Một xã nông thôn mới ở Thanh Hóa vật lộn sau lũ

Hoài Thu |

Sau bao nỗ lực, năm 2015 xã nghèo Ngọc Phụng (huyện Thường Xuân) trở thành xã nông thôn mới (NTM) đầu tiên của 7 huyện miền núi thuộc chương trình 30a của tỉnh Thanh Hoá. Thế nhưng, niềm vui chưa dứt, bao công sức, thành quả… của những người dân nghèo nơi đây đều bị trận lũ lịch sử vừa qua cuốn theo dòng nước. Nhiều tiêu chí đã đạt chuẩn NTM giờ cũng… “chênh vênh”.

Dẫn chúng tôi thăm một số công trình sau lũ, ông Vũ Ngọc Nam – Chủ tịch UBND xã Ngọc Phụng, buồn rầu, nói: “Dù trận lũ đi qua được hơn tháng nay, chính quyền cùng nhân dân trong xã đã cố gắng khắc phục, nhưng vẫn chưa được là bao. Trận lũ lịch sử vào tháng 10 vừa đã cuốn đi bao công sức, tiền của của chính quyền và bà con nhân dân xã Ngọc Phụng. Hầu hết các công trình giao thông nội đồng, kênh mương, ruộng đồng, vườn tược, hoa màu… bị cuốn trôi, vùi lấp; nhiều cơ sở hạ tầng bị xói lở, đổ vỡ… không thể sử dụng. Tổng thiệt hại khoảng gần 12 tỷ đồng”, ông Nam chia sẻ. 

Chú thích ảnh nhập vào đây. Ảnh đang chờ chú thích thì bỏ trống ô này. 
Hệ thống cầu máng ở suối Lũng Nhai, xã Ngọc Phụng bị gãy ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp nước tưới cho hàng chục ha trong xã. (Ảnh: HT)
Hệ thống cầu máng bị gãy ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp nước tưới cho hàng chục ha trong xã. (Ảnh: HT)

Bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Hưng Long) nhìn vườn cây thở dài ngao ngán: “Trận lũ vừa qua đã làm hư hỏng mất vườn bưởi Diễn, cùng hơn 2.000 cây cam, quất các loại. Giờ gia đình tôi cũng không biết bắt đầu lại từ đâu nữa, bao nhiêu vốn liếng, vay mượn được đều đổ vào vườn cây này hết rồi. Không biết sau này lấy gì mà trả nợ đây”.

Quệt ngang những giọt mồ hôi còn nhễ nhại trên trán, ông Lê Đức Thắng (thôn Xuân Thành) tâm sự: “Gia đình tôi bị đất đá vùi lấp khoảng 3 sào đất nông nghiệp, một số mía còn chưa thu hoạch cũng đã nằm dưới lớp đất đá này rồi. Không cải tạo thì không có đất sản xuất, mà cải tạo thì không biết chừng nào mới xong”.

Sau trận lũ lịch sử, nhiều diện tích đất nông nghiệp của bà con xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) bị đất đá vùi lấp không thể canh tác được. (Ảnh: HT)
Sau lũ, nhiều diện tích đất nông nghiệp của bà con xã Ngọc Phụng bị đất đá vùi lấp không thể canh tác được. (Ảnh: HT)

Theo ông Nam, hiện toàn xã có 5ha đất nông nghiệp bị đá từ thượng nguồn trôi về vùi lấp không thể canh tác được. Để cải tạo được diện tích này thì chi phí rất lớn, vì giờ phải đào, bốc lớp đá trên mặt, sau đó vận chuyển đi nơi khác. Khu đất này bị lầy, ô tô, máy xúc cũng không thể làm được.

“Chúng tôi rất mong các cấp, các ngành có những biện pháp cụ thể, hỗ trợ kịp thời để nhân dân yên tâm sản xuất, đặc biệt là hệ thống kênh mương Thường Xuân. Nếu không, vụ chiêm xuân sắp tới sẽ mất khoảng 150ha diện tích không thể canh tác nên nguy cơ thiếu đói là điều không tránh khỏi vì vụ đông vừa rồi đã bỏ không rồi.

