Mong ước giản dị trong ngày 8.3

Đỗ Phương - Bảo Hân - đình trọng |

Họ - những công nhân (CN) đã làm vợ, làm mẹ, hoặc còn độc thân, đều mộc mạc, chịu thương chịu khó. Mong ước của họ giản đơn trong ngày 8.3: Được ở bên người thân, công việc thuận lợi hơn để trang trải cuộc sống.

Chắt chiu từng đồng để dành cho con

Bắc Ninh, ngày đầu tháng ba trời mưa phùn lất phất, chúng tôi gặp Hoàng Thị Huy (25 tuổi, quê ở Tuyên Quang) đang đi chợ để chuẩn bị nấu bữa cơm tối.

Huy làm công nhân một Cty điện tử ở Bắc Ninh đã 3 năm nay, hiện mang bầu được 6 tháng nên được cho nghỉ chế độ thai sản. Cả Huy và chồng đều là CN, thu nhập khoảng 15 triệu đồng/ tháng.

Trong căn phòng trọ vẻn vẹn 10m2 2 vợ chồng thuê ở thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) chỉ đủ kê 1 chiếc giường, chiếc bàn nhỏ làm nơi nấu nướng. Đồ dùng trong phòng đều đã cũ. Nhiều mảng tường trong phòng mốc xanh. Căn phòng này, vợ chồng Huy thuê với giá 600.000 đồng mỗi tháng. Lý do Huy không muốn chuyển phòng vì với cô, thà rằng mình chịu khổ một chút để con có thêm hộp sữa uống hằng ngày.

Trong mâm cơm tối của 2 vợ chồng, có đĩa đậu phụ luộc, bát canh rau và thêm một ít thịt xào rau. Huy bảo, nhiều khi nghén, thèm được ăn món ngon nhưng vì nghĩ đến con ở quê nhiều thiếu thốn, cô chẳng dám mua cho mình nên đành nhịn.

Huy có người con đầu hơn 2 tuổi đang gửi về quê cho bà chăm sóc. Độ trước khi dịch COVID-19 chưa diễn biến phức tạp, một tháng Huy về thăm con khoảng 2 lần. Nhưng đã mấy tháng nay, cô chưa được về thăm con. Nỗi nhớ con luôn thường trực trong cô. Nhắc đến con, Huy lại rơm rớm nước mắt: “Ngày nào tôi cũng điện về cho con. Nhớ con lắm!”.

Vì vậy, cuộc điện thoại Huy gọi về cho con, chẳng thể thiếu những câu đơn giản nhưng đầy tình yêu: “Con ăn cơm chưa; con đang làm gì; hôm nay ở nhà với bà có ngoan không; con nhớ mẹ không; mẹ nhớ con lắm…”.

Chia sẻ về ngày 8.3, Huy cho biết, hằng năm Cty tặng một suất ăn đặc biệt cho CN, nhưng nay cô đã nghỉ thai sản, có lẽ sẽ không có quà. Với Huy, món quà mong ước lớn nhất là: “Được về thăm con, rồi sau đó dành dụm thêm, thuê phòng trọ rộng rãi hơn rồi đón con lên Hà Nội sống cùng”.

Chỉ mong dịch bệnh qua mau, công việc ổn định

Chưa lập gia đình, ở trọ một mình tại thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) nên ngày 8.3 đối với Nông Thị Phương sẽ không khác gì ngày thường. Phương quê ở Yên Bái, sinh năm 1995, làm CN tại KCN Thăng Long đã nhiều năm, nhưng năm nào ngày 8.3 cũng trôi qua bình thường. Có chăng là cùng nhóm bạn ra quán, cùng ngồi ăn uống với nhau. Ngày 8.3 năm nay, Phương cho biết sau đi làm ở Cty, trở về phòng trọ rồi ra nơi làm thêm. Ở Cty cũng có suất quà là phiếu mua hàng trị giá 200.000 đồng cho mỗi nữ CN.

Những năm trước, Phương cho biết sẽ tự thưởng cho mình một món quà nho nhỏ, nhưng năm nay sẽ không có vì cô đang “kẹt” tiền. Thời gian qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của Phương. Trước đây, thu nhập bình quân của cô là 9 triệu đồng/tháng, còn trong năm 2020 và đầu năm 2021, con số này chỉ còn 6 triệu đồng/tháng.

Để có mức thu nhập 9 triệu/tháng, Phương phải tăng ca nhiều, có tháng tăng ca 70 giờ, trong khi đó, khi có dịch COVID-19, tình hình sản xuất bị ảnh hưởng, Cty hầu như không tổ chức làm thêm, nếu có thì nhiều nhất không quá 30 giờ/tháng.

“Với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng như hiện giờ, tôi đủ trang trải tiền nhà với tiền ăn, còn nếu phải trả các khoản khác, như tiền đi học nghề, mua đồ… thì sẽ không đủ”- Phương nói.

