Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu với Đồng bằng sông Cửu Long

TRẦN LƯU - Nhật Hồ |

Hạn hán, xâm nhập mặn, đất lở, đường trôi, sụt lún, ngập lụt… đó là những tác động đã thành hiện thực và từng ngày đe dọa vùng ĐBSCL do biến đổi khí hậu. Tìm ra những giải pháp căn cơ ngay từ bây giờ đã trở thành cấp bách…

Hiểm họa ở khắp nơi

Từ khoảng ngày 18.10 vừa qua, triều cường khắp nơi dâng cao đã khiến các đô thị ở vùng ĐBSCL bị ngập nghiêm trọng. Tại TP.Cần Thơ, mực nước đỉnh triều cao nhất trên sông Hậu đã lên mức 2,05m - 2,10m (cao hơn mức báo động III: 0.05m 0.10m), với hơn 100 điểm bị ngập, khiến sinh hoạt và đời sống của người dân bị đảo lộn, khốn đốn.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH - Trường Đại học Cần Thơ nhận định, BĐKH đang gia tăng tại vùng ĐBSCL kèm theo đó là những biểu hiện của các yếu tố cực đoan như: Nhiệt độ tăng cao, hạn hán khốc liệt, xâm nhập mặn, triều cường và sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra thường xuyên hơn gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Tại TP.Cần Thơ, vào giữa tháng 2 vừa qua, hạn mặn đã lần đầu tiên xâm nhập đến địa bàn quận Cái Răng, với độ mặn đo được 3,1‰, cao nhất từ trước tới nay.

PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ - cho rằng, trong quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, mạch nước ngầm được khai thác tràn lan là nguyên nhân chính dẫn đến việc sụt lún, từ đó nền đất bị dịch chuyển sẽ kéo theo việc sạt lở bờ sông, bờ biển. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (có phối hợp với Trường Đại học Utretch, Hà Lan) cho thấy, độ lún trung bình ở khu vực ĐBSCL khoảng 2cm/năm, nơi có độ lún lớn nhất là bán đảo Cà Mau.

Loay hoay tìm giải pháp

Tiến sĩ Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (ĐH Cần Thơ) cho rằng: “Năm nay dự báo lũ về không nhiều, nhưng khi triều cường, nội ô TP.Cần Thơ vẫn bị ngập, đó là do không có không gian cho nước tràn. Ngày xưa, trong thành phố có rất nhiều kinh rạch, đóng vai trò như hồ chứa tạm thời, bây giờ mình lấp hết rồi, nước không còn chỗ chảy nữa, nên phải chảy ra đường. Cần xem xét lại những không gian dành cho trữ nước.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, để ứng phó hiệu quả với BĐKH, nguồn nước suy kiệt, các địa phương vùng ĐBSCL tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ chất lượng nước mặt, nước ngầm. Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tập trung kinh phí hoặc vốn dự phòng của công tác phòng chống thiên tai để làm vùng trữ nước trong nội đồng, mương vườn; không nên vì những khó khăn hiện nay mà đầu tư xây dựng những công trình lớn vừa lãng phí, kém hiệu quả mà còn gây tác hại đến môi trường, tính đa dạng sinh học. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm và mạng lưới thông tin đến cộng đồng để chủ động thích ứng với tự nhiên.

Tại Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH diễn ra ở TP.Cần Thơ, Bộ NNPTNT có đề xuất Chính phủ nhiều giải pháp quan trọng cho vùng. Cụ thể là đề xuất kinh phí 2.500 tỉ đồng cho các dự án cấp bách (10 điểm bờ sông 1.200 tỉ đồng và 8 điểm bờ biển 1.300 tỉ đồng) để tăng khả năng chống chịu cho ĐBSCL. Giai đoạn 2018-2030, Bộ cũng đề xuất kinh phí dự kiến khoảng 34.000 tỉ đồng cho các chương trình, dự án bố trí, sắp xếp lại dân cư vùng ven sông, kênh, rạch, ven biển kết hợp phòng chống lũ...

Để ứng phó với BĐKH, các nhà khoa học cùng khuyến cáo, các địa phương ở ĐBSCL phải xây dựng một bản đồ dự báo chung cho toàn vùng, đánh dấu các điểm đen sạt lở lên bản đồ đó giống như điểm đen giao thông đường bộ. Về lâu dài, các địa phương cần rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, tái cơ cấu phát triển ngành gắn với ứng phó BĐKH, nước biển dâng.

TRẦN LƯU - Nhật Hồ
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL: Mùa khô 2020-2021 tái diễn hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt hơn

Vũ Long |

Hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2020-2121 có khả năng đến sớm và gay gắt hơn mùa khô 2019-2020.

Mùa lũ về muộn, ĐBSCL đối diện nguy cơ bị xâm nhập mặn, triều cường

Vũ Long |

Đồng bằng sông Cửu Long đối diện với nguy cơ bị xâm nhập mặn và triều cường khi lũ năm nay về muộn, mực nước thấp.

ĐBSCL: Từ sống chung với lũ tới sống chung với xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa căng mình trải qua kỳ xâm nhập mặn nặng nề nhất trong lịch sử với nhiều thiệt hại. Từ đây, vấn đề “sống chung với xâm nhập mặn” lại được đặt ra cho ĐBSCL.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

ĐBSCL: Mùa khô 2020-2021 tái diễn hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt hơn

Vũ Long |

Hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2020-2121 có khả năng đến sớm và gay gắt hơn mùa khô 2019-2020.

Mùa lũ về muộn, ĐBSCL đối diện nguy cơ bị xâm nhập mặn, triều cường

Vũ Long |

Đồng bằng sông Cửu Long đối diện với nguy cơ bị xâm nhập mặn và triều cường khi lũ năm nay về muộn, mực nước thấp.

ĐBSCL: Từ sống chung với lũ tới sống chung với xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa căng mình trải qua kỳ xâm nhập mặn nặng nề nhất trong lịch sử với nhiều thiệt hại. Từ đây, vấn đề “sống chung với xâm nhập mặn” lại được đặt ra cho ĐBSCL.