Công nhận dạy học trực tuyến là phương thức dạy học chính thức trong nhà trường:

Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục tiên tiến

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa chính thức ban hành Thông tư Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Đây là lần đầu tiên ngành Giáo dục xây dựng được một hành lang pháp lý bài bản để các cơ sở giáo dục có căn cứ sử dụng đa dạng phương thức dạy học trong nhà trường. Nhưng để dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tình thế khi có dịch bệnh, để nó đạt hiệu quả và phát huy hết lợi ích, nỗ lực của riêng ngành giáo dục là chưa đủ.

Dạy học trực tuyến có thể thay thế dạy học trực tiếp

Một trong những điểm được đánh giá là tiến bộ trong thông tư về dạy học trực tuyến là Bộ GDĐT chính thức cho phép dạy học trực tuyến có thể hỗ trợ và thay thế dạy học trực tiếp.

Trước đây, với nhiều cơ sở giáo dục, chỉ trong trường hợp bất khả kháng, học sinh không thể đến trường, thì dạy học trực tuyến mới được sử dụng như là một giải pháp cần thiết. Còn lại, dạy học trực tiếp, thầy trò tương tác trực tiếp trên lớp vẫn là phương thức chính được sử dụng. Một phần do chưa có hành lang pháp lý, quy định cụ thể, phần nữa do giáo viên quá quen với việc dạy học trên lớp và ít nhiều có tâm lý “ngại” chuyển đổi. Điều này chứng minh bằng việc qua 2 mùa dịch COVID-19, khi học sinh đã trở lại trường, phần lớn các cơ sở đều không sử dụng phương thức dạy học trực tuyến nữa.

Nhưng từ ngày 16.5.2021, khi Thông tư Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông có hiệu lực, thì việc tổ chức dạy học trực tuyến sẽ là một trong những nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường. Theo đó, các cơ sở giáo dục sẽ xây dựng cả kế hoạch dạy học trực tiếp và trực tuyến và công khai ngay từ đầu năm học. Trong đó, việc dạy học trực tuyến sẽ phải có các phương án khác nhau, như ở hoàn cảnh bất khả kháng, hay sử dụng để hỗ trợ dạy học trực tiếp trên lớp. Tương ứng với từng kế hoạch đó, các nhà trường sẽ tổ chức nội dung dạy học thế nào, việc đảm bảo chất lượng, mức thu học phí ra sao. Việc này giúp minh bạch, công khai hoá để học sinh, phụ huynh được biết và giúp cho cơ quan quản lý cũng như xã hội có cơ sở để giám sát.

Đặc biệt, Bộ GDĐT cũng mở rộng quyền tự chủ cho các địa phương, cho cơ sở giáo dục trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và áp dụng hình thức dạy học trực tuyến tùy từng điều kiện của địa phương, nhà trường. Người đứng đầu cơ sở giáo dục được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.

Khi tổ chức dạy học trực tuyến, giáo viên sẽ thực hiện các hoạt động chính như tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh.

Theo đại diện Bộ GDĐT, khi ban hành thông tư, Bộ xác định mục đích của việc dạy học trực tuyến là để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không thể đến trường vì những lý do khách quan. Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh.

Đồng thời, dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên internet để giảng dạy và học tập. Thông qua dạy học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Tăng giám sát để công khai, trung thực trong kiểm tra, đánh giá

Một trong những nội dung quan trọng khác trong thông tư của Bộ GDĐT về dạy học trực tuyến là bộ cho phép các cơ sở giáo dục thực hiện kiểm tra đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tuyến trong điều kiện bất khả kháng. Còn trong điều kiện bình thường, việc kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ GDĐT.

Về điều này, học sinh và phụ huynh băn khoăn là nếu tiến hành kiểm tra bằng hình thức trực tuyến thì sẽ được thực hiện thế nào, làm sao đảm bảo công khai, minh bạch, kết quả kiểm tra trung thực và khách quan?

Trước lo lắng này, cô Nguyễn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Đông La (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho rằng, hiện nay Bộ GDĐT có nhiều đổi mới trong việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh. Theo đó, học sinh sẽ được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau và có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, như bằng hình thức hỏi - đáp, viết ngắn, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể, hay các bài thu hoạch sau các khóa học của học sinh… Việc này sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực, khả năng sáng tạo, cũng như vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, thay vì học thuộc lòng kiến thức như trước đây.

Để đảm bảo minh bạch, công bằng cho học sinh, cô Dung cho rằng vai trò của người đứng đầu cơ sở giáo dục là rất quan trọng. Lãnh đạo nhà trường phải tăng cường vai trò giám sát từ khâu ra đề, đến khi tiến hành kiểm tra đánh giá. Vai trò quan trọng nhất vẫn là giáo viên, cần có sự đánh giá công tâm, khách quan, vì quyền lợi của học sinh.

