Mưa lớn ở một số tỉnh, nhiều địa bàn bị chia cắt

NHÓM PV |

Mưa lớn trong các ngày qua khiến mực nước sông suối ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Bình dâng cao, gây chia cắt một số bản làng của người đồng bào thiểu số. Tỉnh lộ 675, đoạn qua thôn 2, xã Kroong, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum cũng bị ngập nặng, chia cắt.

Tối 13.10, theo Biên phòng tỉnh Quảng Bình, hiện nay, trên địa bàn biên giới có mưa vừa đến mưa to khiến mực nước các sông suối đang lên.

Theo đó, đường vào các bản Cờ Đỏ, bản Bụt ở xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) bị ngập sâu, có nơi 1 m nên các phương tiện không qua lại được; khu vực thôn Đa Năng (xã Hóa Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) nước ngập sâu khoảng 0,8 m…

Đặc biệt, tại các ngầm Ka Ai, Ka Định, Hà Nông (xã Dân Hoá, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) nước lên cao từ 0,5-0,8 m, người và phương tiện không qua lại được gây chia cắt một phần bản Ka Ai và toàn bộ toàn bộ bản Tà Rà, Hà Nông.

Bên cạnh đó, đường vào 7 bản vùng trong của xã Trọng Hoá (huyện Minh Hóa) cũng bị chia cắt.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, Biên phòng tỉnh Quảng Binh đã triển khai 5 tổ phối hợp với các địa phương rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lỡ; 7 tổ chốt chặn, tuyên truyền người dân không qua lại các khu vực nước chảy xiết, không vớt củi, đánh cá tại các khe, suối.

* Những đợt mưa không ngớt từ trưa 13.10 đến tối đã khiến nhiều con đường tại Đà Nẵng ngập sâu trong nước. Nhiều người trở tay không kịp, đến lúc tan làm về thì đường đã bị rào chắn hoặc nhà bị ngập không vào được.

Một số điểm ngập xác định lâu nay như khu vực Khe Cạn (quận Thanh Khê), đường Hàm Nghi (quận Thanh Khê), đường Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu)… đều bị ngập nặng từ trưa 13.10.

Tại tuyến Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), lực lượng chức năng cũng đã bắt đầu chăng dây từ 18h, không cho người dân lưu thông do nước quá lớn. Anh Nguyễn Ngọc Hiếu (ở trọ tại đường Mẹ Suốt) đã không thể về nhà sau khi tan làm.

“Giờ chắc nước tràn vào phòng trọ rồi, ngập quá đầu người nên tôi không thể về được” - anh Hiếu cho hay và dự định sẽ ở nhờ nhà bạn trong đêm nay, đợi đến khi nước rút thì mới về nhà trọ.

Cùng chung cảnh ngộ, anh Phan Dũng (trú quận Liên Chiểu) cũng bị mắc kẹt khi trên đường đi làm thêm về tới đường Mẹ Suốt. “Ba tôi cũng đi giờ này nhưng đã về được nhà rồi. Nhà tôi không bị ngập nhưng đường về nhà lại bị ngập nặng, công an chăng dây không cho đi nên giờ tôi vẫn chưa về được đến nhà” - Dũng cho hay.

s
Đoàn người đứng chờ trong đêm tối mịt mờ, mưa lớn vì không có đường về. Ảnh: Mỹ Linh

Tại đầu đường Mẹ Suốt giao với đường Phạm Như Xương (quận Liên Chiểu), rất đông người dân mặc áo mưa, gửi xe ở nhà người dân bên đường. Có người bất lực than thở: “Đi làm về từ chiều đến giờ vẫn chưa về đến nhà”.

Chưa hết, ngay tại khu vực người dân bị mắc kẹt lại còn bị mất điện khiến cả con đường tối om, người dân thì sốt ruột không biết nên tránh trú ở đâu, nhà cửa ra sao.

