“Lạm phát” giấy khen và bệnh thành tích giáo dục:

“Mùa” của giấy khen và những học bạ toàn điểm 10

HUYÊN NGUYỄN |

“Lạm phát” giấy khen, “phổ cập” giấy khen, “mưa” điểm 10… đang là câu chuyện hiện hữu, rất thời sự vào thời điểm tổng kết năm học. Thậm chí, có người còn ví von lễ bế giảng như “mùa” của giấy khen và những học bạ toàn điểm 10. Xã hội lại trăn trở nếu như chuyện bệnh thành tích, lạm phát, lãng phí khen vẫn đang xảy ra ngay trong chính ngành giáo dục.

Từ những tấm ảnh gây bão mạng xã hội

Cuối mỗi năm học, từ trên cả mạng xã hội lẫn ngoài đời thực, nơi nơi lại tràn ngập những bảng điểm, giấy khen, phần thưởng. Dịp tổng kết năm học này, cộng đồng lại thêm một phen hoảng hốt với bức ảnh “cả lớp được giấy khen, mình em lẻ bóng”. Bức ảnh ghi lại cảnh giữa “rừng” giấy khen của các bạn cùng lớp có 1 em bé lọt thỏm, buồn bã khi không được giấy khen khiến nhiều người xót xa. Cảm giác đầu tiên là thương cảm với học sinh duy nhất không có giấy khen kia nhưng cùng với đó là những lo ngại khi cả lớp toàn học sinh giỏi.

Mặc dù ngay thời điểm này, vẫn chưa biết bức ảnh đó là thật hay ảnh ghép, câu chuyện xảy ra ở đâu, tại lớp học nào nhưng nhiều người vẫn tin bởi việc này không phải là duy nhất hay quá xa lạ. Bức ảnh gây nóng tới nỗi, Bộ GDĐT cũng đã chính thức lên tiếng về việc này. Theo ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học khẳng định: Nếu bức ảnh có thật thì giáo viên đang làm sai hướng dẫn, sai quan điểm của Bộ GDĐT trong đánh giá học sinh. Ông Tài nhấn mạnh, việc khen không đúng thực chất, khen không đúng bản chất còn tồn tại ở một số cơ sở giáo dục cần được tiếp tục khắc phục trong thời gian tới.

Trong thực tế, đã có rất nhiều chuyện cả lớp nhận giấy khen hay đạt học sinh giỏi. Năm học 2018-2019, cộng đồng mạng dậy sóng khi một lớp học tại Vũng Tàu có 42/43 học sinh giỏi. Hay mới đây, 9 học sinh lớp 7 một trường THCS tại Ninh Kiều, Cần Thơ có điểm trung bình từ 9,8 trở lên. Thậm chí, trong danh sách đó, có một em đạt điểm tổng kết 10 tuyệt đối sau khi được làm tròn từ điểm 9,96.

Và chính phụ huynh cũng bị “lạc” giữa “mê hồn trận” giấy khen. Trước đây, tờ giấy khen chỉ được ghi đạt học sinh xuất sắc, giỏi hay tiên tiến thì ngày nay cầm những tờ giấy khen với nhiều lời khen phong phú như “Có thành tích nổi trội trong học tập”; “Đạt thành tích môn…”; “Đạt thành tích nổi trội về năng lực”; “Đạt thành tích nổi trội về phẩm chất”; “Có thành tích vượt bậc trong học tập…”

Không chỉ những tờ giấy khen, mà ngay cả điểm học bạ cũng gây bất ngờ. Nếu như những năm 80-90 của thế kỉ 20 trở về trước, học sinh được điểm tổng kết 9-10 thật hiếm hoi thì ngày nay điều nay lại rất dễ bắt gặp. Điển hình như “cuộc chiến” tuyển sinh vào lớp 6 các trường “hot”, không lạ gì khi bắt gặp các bảng điểm toàn 9, 10 được mệnh danh là “đẹp như mơ”.

Đến nỗi, lãnh đạo Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhiều năm phải “thốt” lên rằng rất bối rối khi cầm trên tay danh sách hàng nghìn học sinh có học bạ như nhau mà không có cách nào để phân biệt. Và thực tế, bà Văn Liên Na - Phó Hiệu trưởng nhà trường thừa nhận rằng: “Khi vào học thực tế mới thấy, học bạ toàn điểm 9, 10 không phản ánh đúng năng lực của học sinh. Nhiều em có điểm học bạ thấp hơn lại có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn”.

Đó cũng là câu chuyện có thật khi cách đây 5 năm, cậu học sinh Ngô Quý Đăng (hiện là học sinh lớp 10 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không đủ điều kiện vào học lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam chỉ vì học bạ tiểu học của cậu có điểm 9. Sau 5 năm, năm nay, Đăng lại chính là học sinh đầu tiên của Việt Nam đang học lớp 10 lọt vào đội tuyển Olympic Toán học để đi thi quốc tế.

