Xe đưa đón học sinh gây ùn tắc giao thông:

Mô hình xe buýt học đường còn “treo” đến bao giờ?

Đặng Tiến - Phạm Đông |

Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh có hàng triệu học sinh tiểu học, THCS đi học mỗi sáng, nhưng mô hình xe buýt học đường vẫn chỉ ở trên giấy.

Cơn mưa sáng sớm ngày 7.9 ở Hà Nội vào đúng giờ cao điểm. Rất nhiều xe đưa đón học sinh nối đuôi nhau thành hàng dài từ các khu chung cư cùng lúc toả ra các tuyến đường ở quận Thanh Xuân, Cầu Giấy... khiến đường sá vốn đông đúc lại càng kẹt cứng. Những chiếc xe đưa đón học sinh tự phát không góp phần vào việc giảm mà còn gây ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Trong khi đề án xe buýt học đường của thành phố vẫn bị “treo” lại với lý do: Hạ tầng không đáp ứng!

Trông chờ mô hình xe buýt học đường

Liên quan đến dịch vụ xe đưa đón học sinh, theo khảo sát của phóng viên Báo Lao Động, giữa các loại xe được các trường ký kết hợp đồng và giữa các trường, các cấp học cũng có sự chênh lệch đáng kể về giá dịch vụ và hình thức đưa đón học sinh.

Cụ thể, theo thông tin từ Trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm đăng tải công khai trên website, đơn vị này có 2 cơ sở tại 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Trong đó, cơ sở 1 tại phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội có lộ trình năm học 2020-2021, áp dụng từ ngày 3.9 năm nay là 28 xe đưa đón, mỗi xe đều có một cán bộ phụ trách riêng. Còn lại cơ sở 2 (phường Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có 41 xe đưa đón học sinh. Trong đó, nhà trường đã niêm yết số điện thoại các cán bộ phụ trách xe, điểm đưa đón và giờ đưa đón. Đặc biệt, nhà trường đã có khuyến cáo về quy định chung để đảm bảo an toàn cho học sinh đăng ký sử dụng dịch vụ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong thông báo và quy định tài chính của trường này cho biết, nhà trường có các loại xe từ 16-29-45 chỗ để đưa đón học sinh. Với các mức phí khác nhau từ 1.000.000 - 1.800.000 đồng tùy thuộc vào dịch vụ đưa đón tại điểm quy định hoặc xe đưa đón theo thỏa thuận của gia đình học sinh.

Ghi nhận của phóng viên sáng 7.9 cho thấy, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm nằm trên phố Trần Văn Cẩn (Mỹ Đình 2), đây là tuyến đường rất nhỏ hẹp. Do đó, ngay từ khoảng 7h sáng, khi các xe đưa đón học sinh tập trung tại cổng trường cho học sinh vào lớp đã khiến đôi lúc tuyến phố rơi vào cảnh ùn tắc cục bộ. Chỉ trong khoảng 15 phút có đến 10 xe 45 chỗ đưa học sinh đến trường. Để hạn chế tình trạng này, hàng chục giáo viên và bảo vệ của trường đã được tăng cường để giải tỏa giao thông và giao nhận học sinh.

Theo chị Nguyễn Thu Trang (Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy), hai con đang chị đang học tại Trường Quốc tế Việt Nam (Hoàng Mai, Hà Nội). Do không có thời gian đưa con đến trường nên chị đã đăng ký dịch vụ đưa đón học sinh của nhà trường. Tuy nhiên, chị Trang cho biết, phí dịch vụ đưa đón hàng tháng khá cao, khoảng 2,5 triệu đồng/học sinh, di chuyển bằng xe 16 chỗ. Do đó, chị Trang đề xuất cần sớm tổ chức mô hình xe buýt học đường cho học sinh và coi đó như một trong những giải pháp quan trọng về giao thông đô thị.

Được biết, hiện Sở GDĐT Hà Nội đã có yêu cầu Trưởng phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã, hiệu trưởng các trường trực thuộc thực hiện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông năm học 2020 - 2021. Đồng thời khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng đảm bảo an toàn và giảm ùn tắc giao thông.

Đối với các trường có học sinh đưa đón bằng xe ôtô, các đơn vị chủ động lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, xe đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật để vận hành an toàn; lái xe phải có ý thức tốt, có trách nhiệm cao, nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hạ tầng chưa đáp ứng

Theo đại diện Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), năm 2017, Thành uỷ Hà Nội có chỉ đạo Transerco nghiên cứu và xây dựng đề án xe buýt chuyên chở học sinh.

Với sự phối hợp của Sở GDĐT và Sở GTVT, Transerco đã khảo sát toàn bộ hệ thống các trường từ cấp 1 đến cấp 3 với gần 500.000 học sinh trên địa bàn thành phố. Sau khi các chuyên gia của Trường ĐHGT phân tích đánh giá thì nhu cầu thực tế của học sinh tham gia xe đưa đón rất thấp, do đó chưa phù hợp để triển khai.

Cùng với đó, để kết hợp mạng lưới xe buýt đưa đón học sinh cũng gặp nhiều bất cập, như hạ tầng, tổ chức vận hành, đặc biệt sẽ hoạt động theo hình thức gì và nhà nước có trợ giá hay không và nếu tổ chức hoạt động SXKD đơn thuần thì hoạt động như hiện nay.

