Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm: Lỗ hổng trong liên kết đào tạo

Nhóm Phóng Viên |

Liên kết đào tạo là điều cần thiết, giúp phát huy năng lực về đào tạo của các trường và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học. Nhưng nếu các trường buông lỏng quản lý trong hoạt động này sẽ dẫn đến nhiều lỗ hổng và hệ luỵ. Câu chuyện liên kết đào tạo Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giữa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam mà Lao Động phản ánh mới đây là ví dụ điển hình.

Trường buông lỏng quản lý

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, trong suốt khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm kéo dài 3 tháng, phía Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam (có trụ sở tại A3P2, Khu tập thể giáo viên Đại học Ngoại ngữ, Cầu Giấy, Hà Nội) chủ động tất cả các khâu từ tuyển sinh, đào tạo, tổ chức thi. Viện Nghiên cứu sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ cung cấp giảng viên và nội dung học. Địa điểm học và thi cũng diễn ra ngoài nhà trường, do phía công ty trên sắp xếp. Vì lý do này, số học viên có mặt trong các buổi học chỉ đếm trên đầu ngón tay. Họ có chung tâm lý chờ đến ngày thi mới có mặt.

Khi kỳ thi diễn ra, quá trình coi thi với sự có mặt của người tự xưng là giảng viên Viện Nghiên cứu Sư phạm (Trường Đại học sư phạm Hà Nội) cũng diễn ra rất lỏng lẻo. Vì vậy, dù tấm chứng chỉ được cấp ra bởi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, có dấu đỏ, chữ ký của lãnh đạo trường này, nhưng chất lượng thì cần xem lại. Thực tế trong quá trình ghi nhận, chúng tôi đã chứng minh tấm chứng chỉ này có được từ kết quả của quá trình đào tạo “bát nháo”, không đến lớp, chỉ cần nộp tiền.

Ai xử lý, xử lý ai?

Với việc bát nháo trong hoạt động thi-cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khi Báo Lao Động phản ánh, lãnh đạo nhà trường đã lập tức vào cuộc, xác minh thông tin. “Chúng tôi đã yêu cầu Viện Nghiên cứu Sư phạm giải trình về sự việc và sẽ có hình thức xử lý nghiêm những người liên quan nếu có sai phạm” - GS-TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - khẳng định.

Theo lãnh đạo nhà trường, Viện Nghiên cứu sư phạm là một đơn vị tự chủ, trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Viện này đã đứng ra liên kết với các trung tâm đào tạo, trong đó có Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam để thực hiện đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Một nhà giáo, công tác tại đơn vị có nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho tương lai, ông Minh cho biết mình không thể chấp nhận việc không cần đi học mà vẫn có chứng chỉ và được đứng lớp để giảng dạy. Về hình thức xử lý cụ thể, lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, sau khi có giải trình của cán bộ liên quan, nhà trường sẽ có hình thức xử lý và thông tin đến dư luận. Trước mắt, nhà trường tạm dừng hoạt động đào tạo, thi, cấp chứng chỉ của Viện Nghiên cứu sư phạm.

Từ vụ việc của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và quá trình thực hiện các loạt bài liên quan đến gian lận thi chứng chỉ trước đó đều có một điểm chung. Sau khi sai phạm bị phanh phui, các trường xử lý những người liên quan, còn các đơn vị liên kết, hay đối tượng “cò” móc nối với các trường để cung cấp thí sinh “dường như vô can”. Khi trường này bị yêu cầu dừng tuyển sinh, thì các đơn vị liên kết xoay sang “bắt tay” với đơn vị khác. Hoạt động tuyển sinh chỉ tạm dừng một thời gian, sau đó lại trở lại hoạt động tấp nập như thường. Việc không xử lý triệt để, khiến hoạt động liên kết đào tạo ngày thêm bát nháo.