Bên cạnh đó, hệ thống cầu máng ở suối Lũng Nhai cũng bị gãy sập hơn 12m, ảnh hưởng trực tiếp gần 20ha diện tích sản xuất của 2 thôn Xuân Thành, Phúc Tiến. Để khắc phục được vấn đề này, nếu chỉ huy động sức dân thôi thì sẽ không đủ”, ông Nam chia sẻ.

Hoài Thu
TIN LIÊN QUAN

Dàn sao Việt check in tại đường hoa Nguyễn Huệ ngày đầu khai mạc

Di PY |

Ngày 19.1, Đường hoa tết Nguyễn Huệ chính thức khai mạc với hàng ngàn chậu hoa kiểng cùng những chú mèo đáng yêu chào đón du khách. Dàn sao Việt như Trần Mỹ Ngọc, Đoàn Minh Tài, Khắc Minh... đã tranh thủ đến check in, lưu giữ ảnh kỷ niệm.

Mất việc cận Tết, công nhân ngậm ngùi: "Tết năm sau con về!"

Chân Phúc - Phương Ngân |

Mất việc làm vào những ngày cận Tết, đồng nghĩa với việc mất đi thu nhập, không ít công nhân đã phải ngậm ngùi ở lại TPHCM trong dịp Tết Nguyên đán này. Buồn, tủi thân,... nhưng họ buộc phải chấp nhận điều đó, và chỉ có thể hẹn với bố mẹ,... Tết năm sau con về!

Vẻ đẹp kỳ vĩ của moong than sâu nhất Đông Nam Á tại Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Mỏ than lộ thiên Cọc 6, thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một trong những mỏ than lâu đời và xuống sâu nhất của TKV, thậm chí được coi là mỏ than lộ thiên sâu nhất của Đông Nam Á hiện vẫn đang được khai thác.

"Phượt" bằng xe máy về quê đón Tết: Cần đặt sự an toàn lên hàng đầu

HỮU CHÁNH |

Dù hành trình vượt hàng trăm cây số về nhà đón Tết bằng xe máy mang đến nhiều trải nghiệm, nhưng mỗi người vẫn luôn phải đặt sự an toàn lên hàng đầu để tránh những vấn đề nan giải trên suốt quãng đường đi.

Trí thức trẻ Việt Nam ở nước ngoài: Dù ở đâu cũng luôn hướng về đất nước

Vương Trần |

Dù ở xa quê hương, làm việc ở nhiều nơi trên thế giới song những trí thức trẻ vẫn luôn một lòng hướng về quê hương, đất nước qua những hoạt động của mình. Tết đến, xuân về, những người con xa quê lại thổn thức hương vị Tết quê.

Khó khăn đổi tiền mới, lì xì online lên ngôi

Nhóm PV |

Thay vì mừng tuổi với những phong bao lì xì đỏ như mọi năm, thì năm nay, xu hướng lì xì online lại lên ngôi. Quả thật, với sự phát triển của công nghệ, việc lì xì ngày càng trở nên dễ dàng hơn dù chúng ta cách xa nhau hàng nghìn cây số.

Những địa điểm tâm linh cầu an đầu năm mới

Hải Nguyễn |

Vào dịp năm mới, người dân đi lễ chùa cầu an cho gia đình, người thân gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá của người Việt. Ở Hà Nội những nơi như chùa Hương, chùa Trấn Quốc, Quán Sứ, phủ Tây Hồ luôn tấp nập du khách viếng thăm dịp đầu năm.

Mất việc, giảm giờ làm, 450.000 lao động đón Tết xa quê ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG - KHÁNH LINH |

Bình Dương - Tại Bình Dương, năm 2023 có khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương đón cái Tết xa quê. Hầu hết đều là những người đã có gia đình, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. LĐLĐ tỉnh Bình Dương cùng các cấp chính quyền đã triển khai nhiều hoạt động để chăm lo cho những trường hợp đặc biệt khó khăn.