Mưa lũ đe dọa cư dân miền núi, vì sao vẫn loay hoay chưa di dời?

Long Nguyễn |

Hàng nghìn hộ dân thuộc 4 tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang đang nằm trong vùng nguy cơ cao sạt lở, lũ quét. Tuy nhiên, theo chính quyền địa phương, việc tìm nơi định cư mới cho bà con vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Mưa lũ là phải đi ở nhờ

Cứ vào những ngày mưa lũ, gia đình bà Vi Thị Tuyền (thôn Nà Đứa, xã Đà Vị, huyện Na Hang, Tuyên Quang) lại sống trong cảnh nơm nớp lo sợ. Ngôi nhà xiêu vẹo của bà Tuyền đã 3 năm nay xuống cấp nghiêm trọng. Nền nhà vốn đã thấp, sau nhiều năm hiện đã nứt toác vì sụt lún.

Nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản cho 31 hộ dân với 138 khẩu ở thôn Nà Đứa, xã Đà Vị đang chịu ảnh hưởng từ nguy cơ sạt lở, UBND huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã lên phương án di dời khẩn cấp.

Tuy nhiên, vì hạn chế kinh phí nên phương án di dời vẫn chưa thể đẩy nhanh tiến độ. Những lúc trời mưa, nhiều hộ dân phải sang nhà hàng xóm để lánh nạn.

Trong khi đó, tại bản Nà Hừ (xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, Lai Châu) hiện có 230 hộ nằm sát với bờ suối Nậm Bum, nguy cơ sạt lở và lũ quét rất cao. Người dân cố gắng khắc phục bằng cách dịch nhà sâu vào mấy mét và rọ đá sau nhà sát mép suối. Nhưng lũ về lại cuốn trôi tất cả. Người dân sau đó lại phải đi ở nhờ các nhà trong bản phía trên cao.

Mưa lũ tại khu vực trường học của xã Nậm Ban (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu)
Mưa lũ tại khu vực một trường học của xã Nậm Ban (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu)

Do địa hình chia cắt, phổ biến là núi cao, độ dốc lớn, các tỉnh miền núi phía Bắc thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Chỉ tính riêng trong năm 2018, các tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất đã làm 117 người chết và mất tích (chiếm 52% cả nước), thiệt hại ước tính khoảng hơn 10.300 tỉ đồng.

Tại xã biên giới Vàng Ma Chải (huyện Phong Thổ, Lai Châu), đầu tháng 8.2018, mưa lớn gây sạt lở đất làm 10 người chết và mất tích, nhiều nhà dân bị đất đá vùi lấp hoàn toàn. Theo báo cáo của UBND xã Vàng Ma Chải, chính quyền đã tổ chức hỗ trợ, tái định cư cho 8 hộ bị sập nhà hoàn toàn.

Người dân bên ngôi nhà hư hại do mưa lũ tại Mường Tè (Lai Châu)
Người dân bên ngôi nhà hư hại do mưa lũ tại Mường Tè (Lai Châu)

Anh Phàn Diễu Lu ở bản Sì Choang, xã Vàng Ma Chải cho biết, đợt mưa tháng 8.2018, đất đá sạt gần vào nhà. Mặc dù không nằm trong danh sách hỗ trợ để di chuyển nhưng gia đình vẫn tự di dời.

Tại tỉnh Yên Bái, trong năm 2018 đã tổ chức di dời cho 734 hộ, gồm 161 nhà bị sập, trôi hoàn toàn, 150 nhà phải di dời khẩn cấp, 423 nhà di dời khẩn cấp do sạt lở, lũ ống lũ quét tiếp tục di dời đến nơi ở mới.

Trong khi đó tại Lào Cai, theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát cho thấy hiện có 145 điểm có nguy cơ cao về lũ quét và sạt lở đất. Năm 2019, Lào Cai rà soát có 276 hộ dân phải di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đến nay tỉnh đã di chuyển và bố trí chỗ ở cho 100 hộ.