Theo ông Trần Hữu Minh - Phó Chánh Văn phỏng Uỷ ban ATGT Quốc gia, về lâu dài các doanh nghiệp vận tải đưa đón học sinh cần tính toán khoảng thời gian đưa đón học sinh nhập trường tránh ùn tắc giao thông. Vì, thời gian học sinh nhập và tan trường lưu lượng phương tiện tại các cổng trường tăng 15%. Tiếp đến, nhà trường nên đề nghị phụ huynh đưa con đến trường sớm hơn, tăng cường tiếp nhận thông tin phản hồi của phụ huynh và học sinh về dịch vụ vận tải có an toàn hay không để điều chỉnh kịp thời.

Cũng theo ông Minh, cần sớm phải hoàn thiện các quy định pháp luật để giảm sức ép về thời gian đối với người lái xe vì hiện lái xe chở học sinh đang phải chịu sức ép lớn về thời gian. Đây là vấn đề vô cùng thách thức vì việc ùn tắc giao thông vào các khung giờ cao điểm tại Hà Nội thường xuyên xảy ra.

Đại diện Phòng Quản lý Phương tiện và người lái (Sở GTVT Hà Nội) cho rằng, hiện nhiều nước trên thế giới đã có quy định dòng xe buýt chuyên dụng để chở học sinh với các tiêu chuẩn an toàn riêng cho học sinh từng cấp học. Trong khi đó, Việt Nam chưa có quy định về tiêu chuẩn xe chở học sinh. Muốn chở học sinh an toàn đầu tiên phải có quy trình và tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với xe chở học sinh vì học sinh có nhiều lứa tuổi khác nhau nên phải có xe phù hợp để các doanh nghiệp vận tải thực hiện như: Phương tiện có đảm bảo không, sức khoẻ lái xe như thế nào…

Được biết, hiện Bộ GDĐT đã giao cho các sở xây dựng các quy trình đưa đón học sinh và hiện Sở GDĐT Hà Nội đang triển khai.

* Theo Công văn 3523/BGDĐT- GDCTHSSV của Bộ GDĐT về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ôtô, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có sử dụng dịch vụ này phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình đưa đón học sinh, phải có sự thống nhất giữa nhà trường với đơn vị cung cấp dịch vụ và gia đình học sinh. Hợp đồng vận chuyển giữa cơ sở giáo dục với đơn vị cung cấp dịch vụ phải xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm của các bên liên quan về an toàn giao thông, bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng cho học sinh…

* Một cán bộ Phòng CSGT - CAHN cho biết, những tồn tại, hạn chế phổ biến của loại hình xe đưa đón học sinh là: Nhà xe, chủ xe không đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng, trong đó, nhất là các khu vực ngoại thành, chất lượng phương tiện không bảo đảm, nhiều xe quá cũ, xe đã hết niên hạn sử dụng. Cá biệt, có những trường hợp tài xế không có giấy phép lái xe phù hợp phương tiện điều khiển… Chính những nguyên nhân này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật tự an toàn giao thông và gây nên những thảm họa trong thời gian qua.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho học sinh sử dụng xe đưa đón, trước hết cần nêu cao vai trò trách nhiệm, trong đó ngoài những cơ quan quản lý thì chính những bậc phụ huynh cũng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm. Nhà trường nêu cao tính cảnh giác khi phát hiện những vi phạm, bất cập thì cần thông báo cho chính quyền địa phương cũng như lực lượng công an để can thiệp kịp thời, ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên tiến hành tuần tra, điều tra cơ bản, khảo sát những khu vực có những biểu hiện vi phạm để xử lý nghiêm. Tr.X

Đặng Tiến - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

TP.Hồ Chí Minh: Chưa thu hút được học sinh đi xe buýt

MINH QUÂN |

TPHCM có khoảng 1,74 triệu học sinh, nếu thu hút được học sinh đi xe buýt ngày càng nhiều thì không chỉ giảm lượng phương tiện cá nhân lưu thông (do cha mẹ đưa đón con), góp phần giảm ùn tắc giao thông, mà quan trọng hơn là hình thành thói quen sử dụng phương tiện công cộng cho các em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Đà Nẵng: Xe buýt, xe hợp đồng, taxi chính thức hoạt động trở lại

Hữu Long |

Đà Nẵng chính thức khôi phục hoạt động vận tải hành khách.

Học sinh vào năm học mới, đường TPHCM kẹt xe "không lối thoát"

MINH QUÂN |

Sáng ngày 7.9, nhiều tuyến đường cửa ngõ phía Đông TPHCM kẹt xe nghiêm trọng khi học sinh đi học trở lại. Người lớn trễ giờ làm, trẻ nhỏ trễ giờ học vì "chôn chân" trên đường.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

TP.Hồ Chí Minh: Chưa thu hút được học sinh đi xe buýt

MINH QUÂN |

TPHCM có khoảng 1,74 triệu học sinh, nếu thu hút được học sinh đi xe buýt ngày càng nhiều thì không chỉ giảm lượng phương tiện cá nhân lưu thông (do cha mẹ đưa đón con), góp phần giảm ùn tắc giao thông, mà quan trọng hơn là hình thành thói quen sử dụng phương tiện công cộng cho các em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Đà Nẵng: Xe buýt, xe hợp đồng, taxi chính thức hoạt động trở lại

Hữu Long |

Đà Nẵng chính thức khôi phục hoạt động vận tải hành khách.

Học sinh vào năm học mới, đường TPHCM kẹt xe "không lối thoát"

MINH QUÂN |

Sáng ngày 7.9, nhiều tuyến đường cửa ngõ phía Đông TPHCM kẹt xe nghiêm trọng khi học sinh đi học trở lại. Người lớn trễ giờ làm, trẻ nhỏ trễ giờ học vì "chôn chân" trên đường.