Với một kết quả mưa điểm 10 như thế, nhiều người đặt câu hỏi đâu là điểm 10 của học sinh học giỏi thật sự? Điểm 10 của phụ huynh? Điểm 10 của giáo viên, nhà trường? Điểm 10 của bệnh thành tích ngành giáo dục?

Đâu là căn nguyên của khen vô tội vạ?

Trước thực tế này, nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền - Thành viên Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA) chua xót khi nhắc tới cụm từ “lạm phát giấy khen”, “lãng phí khen”, bởi câu hỏi được nhiều người đặt ra, liệu chúng ta đang có một nền giáo dục vượt trội hay không khi mà học kỳ nào, năm học nào hầu hết học sinh đều đạt thành tích tốt?

Theo ông Hiền, việc khen thưởng quá nhiều phần nào biểu hiện của “bệnh thành tích” vẫn len lỏi ở nhiều trường học trên cả nước. Nếu giáo viên, nhà trường không bị áp lực để lấy thành tích thì chắc chắn học sinh chúng ta không trở thành nạn nhân của căn bệnh này.

Thành viên Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế cũng thẳng thắn bày tỏ: “Có một số ý kiến cho rằng nhà trường duy trì hình thức khen thưởng nhiều để làm hài lòng các bậc cha mẹ. Đó chỉ là ngụy biện! Theo tôi, căn nguyên nhất cho hiện tượng khen thưởng vô tội vạ không gì khác ngoài áp lực thành tích của giáo viên, hiệu trưởng và nhà trường. Chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục không phải vì sự phát triển tương lai của con em chúng ta, mà đang tạo nên một nền giáo dục để phục vụ cho những mục đích của người lớn, đó là tham vọng của phụ huynh, thành tích của giáo viên và hiệu trưởng”.

Từ hiện tượng trên, theo ông Hiền có thể thấy vấn đề đánh giá trong giáo dục của chúng ta có nhiều điều đáng bàn. So với các quốc gia khác như Úc, họ đánh giá năng lực học sinh dựa trên sự tiến bộ của học sinh đó chứ không phải dùng để so sánh với học sinh khác. Cách đánh giá cũng rất đa dạng chứ không nhất thiết là chỉ giấy khen.

Thường tất cả kết quả đánh giá - dù điểm số hay bất kỳ ở hình thức nào - đều gửi riêng cho học sinh và được luật giáo dục xem nó là quyền riêng tư của học sinh. Nếu muốn công khai, giáo viên phải xin ý kiến học sinh. Như vậy, có sự khác biệt lớn giữa hai nước và rõ ràng đó sẽ không được xem như là tiêu chí để đánh giá giáo viên có nhiều học sinh giỏi hay không.

Công tác lâu năm trong ngành giáo dục, đặc biệt giữ lãnh đạo trong Hội Khuyến học, GS.TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, hiện tượng một lớp có quá nhiều học sinh giỏi, học sinh được nhận giấy khen cho thấy không đúng thực chất, kể cả với trường chuyên, lớp chọn. Việc khen thưởng, điểm tổng kết quá cao biểu hiện của bệnh thành tích trong ngành giáo dục từ lâu nay dù nỗ lực nhưng vẫn chưa xóa được. Việc này tạo ra hệ lụy, các em không học tốt thật sự vẫn được khen, thưởng đã mất dần ý chí ham học, phấn đấu.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng tuyên dương học sinh là con em người lao động ngành Giáo dục

Tường Minh |

Công đoàn ngành Giáo dục Đà Nẵng tổ chức lễ tuyên dương học sinh là con công nhân, viên chức, lao động ngành Giáo dục có thành tích xuất sắc trong học tập.

Trao 25 suất quà cho học sinh giỏi vượt khó tại tỉnh Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Ông Tăng Quốc Lập – Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai cùng cơ quan ban ngành tỉnh Đồng Nai đã phối hợp tặng thư khen và trao 25 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Thanh Hoá: Dừng thi học sinh giỏi, vẫn cho hàng nghìn giáo viên thi

Trần Lâm |

UBND tỉnh Thanh Hoá đã đồng ý cho tạm dừng kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 và lớp 11 nhưng vẫn triển khai cho hàng nghìn giáo viên thi khảo sát chất lượng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Đà Nẵng tuyên dương học sinh là con em người lao động ngành Giáo dục

Tường Minh |

Công đoàn ngành Giáo dục Đà Nẵng tổ chức lễ tuyên dương học sinh là con công nhân, viên chức, lao động ngành Giáo dục có thành tích xuất sắc trong học tập.

Trao 25 suất quà cho học sinh giỏi vượt khó tại tỉnh Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Ông Tăng Quốc Lập – Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai cùng cơ quan ban ngành tỉnh Đồng Nai đã phối hợp tặng thư khen và trao 25 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Thanh Hoá: Dừng thi học sinh giỏi, vẫn cho hàng nghìn giáo viên thi

Trần Lâm |

UBND tỉnh Thanh Hoá đã đồng ý cho tạm dừng kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 và lớp 11 nhưng vẫn triển khai cho hàng nghìn giáo viên thi khảo sát chất lượng.