Khó di dời vì thiếu quỹ đất

Việc giải quyết phương án tìm chỗ định cư mới cho người dân ở các tỉnh miền núi vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo chính quyền địa phương, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thiếu quỹ đất xây dựng, hạn nguồn kinh phí để nâng cấp, tu sửa cơ sở hạ tầng.

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai cho biết, quỹ đất xây dựng các điểm dân cư vào vùng quy hoạch rất hạn chế, do đó việc bố trí, sắp xếp thành điểm dân cư tập trung đảm bảo các yêu cầu về đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu sau di dân gặp rất nhiều trở ngại.

Khu tái định cư cho người dân đang được xây dựng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Khu tái định cư cho người dân đang được xây dựng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Tại Lai Châu năm 2018 xảy ra mưa lũ, sạt lở đất làm 25 người chết, 14 người mất tích và 134 nhà sập hoàn toàn… Do vậy, công tác phòng chống thiên tai và di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm luôn được chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu.

Tuy nhiên, kinh phí của địa phương hạn hẹp, khó khăn về mặt bằng nên chưa thể một lúc di dời được tất cả các hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở và lũ quét lên chỗ ở mới.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái kiến nghị các tỉnh miền núi phía Bắc do điều kiện kinh tế khó khăn nên rất cần có phương án cân đối, hỗ trợ về nguồn vốn để khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng, nhất là các công trình kè sông, suối, công trình giao thông, công trình thủy lợi.

Ngày 1.8, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai họp triển khai các giải pháp ứng phó bão số 3 (Wipha). Theo dự báo, do ảnh hưởng của bão, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng miền núi phía Bắc. Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần có giải pháp để tránh ngập lụt bất ngờ và đề phòng sạt lở đất, lũ quét…

Long Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Chùm ảnh sạt lở diện rộng ở Mường Lát

Quách Du |

Theo báo cáo sơ bộ của UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa), tính đến 9h sáng ngày 3.8, đã có 13 điểm sạt lở tại các xã Trung Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn và 1 điểm tại xã Tén Tằn, do mưa lũ.

Mùa mưa bão, dân lo nơm nớp với cổ thụ mọc xuyên mái nhà ở khu tập thể cũ

Hà Vi |

Khu tập thể Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) có rất nhiều cây xà cừ cổ thụ thân lớn 2-3 người ôm, mọc xuyên qua các mái nhà. Mỗi mùa mưa bão đến, người dân ở đây lại nơm nớp lo sợ cây đổ, cành gãy.

 

Bão số 2 suy yếu, hoàn lưu bão tiếp tục gây lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm

M.M |

Thống kê sơ bộ, hậu quả của bão số 2 gây ra không lớn. Tuy nhiên, bão đã gây mưa lớn diện rộng, nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều tỉnh miền núi, đặc biệt là miền núi phía Bắc.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Chùm ảnh sạt lở diện rộng ở Mường Lát

Quách Du |

Theo báo cáo sơ bộ của UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa), tính đến 9h sáng ngày 3.8, đã có 13 điểm sạt lở tại các xã Trung Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn và 1 điểm tại xã Tén Tằn, do mưa lũ.

Mùa mưa bão, dân lo nơm nớp với cổ thụ mọc xuyên mái nhà ở khu tập thể cũ

Hà Vi |

Khu tập thể Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) có rất nhiều cây xà cừ cổ thụ thân lớn 2-3 người ôm, mọc xuyên qua các mái nhà. Mỗi mùa mưa bão đến, người dân ở đây lại nơm nớp lo sợ cây đổ, cành gãy.

 

Bão số 2 suy yếu, hoàn lưu bão tiếp tục gây lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm

M.M |

Thống kê sơ bộ, hậu quả của bão số 2 gây ra không lớn. Tuy nhiên, bão đã gây mưa lớn diện rộng, nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều tỉnh miền núi, đặc biệt là miền núi phía Bắc.