở ta luy dương với mỗi vị trí khối lượng hàng chục nghìn mét khối đất đá, vùi lấp toàn bộ vài chục đến vài trăm mét dài đường; nhiều vị trí sụt lở ta luy âm gây lún tụt hoặc xói trôi toàn bộ nền, mặt đường, hố sụt sâu 30m-70m gây tắc giao thông hoàn toàn.

Hiện nay, tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua địa bàn tỉnh miền Trung có khoảng 16km/400,7km bị hư hỏng, thiệt hại nặng. Các tuyến đường quốc lộ cũng bị hư hỏng, thiệt hại nặng nề; cụ thể: Tuyến quốc lộ 9 tỉnh Quảng Trị hư hỏng khoảng 4km, tuyến quốc lộ 49 tỉnh Thừa Thiên-Huế hư hỏng khoảng 2,3km.

Tình trạng sạt lở taluy âm, taluy dương cũng xảy ra nghiêm trọng trên các tuyến quốc lộ, cụ thể như: Tuyến QL49 tỉnh Thừa Thiên-Huế bị sạt lở tắc đường 6 điểm; trên tuyến đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) qua địa bàn Quảng Trị bị sạt lở taluy dương tắc đường 7 điểm vẫn chưa thể tiếp cận trực tiếp tại hiện trường; đoạn qua địa phận Thừa Thiên-Huế cũng bị sạt lở taluy dương gây tắc đường 12 điểm.

Hiện tại trên địa bàn các tỉnh này vẫn đang mưa, khối lượng sụt lở lớn và đang diễn biến phức tạp, công tác tiếp cận và xử lý rất khó khăn, nguy hiểm. Các đơn vị đang tích cực triển khai, tập trung cao cho công tác cứu hộ, cứu nạn và dân sinh.

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 2 - ông Trần Quang Thanh, tại thời tiết các tỉnh này đã hết mưa, tuy nhiên, đất đã ngâm nước nên khối lượng sụt lở lớn và đang diễn biến phức tạp, công tác tiếp cận và xử lý rất khó khăn và nguy hiểm. Các đơn vị đang tích cực triển khai, tập trung cao cho công tác cứu hộ, cứu nạn và dân sinh.

Ước tổng thiệt hại trên 350 tỉ đồng

Đại diện Vụ An toàn giao thông (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) - ông Vũ Ngọc Lăng cho biết, đợt lũ vừa qua quá bất ngờ, quá lớn và bất thường rất khó giải thích nguyên nhân vì sức tàn phá quá ghê gớm như dưới đồng bằng thì nước dâng cao, trên vùng núi thì đất đá sụt lở nhiều nơi rất cao như Sư đoàn 337 hay đồn biên phòng Cha Lo. Gây ách tắc rất nhiều điểm do nước dâng và lũ cuốn gây sụt lún hỏng đường.

Dự kiến sơ bộ thiệt hại cỡ khoảng trên 350 tỉ đồng, hiện Tổng cục đã kiến nghị Bộ GTVT cấp ngay trước 100 tỉ đồng để mua nguyên vật liệu khắc phục sửa chữa. Tổng cục huy động tối đa tất cả các lực lượng ứng cứu, khó khăn lớn nhất là trong quá trình ứng cứu thì trời mưa tầm tã. Ngay sau khi xảy ra lũ lụt, Tổng cục đã điều ngay 3 công ty vào hỗ trợ khắc phục sự cố nhưng do địa bàn hẹp, khó vận chuyển máy móc vào. Cùng với đó, nguyên vật liệu khan hiếm vì các mỏ đá cũng bị ngập lụt phải đóng cửa. Do đó, trước mắt các đơn vị phải sử dụng máy cào gạt, dùng rọ đá và các cọc tiêu giải phân cách để lấp những chỗ sạt lở.

Cũng theo ông Lăng, việc huy động nhân công cũng rất khó khăn, trời mưa tầm tã người dân cũng phải gồng mình chống lũ tại nhà, công nhân các công ty cũng chỉ hơn 100 người nên không đủ sức. Trước khó khăn đó, Tổng cục triển khai thông đường để xe máy và cỡ nhỏ đi để vận chuyển lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm vào cho bà con.

“Trước mắt là tập trung những tuyến huyết mạch sau đó mới tới các quốc lộ nhánh. Nếu tình hình thời tiết đẹp, để giao thông thông suốt an toàn ít nhất 1 tháng nữa mới có thể thông được đường. Những tuyến huyết mạch đi cửa khẩu Cha Lo, đường Hồ Chí Minh… đang tập trung triển khai các mũi vào thông đường rồi sau đó mới quay lại hoàn thiện theo mức độ an toàn dần”, ông Lăng cho hay.

Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, khó khăn nhất hiện nay 4 tỉnh miền Trung đều bị ngập lụt, đặc biệt những nơi bị ngập úng và sụt lở đường giao thông thì thiệt hại rất nặng nề giao thông bị chia cắt, nhiều điểm chưa thể vào để đo đạc tính toán mức độ thiệt hại, cùng với đó rất khó khăn về nhân lực và vật lực. Buộc phải huy động từ các tỉnh khác đến, không huy động được tại chỗ.

Để đảm bảo ATGT, Cục QLĐB II đã chỉ đạo các đơn vị bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, các Chi cục QLĐB khu vực phối hợp với CSGT, TTGT và các lực lượng chức năng của địa phương lập chốt chặn (bố trí biển báo, rào chắn,...) tại hai đầu các đoạn ngập nước, sạt lở taluy dương, sạt lở taluy âm gây tắc giao thông để phân luồng cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến; khẩn trương huy động các loại phương tiện để hót dọn thông xe tại các vị trí sụt lở gây ách tắc giao thông, khơi thông cống rãnh, dập vá ổ gà bằng vật liệu tạm, chặt bỏ cây đổ để đảm bảo giao thông.

Theo đại diện Tổng cục Đường bộ, do trên địa bàn các tuyến quốc lộ đến thời điểm hiện tại có rất nhiều các vị trí sạt lở taluy âm với chiều sâu lớn và dài, gây đứt đường, ách tắc giao thông; một số vị trí đã được Cục QLĐB II kiến nghị phương án xử lý như trên. Tuy nhiên, còn nhiều điểm sạt lở hư hỏng lớn mới phát sinh, kính đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN xem xét sớm đưa ra phương án, hoặc ủy quyền cho Cục QLĐB II thực hiện nhằm đảm bảo công tác khắc phục được đẩy nhanh tiến độ và sớm thông xe.

Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm lòng Vàng Lao Động phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 triển khai chương trình “Triệu vòng tay hướng về đồng bào vùng lũ”.

Chương trình nhằm tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân người Việt Nam trong và ngoài nước quyên góp kinh phí đến các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra; đặc biệt là với NLĐ bị ảnh hưởng kép mưa lũ và dịch COVID-19.

Chương trình tiếp nhận tin nhắn ủng hộ từ ngày 1.9.2020 đến hết ngày 30.10.2020 với cú pháp: BL gửi 1407. Mỗi tin nhắn, bạn đã đóng góp 20.000 đồng cho các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào vùng lũ.

Hoặc chuyển khoản về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng, STK: 113000000758 tại Vietinbank - chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội; ủng hộ miễn phí qua tài khoản trực tuyến tại VietinBank, STK: 129000015204; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội, STK: 0021000303088. Ủng hộ miễn phí tại BIDV - chi nhánh Hoàn Kiếm, STK: 12410001122556

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 20 hộ dân vì sạt lở núi

LÊ PHI LONG |

Tại khu vực núi Ba Cồn ở thôn Đạm Thủy 2 (xã Thạch Hoá, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) xuất hiện vết nứt lớn và gây sạt lở nghiêm trọng.

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở đèo Le khiến giao thông bị ách tắc

Thanh Chung |

Mưa lớn ở Quảng Nam đã gây sạt lở và hư hỏng 20m mặt đường ĐT.611 đi qua đoạn đèo Le thuộc xã Quế Long (Quế Sơn) khiến phương tiện không thể lưu thông qua đoạn này.

Đê biển Tây sạt lở nghiêm trọng, Cà Mau ban bố tình trạng khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Ngày 21.10, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân ký Quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 20 hộ dân vì sạt lở núi

LÊ PHI LONG |

Tại khu vực núi Ba Cồn ở thôn Đạm Thủy 2 (xã Thạch Hoá, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) xuất hiện vết nứt lớn và gây sạt lở nghiêm trọng.

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở đèo Le khiến giao thông bị ách tắc

Thanh Chung |

Mưa lớn ở Quảng Nam đã gây sạt lở và hư hỏng 20m mặt đường ĐT.611 đi qua đoạn đèo Le thuộc xã Quế Long (Quế Sơn) khiến phương tiện không thể lưu thông qua đoạn này.

Đê biển Tây sạt lở nghiêm trọng, Cà Mau ban bố tình trạng khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Ngày 21.10, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân ký Quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.