Mô hình của Quảng Ninh: Giao dự án cao tốc cho địa phương đầu tư

Nguyễn Hùng |

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ngày 12.5 đã có một ngày làm việc tại Quảng Ninh để tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức công - tư mà địa phương này đã thực hiện rất thành công. Mô hình của Quảng Ninh được kỳ vọng là bài học cho kế hoạch xây dựng các tuyến cao tốc của cả nước, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.

Đề xuất giao quốc lộ, cao tốc cho địa phương đầu tư

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, từ thực tiễn Quảng Ninh, Bộ GTVT sẽ đề xuất Chính phủ có sự thay đổi, điều chỉnh. Đó là, quốc lộ, cao tốc của địa phương nào thì giao cho địa phương đó đầu tư.

Theo đó, muốn làm được cao tốc thì địa phương phải bỏ tiền giải phóng mặt bằng, Chính phủ sẽ hỗ trợ một phần xây lắp, tuỳ theo từng dự án thì có tỉ lệ phù hợp.

Ông Vũ Văn Khánh - Giám đốc Ban Quản lý các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh - cho biết, nguyên Giám đốc Sở GTVT Quảng Ninh - đây cũng là mô hình mà Quảng Ninh thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc.

Theo đó, ở mỗi dự án, Quảng Ninh đều trình Trung ương cho phép được đứng ra thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh và hình thức đối tác công tư (PPP).

“Nếu cứ trông chờ vào nguồn vốn Trung ương thì rất lâu bởi nguồn vốn đó phải phân bổ cho cả nước” - ông Khánh chia sẻ - “Hơn nữa, việc phân cấp ủy quyền vừa tăng trách nhiệm, vừa tạo sự năng động cho địa phương. Địa phương nào có đủ nguồn lực thì chủ động đầu tư, ngân sách Trung ương cân đối được bao nhiêu thì cân đối”.

Với cách thức đầu tư đó, Quảng Ninh đã nhanh chóng có cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn và đang đầu tư xây dựng cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

Điều đáng nói, để có được những tuyến cao tốc huyết mạch này, Quảng Ninh chỉ phải bỏ ra một phần vốn từ ngân sách; phần lớn còn lại là của các nhà đầu tư tư nhân.

Được biết, từ năm 2014 - 2019, tổng nguồn vốn đầu tư của các dự án theo hình thức PPP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là trên 46.000 tỉ đồng. Trong đó, lĩnh vực giao thông có 7 dự án với tổng vốn 43.099 tỉ đồng, được huy động theo hình thức “mỗi đồng vốn ngân sách thu hút 7-8 đồng vốn tư nhân”. Với lượng vốn lớn như vậy, nếu trông đợi vào ngân sách Trung ương thì rất khó.

Sát cánh cùng doanh nghiệp

Quảng Ninh xác định việc huy động nguồn lực hợp tác công - tư trên nguyên tắc hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp, chia sẻ rủi ro. Vì thế, ở mỗi dự án, cả hệ thống chính trị của Quảng Ninh đều tích cực vào cuộc hỗ trợ các nhà đầu tư.

Tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng ban đầu được giao cho một liên danh các nhà đầu tư, nhưng sau được tách làm 2 hợp phần: Dự án đường nối Hạ Long với Cầu Bạch Đằng, được thực hiện bằng vốn ngân sách địa phương với tổng vốn đầu tư hơn 6.400 tỉ đồng và Dự án Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, được đầu tư theo hình thức BOT, tổng vốn 7.277 tỉ đồng.

Việc tách ra vừa nhằm giảm gánh nặng vốn vay cho nhà đầu tư, vừa đảm bảo phương án trả gốc và lãi để các ngân hàng xem xét cho vay.

Các dự án đường cao tốc sau đó, gồm Hạ Long - Vân Đồn; Vân Đồn - Móng Cái, cũng đều được tách ra làm 2 hợp phần, trong đó Quảng Ninh huy động vốn ngân sách để thực hiện một hợp phần.

Theo một giám đốc công ty xây dựng tại Quảng Ninh, giải phóng mặt bằng luôn là việc khó khăn, mất thời gian nhất đối với bất cứ dự án nào.