Thực tế hằng năm, trong các báo cáo của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đều chỉ ra nhiều sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học với các trung tâm, cơ sở giáo dục khác. Đáng chú ý, năm 2018 có hơn 50 đơn vị có các hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo ngoài trụ sở chính không có hoặc không có đủ văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường khi thực hiện liên kết đào tạo phải được sự cho phép của bộ. Từ tháng 7.2019, khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi đi vào cuộc sống, các trường sẽ được trao quyền tự chủ trong việc phối hợp, liên kết đào tạo. Nếu cơ quan quản lý không có hình thức xử lý nghiêm cả cơ sở giáo dục và đối tác liên kết, thì sẽ thêm những lo lắng về  việc xảy ra “loạn” liên kết đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuộc

Sau khi Báo Lao Động phản ánh, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT đã có công văn yêu cầu Đại học Sư phạm Hà Nội kiểm tra thông tin Báo Lao Động nêu. Đồng thời, báo cáo việc tổ chức thi, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm của trường và có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, cá nhân liên quan đến tiêu cực (nếu có). Báo cáo gửi về Cục quản lý chất lượng chậm nhất vào ngày 13.3.2020.

Bất cập quy định về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Để được đứng lớp giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Đây là quy định có trong Điều 77 của Luật Giáo dục ban hành năm 2005. Quy định này đã làm xôn xao và gây ra nhiều bức xúc trong giới giảng viên nhiều năm nay. Năm 2019, giáo sư một trường đại học lớn ở Việt Nam phải chua chát thốt lên: “Sao nỡ lòng nào bắt giáo sư đi thi lấy chứng chỉ sư phạm nữa”.

Theo giáo sư này, ông đã hướng dẫn thành công 8 nghiên cứu sinh, khoảng 50 thạc sĩ, trên 100 cử nhân và đã được bổ nhiệm làm giảng viên cao cấp. Tuy nhiên vẫn bị ép phải đi học lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nếu không có chứng chỉ đó thì không được hành nghề giảng viên nữa.

Sau khi dư luận phản ánh thông tin này, trong Luật Giáo dục sửa đổi, quy định nêu trên đã được sửa. Và từ tháng 7.2020, khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm sẽ không bắt buộc đối với giảng viên. Nhưng từ nay đến khoảng thời gian đó, Bộ GDĐT chưa đưa ra một hướng dẫn chính thức, nên để được đứng lớp, để trường đủ điều kiện tuyển sinh, giảng viên vẫn bị yêu cầu phải có chứng chỉ này. Thế là họ phải chấp nhận đi gian lận để có chứng chỉ.

Nhóm Phóng Viên
TIN LIÊN QUAN

Video điều tra: Giảng viên gian lận để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm Phóng viên |

Theo điều tra của Lao Động, không ít giảng viên phải gian lận để có tấm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhằm đủ điều kiện giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (theo quy định của Luật Giáo dục ban hành 2005). Tấm chứng chỉ là kết quả của khoá học liên kết nhiều tiêu cực giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

Cần làm rõ trách nhiệm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhóm PV |

Theo chương trình, khóa đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có thời gian 3 tháng, nhưng thực chất học viên không cần đến lớp vẫn được đi thi và có những tấm chứng chỉ xếp loại khá-giỏi. Đặc biệt, trên chứng chỉ có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Liệu nhà trường có biết việc học và thi “bát nháo” trong những khóa học này?

Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm PV |

Liên kết với trường Đại học sư phạm Hà Nội, một công ty giáo dục đã tổ chức hàng loạt các khoá học đào tạo để cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm. Gọi là khoá học, nhưng quá trình học - thi chỉ là hình thức nhằm hợp thức hoá việc mua bán tấm chứng chỉ để đủ điều kiện giảng dạy.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Video điều tra: Giảng viên gian lận để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm Phóng viên |

Theo điều tra của Lao Động, không ít giảng viên phải gian lận để có tấm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhằm đủ điều kiện giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (theo quy định của Luật Giáo dục ban hành 2005). Tấm chứng chỉ là kết quả của khoá học liên kết nhiều tiêu cực giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

Cần làm rõ trách nhiệm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhóm PV |

Theo chương trình, khóa đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có thời gian 3 tháng, nhưng thực chất học viên không cần đến lớp vẫn được đi thi và có những tấm chứng chỉ xếp loại khá-giỏi. Đặc biệt, trên chứng chỉ có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Liệu nhà trường có biết việc học và thi “bát nháo” trong những khóa học này?

Mua bán chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm PV |

Liên kết với trường Đại học sư phạm Hà Nội, một công ty giáo dục đã tổ chức hàng loạt các khoá học đào tạo để cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm. Gọi là khoá học, nhưng quá trình học - thi chỉ là hình thức nhằm hợp thức hoá việc mua bán tấm chứng chỉ để đủ điều kiện giảng dạy.