Khu vực tổ 35, 36 phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng là khu vực ngập nặng nhất của thành phố trong năm 2022. Vì vậy, khi nghe thông tin mưa lớn, người dân cũng đã chuẩn bị tinh thần kê cao vật dụng và tìm nơi trú ẩn an toàn. Ngay trong đêm, lực lượng chức năng đã có mặt tại đường Mẹ Suốt để di dời khẩn cấp người dân đến nơi an toàn.

Nước ngập sâu ở một số tuyến đường khiến người dân phải di dời trong đêm. Ảnh: Mỹ Linh
Nước ngập sâu ở một số tuyến đường khiến người dân phải di dời trong đêm. Ảnh: Mỹ Linh

* Mưa lớn liên tục trong 2 ngày qua cũng làm cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập sâu, đặc biệt tại xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền) đã xảy ra hiện tượng sạt lở đê, nguy cơ vỡ đê rất cao.

Để kịp thời giúp đỡ địa phương, ngày 13.10, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Ban CHQS huyện Quảng Điền huy động cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với các lực lượng của địa phương khẩn trương đắp đê chống sạt lở.

Theo đó, đoạn đê cống Mai Dương dài gần 100 m giáp ranh thôn Mai Dương và thôn Lâm Lý (thuộc xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) bị dòng nước xoáy chảy mạnh làm sạt lở nghiêm trọng, hở hàm ếch và ăn sâu vào nền đường, nếu không kịp thời gia cố nguy cơ vỡ đê rất cao.

Sau khi nhận được thông tin, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời chỉ đạo Ban CHQS huyện Quảng Điền huy động lực lượng vũ trang về địa bàn phối hợp với lực lượng tại chỗ của địa phương tiến hành các biện pháp để gia cố chống vỡ đê.

Lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế dầm mưa chống sạt lở đê do mưa lớn. Ảnh: Lê Sáu
Lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế dầm mưa chống sạt lở đê do mưa lớn. Ảnh: Lê Sáu

Tại hiện trường, gần 100 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ, công an và các lực lượng đã dùng hàng trăm rọ đá cỡ lớn, đá hộc để gia cố các vị trí bị hở hàm ếch, bị xoáy nước đánh sạt lở.

Mặc dù trời mưa rất to, nước sông chảy xiết, nhưng với sự quyết tâm cao, đến 16h chiều cùng ngày, cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Quảng Điền cùng các lực lượng hoàn thành công việc chống sạt lở đoạn đê, bảo đảm an toàn cho người dân địa phương.

* Chiều 13.10, trận mưa lớn khiến Tỉnh lộ 675, đoạn qua thôn 2, xã Kroong, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum bị ngập nặng, chia cắt.

Khoảng 15 giờ cùng ngày, trận mưa kéo dài, cùng với nước lũ đổ về khiến Tỉnh lộ 675 ngập đoạn dài khoảng 150 m, chỗ sâu nhất ngập gần 1 m.

Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông, chính quyền xã Kroong đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tiến hành canh giữ 2 đầu tại vị trí ngập.

Hàng trăm người dân cùng phương tiện chờ nước rút, lực lượng chức năng hướng dẫn bà con tạm trú mưa trong các ngôi nhà, trường học.

Mưa lũ cũng gây tắc đường kéo dài. Ảnh: Lê Nguyên
Mưa lũ gây tắc đường kéo dài. Ảnh: Lê Nguyên

Đến khoảng 16 giờ, nước đã rút hết và các phương tiện lưu thông trở lại bình thường.

Theo ông Nguyễn Đình Nhiên - Chủ tịch UBND xã Kroong, TP Kon Tum, trong vòng 10 ngày qua, đã có 2 lần vị trí trên đường Tỉnh lộ 675 bị ngập do mưa.

Chính quyền xã sẽ sớm đề nghị Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum nâng cấp cống trên Tỉnh lộ 675 đoạn qua thôn 2 để đường khỏi bị ngập như thời gian qua.

Tỉnh lộ 675 là tuyến huyết mạch nối từ TP Kon Tum lên huyện Sa Thầy, lượng xe cộ đi lại rất đông. Việc ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông, đời sống của người dân.

