Một thời sôi nổi viết báo Lao động tiếng Pháp (Le Travail)

KIỀU KHẢI |

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành (tác giả cuốn Hoạt động báo chí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, 2005) bình luận về thời kỳ Võ Nguyên Giáp viết báo Lao động tiếng Pháp (Le Travail) như sau: “Võ Nguyên Giáp vừa sửa bài, quyết định đăng báo, vừa viết bài. Nói chung, các bài đều không có tên tác giả để làm cho bọn mật thám khó phát hiện tác giả”.

Thời còn trẻ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng tham gia hoạt động sôi nổi, viết nhiều bài trên Báo Le Travail. Ảnh: TL
Thời còn trẻ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng tham gia hoạt động sôi nổi, viết nhiều bài trên Báo Le Travail. Ảnh: TL
Hoạt động báo chí sôi nổi

Trong cuộc đời 103 năm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời gian hoạt động báo chí trong phong trào đấu tranh Dân chủ (1936 - 1939) khá đặc biệt và sôi nổi. Ở tù ra cuối năm 1931, bị đưa về quê quản thúc một thời gian, sau đó Võ Nguyên Giáp rời quê nhà làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, ra Hà Nội - thủ phủ Liên bang Đông Dương thời đó - làm thuê, dạy học tư, hoạt động cách mạng.

Sau 5 năm không tham gia viết báo, từ năm 1936 Võ Nguyên Giáp cầm bút viết báo trở lại bắt đầu từ tờ Hồn trẻ (tập mới) tiếp đó là tờ Le Travail (Lao động).

Luật Báo chí của Pháp (1881), được ban hành ở Đông Dương (1887) quy định: Xuất bản báo chữ Pháp thì không phải xin phép. Vì vậy, nhóm cộng sản mà đứng đầu là Nguyễn Thế Rục, chủ trương xuất bản báo Le Travail. Tờ báo không lấy danh nghĩa của tổ chức nào, chỉ đề: “Tuần báo chính trị và kinh tế ra vào các ngày thứ tư”.

Báo Le Travail ra số 1, ngày 16-9-1936. Võ Nguyên Giáp tham gia Ban biên tập ban đầu cùng với Phan Thanh, Phan Tư Nghĩa, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Công Truyền... Thời gian sau đó, báo Le Travail do Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) - Xứ ủy viên liên Xứ ủy Bắc - Trung Kỳ phụ trách. Võ Nguyên Giáp tiếp tục là thành viên trong Ban biên tập báo.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp lại nữ đồng nghiệp Tâm Kính (ngoài cùng bên trái) viết báo tiếng Pháp thời Mặt trận Bình dân (1936 - 1939). Ảnh: Tác giả cung cấp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp lại nữ đồng nghiệp Tâm Kính (ngoài cùng bên trái) viết báo tiếng Pháp thời Mặt trận Bình dân (1936 - 1939). Ảnh: Tác giả cung cấp

Qua nghiên cứu của Nguyễn Thành cho thấy: Trên báo Le Travail, Võ Nguyên Giáp viết phóng sự điều tra về tình hình những vùng bị lụt tháng 9.1936. Nông dân chạy lụt mặc rách, đi hàng nhóm, gồng gánh nông cụ, đồ dùng gia đình, quần áo nhét trong những tay nải cũ bằng gai hay chiếu rách. Hay bài điều tra “Người ta bóc lột nông dân như thế nào? Tô ruộng” đăng trên báo Le Travail số 30 - cũng là số báo cuối cùng - ra ngày 16.4.1937. Võ Nguyên Giáp đã chọn địa bàn phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thường Tín, TP.Hà Nội) để phản ánh: Tỉ lệ tô ruộng nói chung là 100%. Ngoài tô ruộng tuyệt đối, còn tô phụ, như sắp đến vụ thu hoạch, tá điền phải trả cho địa chủ một khoản tiền gọi là “tiền trình gặt”, rồi lễ vật cho nhà chủ vào ngày giỗ tết.

Võ Nguyên Giáp lên án địa chủ bóc lột nông dân: “Với vài chai rượu, một buồng cau, giấy vàng mã, tất cả ăn mòn túi tiền của nông dân, làm cho thu nhập của anh ta teo đi nhiều. Bây giờ người ta mới hiểu tại sao nông dân ăn không đủ no gần như quanh năm và rơi vào nanh vuốt của chủ cho vay nặng lãi. Vì nông dân, chúng tôi yêu cầu có một đạo luật được ban hành nhằm quy định tiền lĩnh canh. Đạo luật đó nhất thiết phải hướng tới việc giảm tỉ lệ tô ruộng và bãi bỏ tất cả những tô phụ đè nặng lên nông dân”...

Đấu tranh trên mặt báo

Về phong trào công nhân, Võ Nguyên Giáp viết 5 bài đăng trên 5 số báo, trong đó nổi tiếng nhất là cuộc đình công của 6.000 công nhân mỏ Cẩm Phả (11.1936). Sau khi được tin công nhân mỏ Cẩm Phả đình công, Ban biên tập báo Le Travail phân công cho Võ Nguyên Giáp đi Cẩm Phả tìm hiểu tình hình, viết bài.

Khẩn trương chuẩn bị lên đường, ông bàn với đồng nghiệp ở trường Thăng Long nhường thời gian cho mình giảng bài trước. Ông đã dồn hai bài làm một để kéo dài những ngày tiếp xúc với công nhân Cẩm Phả.

