Mùa khô hạn, cả trăm người dân dùng "tằn tiện" một giếng khoan

BẢO TRUNG |

Cả trăm người dân ở một buôn nghèo Đắk Lắk đang phải sử dụng "tằn tiện" nước ở một giếng khoan để gắng gượng qua một mùa khô hạn...

Giữa mùa khô hạn khắc nghiệt ở Tây Nguyên, chúng tôi được cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đưa đến một buôn nghèo nằm cách xa trung tâm huyện. Đường về buôn, băng qua một cánh đồng hoang vu, trải dài hút tầm mắt. Đất đai ngả màu cằn cỗi, cỏ dại mọc um tùm.

Chỉ vào dãy nhà lụp xụp hai bên đường, vị cán bộ chua chát: "Đất đã khô cằn vì hạn. Nhiều năm nay cả trăm người dân trong buôn này phải sử dụng chung một giếng khoan để sinh hoạt, tưới tiêu. Nếu giếng cạn thì dân trong vùng không biết phải làm sao".

Khoảng 50 hộ dân ở buôn nghèo Ea PPĩ  ( xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) đang dùng chung một chiếc giếng khoan bị nhiễm phèn. Ảnh: B.T
Khoảng 50 hộ dân ở buôn nghèo Ea PPĩ  ( xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) đang dùng chung một chiếc giếng khoan bị nhiễm phèn. Ảnh: B.T
Khoảng 50 hộ dân ở buôn nghèo Ea PPĩ ( xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) đang dùng chung giếng khoan bị nhiễm phèn. Ảnh: B.T

Y Koan Aroh, trưởng buôn Ea PPĩ (xã Ea Wer) cho hay: "Toàn buôn có đến 52 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ gần 80%. Hiện, gần như toàn bộ người dân trong buôn đang dùng chung nguồn nước từ giếng khoan (thuộc chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn) đào từ cách đây 6 năm. Chúng tôi phải "tằn tiện" để cố gắng qua khỏi mùa khô. Một khối nước hiện giá khoảng 2.000 đến 3.000 đồng. Nông sản trong vùng này không nhiều, người dân trồng khoai, sắn... là chủ yếu".

Công trình nói trên đã có tuổi đời khoảng 6 năm và chưa biết lúc nào sẽ cạn nước. Ảnh: B.T
Công trình nói trên đã có tuổi đời khoảng 6 năm và chưa biết lúc nào sẽ cạn nước. Ảnh: B.T

Anh Bế Văn Nuôi, một nông hộ khác tâm sự, mỗi ngày bình quân gia đình 4 người tôi dùng khoảng 1 mét khối nước. Nước này chủ yếu dành tắm rửa, sinh hoạt, tưới tiêu vì bị nhiễm phèn nặng... Tôi mua nước sạch đóng bình từ bên ngoài về để uống và nấu ăn, mất thêm 10.000 đồng mỗi ngày.

Năm nay, trời đã nắng gay gắt ngay từ đầu tháng 2 âm lịch, nhiều tháng nay chẳng có giọt mưa nào. Tôi và các hộ dân khác cũng chỉ cầu trời cho giếng đừng cạn.

Nước từ giếng đa phần được lấy để giặt dũ, tưới tiêu chứ người dân không dám dùng uống hay nấu ăn. Ảnh: B.T
Nước từ giếng đa phần được lấy để giặt dũ, tưới tiêu chứ người dân không dám dùng uống hay nấu ăn. Ảnh: B.T

Giếng bị nhiễm phèn, nhưng chúng tôi nấu ăn tạm, có ngày đi làm thuê dư dả được ít đồng thì mới dám mua nước đóng bình về dùng", một người phụ nữ ngậm ngùi nói.

Không chỉ có Ea PPĩ, rất nhiều thôn, buôn khác ở các xã, thị trấn của huyện Buôn Đôn đều khoan sẵn giếng để chống hạn , nhưng đa phần đều bị nhiễm vôi, phèn khá nặng. Nhiều năm nay, khoảng 90% người dân ở huyện phải đi mua nước sạch để uống, nấu ăn.

Ông Khăm Phon Lào - Trưởng phòng NNPTNT huyện Buôn Đôn cho biết, năm 2019, huyện chúng tôi đã đối mặt với một đợt khô hạn khốc liệt, người dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, nông sản không có đủ nước để tưới. Rút kinh nghiệm, năm nay chúng tôi nhắc nhở người dân sử dụng nước tiết kiệm, cách hợp lý, tránh lãng phí.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.

Hạn hán, xâm nhập mặn là hệ quả của biến đổi khí hậu?

Nguyễn Hà |

Xâm nhập mặn đã, đang và được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Câu hỏi đặt ra là cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động ứng phó với hạn hán và đảm bảo nguồn nước trong tương lai?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.

Hạn hán, xâm nhập mặn là hệ quả của biến đổi khí hậu?

Nguyễn Hà |

Xâm nhập mặn đã, đang và được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Câu hỏi đặt ra là cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động ứng phó với hạn hán và đảm bảo nguồn nước trong tương lai?