Người dân và phương tiện không thể di chuyển qua đường bị ngập. Ảnh: Lê Nguyên
Người dân và phương tiện không thể di chuyển qua đường bị ngập. Ảnh: Lê Nguyên
NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt chia cắt cục bộ ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Mưa lớn kéo dài đã khiến tuyến đường Tỉnh lộ 551 bị sạt lở và một số cầu dân sinh ở huyện Kỳ Anh bị ngập, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Khắc phục lũ cát đỏ đổ xuống chia cắt đường ven biển, tràn vào nhà dân

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 2.10, các lực lượng như công an, quân sự cùng người dân và các phương tiện cơ giới đang khẩn trương khắc phục sự cố lũ cát đỏ trên đồi cao đổ tràn xuống đường ven biển xã Tiến Thành, TP Phan Thiết, gây chia cắt một đoạn đường khiến các ôtô không thể lưu thông và tràn vào nhà dân, vùi lấp đồ đạc.

Những địa điểm ở Quảng Bình vẫn đang sạt lở, chia cắt do mưa lũ

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Cuối giờ chiều 29.9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, trên địa bàn vẫn còn nhiều địa điểm bị ngập lụt, chia cắt và sạt lở.

Nhiều địa bàn bị chia cắt, sạt lở do mưa lớn tại Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Theo báo cáo mới nhất, đến chiều tối ngày 14.10 nhiều địa bàn đã bị chia cắt, sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Tin 20h: Tiếp tục tăng lương đối với công chức sau khi cải cách tiền lương

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 14.10: Đề xuất nghỉ học thứ 7 khiến giáo viên băn khoăn; Công chức có tiếp tục được tăng lương sau khi đã cải cách tiền lương?; Bên trong dự án Bệnh viện 1.500 tỉ ở Bắc Ninh vừa bị thanh tra;...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hợp long Cầu Mỹ Thuận 2

PHƯƠNG ANH |

Sau 3 năm tổ chức thi công, chiều ngày 14.10, cầu Mỹ Thuận 2 chính thức hợp long nối liền 2 bờ sông Tiền. Dự lễ hợp long có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo các Bộ, Ban ngành Trung ương, địa phương 2 tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang.

Trực quan thấy khối trượt đang dịch chuyển ở khu vực hồ chứa tại Lâm Đồng

Phan Tuấn |

Báo cáo của Cục Địa chất Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hoạt động trượt lở đất đá ở thôn Đông Anh, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) phát sinh đến mức quan sát được là do khối trượt vẫn đang hoạt động.

Biển số sảnh tiến, tứ quý được trả giá tiền tỉ trong phiên đấu giá hôm nay

KHÁNH AN |

Trong phiên đấu giá diễn ra chiều 14.10, biển số sảnh tiến (dãy số tiến liên tục) 51K - 867.89 có mức trúng đấu giá 1,165 tỉ đồng.

Mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt chia cắt cục bộ ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Mưa lớn kéo dài đã khiến tuyến đường Tỉnh lộ 551 bị sạt lở và một số cầu dân sinh ở huyện Kỳ Anh bị ngập, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Khắc phục lũ cát đỏ đổ xuống chia cắt đường ven biển, tràn vào nhà dân

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 2.10, các lực lượng như công an, quân sự cùng người dân và các phương tiện cơ giới đang khẩn trương khắc phục sự cố lũ cát đỏ trên đồi cao đổ tràn xuống đường ven biển xã Tiến Thành, TP Phan Thiết, gây chia cắt một đoạn đường khiến các ôtô không thể lưu thông và tràn vào nhà dân, vùi lấp đồ đạc.

Những địa điểm ở Quảng Bình vẫn đang sạt lở, chia cắt do mưa lũ

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Cuối giờ chiều 29.9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, trên địa bàn vẫn còn nhiều địa điểm bị ngập lụt, chia cắt và sạt lở.