Sửa sang lại chiếc xe đạp cũ kỹ để bảo đảm an toàn trên đường dài, Võ Nguyên Giáp sắp xếp hành lý gọn nhẹ, đủ giấy bút để viết, ông đạp xe từ Hà Nội xuống khu mỏ Cẩm Phả (tỉnh Quảng Yên - nay là tỉnh Quảng Ninh).

Cuộc đình công bắt đầu từ giữa tháng 11.1936. Võ Nguyên Giáp đã phản ánh khá tỉ mỉ, trung thực tình hình lao động và sinh hoạt của công nhân mỏ Cẩm Phả.

Qua bài viết, ông phân tích nguyên nhân và quá trình diễn biến của cuộc đình công; đồng thời tỏ thái độ ủng hộ, đoàn kết với công nhân và kêu gọi mọi người hãy cùng ủng hộ, đề ra tư tưởng chỉ đạo của cuộc đấu tranh có tổ chức kỷ luật, trật tự, trong vòng pháp luật, không manh động, không bị khiêu khích. Cuộc đình công thắng lợi. Báo Le Travail, ngày 27.11.1936, đăng bài của Võ Nguyên Giáp nhan đề: Những bài học của một cuộc đình công thắng lợi.

Sang năm 1937, Võ Nguyên Giáp lại xuống khu mỏ, lúc này là Hòn Gai, nơi công nhân mỏ đình công phản đối chủ mỏ sa thải công nhân không có lý do. Đi cùng ông có đồng nghiệp Nguyễn Mạnh Chất. Họ được công nhân mỏ Hòn Gai đón tiếp nhiệt tình và thân mật.

Trên báo Le Travail, ngòi bút của Võ Nguyên Giáp còn xông xáo đòi quyền tự do của các tổ chức chính trị qua bài viết “Vì tự do của các hội và đảng chính trị” (số 9, ngày 13.11.1936). Thực tiễn đời sống xã hội thời gian này cho thấy Võ Nguyên Giáp vừa là đại biểu báo Le Travail vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội của giới báo chí. Vừa đấu tranh trên mặt báo, ông vừa trực tiếp đấu tranh với Đặc phái viên của Chính phủ Pháp là Gô-đa sang điều tra tình hình Đông Dương.

Báo Le Travail ra ngày 5.2.1937 đưa tin: Võ Nguyên Giáp cùng Phan Tư Nghĩa, Trịnh Văn Phú và Huỳnh Văn Phương là đại biểu báo Le Travail đến tận nhà ở của Gô-đa sau khi ông đặc phái viên từ vịnh Hạ Long trở về Hà Nội. Gặp mặt Gô-đa hôm đó, Võ Nguyên Giáp đã phát biểu thẳng thắn về tình cảnh và yêu sách của nhân dân Đông Dương.

Hơn nửa thế kỷ sau, nhà báo Võ Nguyên Giáp lúc này đã trở thành Đại tướng Võ Nguyên Giáp có dịp về thăm Cẩm Phả. Ông đã ôn lại kỷ niệm làm báo năm xưa của mình với cán bộ và công nhân mỏ cùng nhân dân địa phương.

“Võ Nguyên Giáp hoạt động báo chí trải dài theo lịch sử từ năm 1929, đi qua tuổi 94, chỉ gần 6 năm tạm “gác bút” (1931-1936). Số đầu bài đã nhiều, phần lớn bài viết dài, chất lượng cao, có giá trị về nhiều mặt, đề cập đến các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, quốc gia và quốc tế, là tài sản vô cùng quý báu, để lại mãi mãi cho đời” - Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thành, tác giả cuốn Hoạt động báo chí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, 2005).

KIỀU KHẢI
TIN LIÊN QUAN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng

LÊ PHI LONG |

Sáng 25.8, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức trực tuyến Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo xuất sắc của Cách mạng Việt Nam”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một huyền thoại, là niềm tự hào là của quân và dân Việt Nam. Còn trong trái tim của mỗi người Điện Biên, huyền thoại ấy lại giống như người thân trong mỗi gia đình.

Có một Đại tướng - Nhà báo Võ Nguyên Giáp

Minh Bằng (Theo các tư liệu và lịch sử Báo Lao Động) |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được biết đến trong vai trò là một nhà quân sự tài ba, nhưng Đại tướng còn là một nhà báo tiên phong trước Cách mạng Tháng Tám. Với Báo Lao Động, Đại tướng cũng đã giành nhiều tình cảm yêu mến.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng

LÊ PHI LONG |

Sáng 25.8, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức trực tuyến Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo xuất sắc của Cách mạng Việt Nam”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một huyền thoại, là niềm tự hào là của quân và dân Việt Nam. Còn trong trái tim của mỗi người Điện Biên, huyền thoại ấy lại giống như người thân trong mỗi gia đình.

Có một Đại tướng - Nhà báo Võ Nguyên Giáp

Minh Bằng (Theo các tư liệu và lịch sử Báo Lao Động) |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được biết đến trong vai trò là một nhà quân sự tài ba, nhưng Đại tướng còn là một nhà báo tiên phong trước Cách mạng Tháng Tám. Với Báo Lao Động, Đại tướng cũng đã giành nhiều tình cảm yêu mến.