“Vốn đã vay rồi, mặt bằng chưa có để thi công thì dự án vừa chậm, mà doanh nghiệp cũng phải gánh nặng lãi suất ngân hàng” - vị này chia sẻ.

Với các dự án đường cao tốc ở Quảng Ninh, từ lãnh đạo cao nhất của tỉnh tới các công chức, viên chức liên quan đều vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là trong khâu giải phóng mặt bằng.

Ở Dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng có một đoạn liên quan đến TP.Hải Phòng, để giúp nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, tỉnh Quảng Ninh đã ứng trước hàng trăm tỉ đồng cho Hải Phòng để giải phóng mặt bằng.

Trong khi đó, với Dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Quảng Ninh phát động Chiến dịch “30 ngày đêm” hoàn thành bàn giao mặt bằng “sạch” cho nhà đầu tư. Kết quả, chưa đầy 30 ngày, với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã cơ bản bàn giao mặt bằng “sạch” cho nhà đầu tư. Sự thành công đó không thể không kể đến sự ủng hộ của người dân, trong đó có nhiều hộ hiến đất để làm đường.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

TPHCM phải liên kết vùng, giải quyết bất cập hạ tầng giao thông

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 5.5, UBND TPHCM đã tổ chức hội thảo khoa học "Định hướng phát triển TPHCM thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045". Theo các đại biểu, để phát triển chỉ mình TPHCM thôi chưa đủ, các tỉnh trong khu vực cần có sự đột phá về hạ tầng giao thông, đẩy nhanh quá trình hình thành một đô thị hoàn chỉnh, một mô hình quản lý phù hợp để phát huy thế mạnh về vị trí, vai trò và hỗ trợ lẫn nhau.

Xây dựng hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách: Đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án thiết yếu

Đặng Tiến |

Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã có văn bản xin đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Theo các chuyên gia, việc phát triển hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế là cần thiết, nhưng cần phải đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án, công trình thiết yếu phục vụ thiết thực cho người dân.

Tập trung đột phá về hạ tầng giao thông, tạo cú hích phát triển

Hà Anh Chiến |

Đồng Nai là tỉnh mạnh về phát triển các khu công nghiệp, tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông lại chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí cửa ngõ TPHCM và trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI cũng xác định rõ: “Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn và giao thông kết nối vùng”.

TPHCM: Cần hơn 950.000 tỉ đồng đầu tư hạ tầng giao thông 10 năm tới

MINH QUÂN |

TPHCM cần tới 952.547 tỉ đồng để đầu tư hạ tầng giao thông giai đoạn 2020-2030.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

TPHCM phải liên kết vùng, giải quyết bất cập hạ tầng giao thông

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 5.5, UBND TPHCM đã tổ chức hội thảo khoa học "Định hướng phát triển TPHCM thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045". Theo các đại biểu, để phát triển chỉ mình TPHCM thôi chưa đủ, các tỉnh trong khu vực cần có sự đột phá về hạ tầng giao thông, đẩy nhanh quá trình hình thành một đô thị hoàn chỉnh, một mô hình quản lý phù hợp để phát huy thế mạnh về vị trí, vai trò và hỗ trợ lẫn nhau.

Xây dựng hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách: Đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án thiết yếu

Đặng Tiến |

Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã có văn bản xin đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Theo các chuyên gia, việc phát triển hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế là cần thiết, nhưng cần phải đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án, công trình thiết yếu phục vụ thiết thực cho người dân.

Tập trung đột phá về hạ tầng giao thông, tạo cú hích phát triển

Hà Anh Chiến |

Đồng Nai là tỉnh mạnh về phát triển các khu công nghiệp, tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông lại chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí cửa ngõ TPHCM và trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI cũng xác định rõ: “Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn và giao thông kết nối vùng”.

TPHCM: Cần hơn 950.000 tỉ đồng đầu tư hạ tầng giao thông 10 năm tới

MINH QUÂN |

TPHCM cần tới 952.547 tỉ đồng để đầu tư hạ tầng giao thông giai đoạn 2020-2030.