Hiện còn những lo lắng dạy học trực tuyến khó tiếp cận được đến tất cả đối tượng học sinh, do phụ thuộc vào cơ sở vật chất, điều kiện của mỗi gia đình. Thực tế từ đợt nghỉ học phòng dịch COVID-19 thời gian qua, mới có gần 80% học sinh phổ thông được tiếp cận học trực tuyến, học qua truyền hình, vẫn còn 20% học sinh, nhất là học sinh vùng sâu vùng xa khó khăn trong tiếp cận hình thức học này.

Để hoạt động dạy học trực tuyến được diễn ra thuận lợi, Bộ GDĐT đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan triển khai dạy học trực tuyến tại địa phương. UBND cấp tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ về nguồn lực bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến; bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật tổ chức dạy học trực tuyến.

Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh chuyển đổi số, mà chuyển đổi số trong giáo dục được xác định là khâu đột phá, ngành Giáo dục cần sự chung tay của các địa phương, trước mắt là bố trí nguồn lực, kinh phí bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và bồi dưỡng giáo viên để đảm bảo việc dạy học trực tuyến được duy trì thường xuyên, phát huy hiệu quả.

5.000 bài giảng để phục vụ dạy học trực tuyến

Bộ GDĐT vừa giới thiệu nền tảng giáo dục số iGiaoduc cập nhật hơn 5.000 bài giảng e-learning, hơn 2.000 bài giảng truyền hình, hơn 3.600 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 đầu sách giáo khoa.

Theo ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT) - kho học liệu số trực tuyến là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy và nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến của ngành Giáo dục trong thời gian tới.

Với những bài giảng e-learning sinh động, học sinh ở những khu vực còn khó khăn có thể được học những bài giảng của thầy cô dạy giỏi ở thành thị, mang lại sự công bằng trong tiếp cận nội dung giáo dục có chất lượng của người học giữa các vùng miền..

Hệ thống cũng đã tích hợp tài khoản người dùng đặt theo mã định danh từ cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục; đã cấp tài khoản cho hơn 1 triệu giáo viên trên cả nước để tham gia đóng góp, chia sẻ và khai thác sử dụng.

Được phát triển trên nền tảng mở, iGiaoduc khuyến khích cộng đồng, đặc biệt là các thầy, cô giáo và các em học sinh vào tham gia sử dụng và đóng góp nội dung và các tài liệu học tập lên hệ thống.

Ngành GDĐT sẽ tiếp tục đóng góp, làm giàu nguồn tri thức Việt và khai thác nguồn tri thức số có hiệu quả vào các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của ngành, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Dạy học trực tuyến có thể thay thế dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Theo đó, Bộ GDĐT chính thức cho phép dạy học trực tuyến hỗ trợ và thay thế trực tiếp.

Xem xét duy trì song song dạy học trực tuyến và trực tiếp trên lớp

Minh Ánh - Đặng Chung |

Sau 2 mùa COVID, việc dạy học trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích, khiến các nhà trường càng thêm phần quyết tâm duy trì dạy học trực tuyến song song với dạy học trực tiếp trên lớp trong điều kiện bình thường.

Học sinh được hỗ trợ học tập miễn phí nhờ duy trì việc dạy học trực tuyến

Thiều Trang - Bích Hà |

Trải qua "mùa COVID thứ nhất" rồi "mùa COVID thứ hai", đến nay thầy và trò Trường THPT Yên Dũng 3 (Bắc Giang) đã hoàn toàn tự tin để dạy học trực tuyến hiệu quả, ngay cả trong điều kiện bình thường. Động lực khiến thầy cô quyết tâm thực hiện điều này là vì: Nếu duy trì việc dạy học trực tuyến, người được hưởng lợi sẽ là học sinh.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Dạy học trực tuyến có thể thay thế dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Theo đó, Bộ GDĐT chính thức cho phép dạy học trực tuyến hỗ trợ và thay thế trực tiếp.

Xem xét duy trì song song dạy học trực tuyến và trực tiếp trên lớp

Minh Ánh - Đặng Chung |

Sau 2 mùa COVID, việc dạy học trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích, khiến các nhà trường càng thêm phần quyết tâm duy trì dạy học trực tuyến song song với dạy học trực tiếp trên lớp trong điều kiện bình thường.

Học sinh được hỗ trợ học tập miễn phí nhờ duy trì việc dạy học trực tuyến

Thiều Trang - Bích Hà |

Trải qua "mùa COVID thứ nhất" rồi "mùa COVID thứ hai", đến nay thầy và trò Trường THPT Yên Dũng 3 (Bắc Giang) đã hoàn toàn tự tin để dạy học trực tuyến hiệu quả, ngay cả trong điều kiện bình thường. Động lực khiến thầy cô quyết tâm thực hiện điều này là vì: Nếu duy trì việc dạy học trực tuyến, người được hưởng lợi sẽ là học sinh.