Phương học làm “nail” (làm đẹp cho móng tay), cô đầu tư 30 triệu đồng để mua bộ đồ làm nghề để mong cuộc sống ổn định hơn. Tuy vậy, dịch COVID-19 khiến công việc làm thêm của Phương bị ảnh hưởng nặng khi cửa hàng hầu như không có khách.

Thấy không ổn, mới đây, Phương xin vừa học, vừa làm tại một cửa hiệu trang điểm cô dâu ở gần nơi thuê trọ. Ngày 8.3, Phương bảo, cô không cần có quà, cô chỉ mong công việc thuận lợi, thu nhập tốt hơn mà thôi.

“Ngày lễ không có mong muốn gì, được ở bên chồng con là vui lắm rồi. Mình chỉ mong dịch bệnh qua mau, công ty của 2 vợ chồng có thêm đơn hàng, hoạt động sản xuất không bị gián đoạn. Công việc ổn định, thu nhập được tăng thêm, để Tết năm 2022 tới đây có thể đưa các con về thăm ông bà nội, ngoại như đã hứa”- chị Hương chia sẻ.

Cũng với mong muốn giản dị, chị Tăng Thị Hồng Xuân tâm sự: “Năm 2020, do dịch bệnh, mình phải nghỉ việc không lương hơn 2 tháng. Cuộc sống vì thế cũng bị ảnh hưởng. Năm 2021 chỉ mong dịch bệnh sớm được kiểm soát, công việc của mình ổn định và có thêm sức khỏe để đi làm có tiền gửi về lo cho chồng con. Con trai năm nay cũng đang học lớp 12, mình mong con cố gắng theo học hết cấp 3 sau đó lên Bình Dương ở với mẹ vừa đi học nghề vừa đi làm phụ giúp gia đình”.

Chung mong ước giản dị, ở TP.Thuận An, tranh thủ ngày nghỉ chủ nhật, chị Trần Thị Tiến (38 tuổi, quê Hà Tĩnh) vẫn đang miệt mài may những chiếc mũ thể thao để có thêm thu nhập lo cho gia đình. Chị Tiến chia sẻ: “Hôm qua được công đoàn cơ sở (CĐCS) công ty tặng quà 8.3 là máy sấy tóc và sữa tắm. Ông xã thì không có quà đâu, mình quen rồi nên cũng không buồn. Chỉ mong chồng và các con khỏe mạnh là vui rồi. Năm mới công việc nhiều hơn, mình mong công ty sản xuất ổn định để thu nhập được cải thiện, đời sống đỡ vất vả”.

Đỗ Phương - Bảo Hân - đình trọng
TIN LIÊN QUAN

Kỷ niệm 8.3: Muôn mặt cuộc sống nữ công nhân khu công nghiệp

Bảo Hân |

Trong quá trình tác nghiệp, phản ánh về đời sống công nhân lao động khu công nghiệp phóng viên Báo Lao Động đã gặp rất nhiều gương mặt của nữ công nhân lao động.

Trải lòng của những nữ điều dưỡng viên chống dịch COVID-19 trước ngày 8.3

Tạ Quang - Hà Giang |

Đối với những cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đặc biệt là phụ nữ, ngày lễ 8.3 cũng như những ngày bình thường khác. Với tính chất công việc vất vả, áp lực cao, dễ lây nhiễm COVID-19, họ đã quên đi hạnh phúc riêng mà vì lòng yêu nghề và hi sinh hết lòng người bệnh.

Ngày 8.3: Không mong hoa, chỉ mong dịch bệnh qua mau, công việc ổn định

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 8.3 là dịp được tôn vinh, nhưng với nữ công nhân, người lao động tự do tại Bình Dương xem đó như những ngày bình thường. Tất cả đều mong muốn dịch bệnh qua mau, công việc được ổn định, có thêm thu nhập để cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Kỷ niệm 8.3: Muôn mặt cuộc sống nữ công nhân khu công nghiệp

Bảo Hân |

Trong quá trình tác nghiệp, phản ánh về đời sống công nhân lao động khu công nghiệp phóng viên Báo Lao Động đã gặp rất nhiều gương mặt của nữ công nhân lao động.

Trải lòng của những nữ điều dưỡng viên chống dịch COVID-19 trước ngày 8.3

Tạ Quang - Hà Giang |

Đối với những cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đặc biệt là phụ nữ, ngày lễ 8.3 cũng như những ngày bình thường khác. Với tính chất công việc vất vả, áp lực cao, dễ lây nhiễm COVID-19, họ đã quên đi hạnh phúc riêng mà vì lòng yêu nghề và hi sinh hết lòng người bệnh.

Ngày 8.3: Không mong hoa, chỉ mong dịch bệnh qua mau, công việc ổn định

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 8.3 là dịp được tôn vinh, nhưng với nữ công nhân, người lao động tự do tại Bình Dương xem đó như những ngày bình thường. Tất cả đều mong muốn dịch bệnh qua mau, công việc được ổn định, có thêm thu nhập để cuộc sống đỡ vất vả hơn.