Mở đường vươn tới bản Mông

Bút ký của Sông Lô |

Trước kia, vào những thập niên 60, nhắc đến Mường Lát người ta sẽ nhớ đến một vừng rừng núi nguyên sinh hiểm trở “Ma thiêng nước độc” với những căn bệnh sốt rét hoành hành, phương tiện giao thông duy nhất lúc này chỉ có đi bộ và cưỡi ngựa. Nhưng nay, từng con đường vươn tới bản Mông đang khiến Mường Lát đổi thay từng ngày...

Trong một lần tình cờ gặp lại ông Cao Văn Cường - Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa), ông Cường vui vẻ cho biết: “Trong những năm qua, chúng tôi đã hoàn thành việc mở đường giao thông cho xe máy chạy đến các bản làng người Mông nằm ở lưng chừng núi. Mường Lát đã xóa bỏ đường xe ngựa, phổ cập xong đường xe máy, không còn bản làng phải đi bộ, nhiều nơi ôtô đã vào trong bản”. Điều ông Cường nói đã làm tôi hết sức vui mừng và thầm mong cho Mường Lát ngày càng phát triển.

Những con đường mới lên với bản Mông. Ảnh: T.L
Những con đường mới lên với bản Mông. Ảnh: T.L

Vậy là chưa đầy 5 giờ đồng hồ ngồi trên xe khách chạy từ TP Thanh Hóa, khi còn đang ngáp ngủ, tôi đã bị anh lái xe vỗ vai gọi: “Đến Mường Lát rồi, xuống xe thôi”. Tôi chợt nghĩ thầm: “Sao nhanh thế, mới có vài tiếng đã đến nơi, gã lái xe này trêu mình rồi ư”.

Lấy hai tay dụi mắt cho tỉnh ngủ, trước mắt tôi là một thị trấn sầm uất với những cửa hàng tạp hóa đa dạng về chủng loại, những ngôi nhà cao tầng che khuất cả sương núi. Tôi hết sức ngạc nhiên, sửng sốt về sự đổi thay đến không ngờ của Mường Lát, tôi chúc mừng cho sự lớn mạnh của Mường Lát. Sau một hồi nhìn ngắm sự lung linh của phố huyện, tôi chợt nhận ra mình đang đứng ở ngã ba phố huyện, phía trước là Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện Mường Lát, tôi chợt thốt lên: “Nơi đây, trước kia là bản nghèo”.

***

Những ký ức xa xăm về Mường Lát với những ngày tháng khó khăn chợt hiện về, tôi chợt nhớ lại những lần lên Mường Lát công tác, đó là vào những năm 90 khi đó huyện Mường Lát vẫn chưa được tách ra từ huyện Quan Hóa nên đường giao thông chưa được đầu tư phát triển. Lúc này, do điều kiện kinh tế khó khăn nên nhà nước chỉ mới ưu tiên đầu tư xây dựng tuyến đường từ thị xã Thanh Hóa lên đến thị trấn Hồi Xuân còn các tuyến đường liên xã vẫn chưa được ưu tiên nâng cấp, mở rộng.

Tôi nhớ khi đó, các xã của huyện Mường Lát bây giờ như Trung Lý, Mường Lý, Pù Nhi, Tam Chung, Mường Chanh trực thuộc huyện Quan Hóa nên các tuyến đường về xã chỉ là đường mòn, đường ngựa đi, chưa có đường ôtô.

 
Đường vào nhiều bản như Piềng Mòn, Pù Đứa đã hoàn thành việc đổ bêtông, đường nông thôn mới xe ôtô đã vào tận trong bản. Ảnh: Lô Giang

Đi từ Hồi Xuân lên thị trấn Mường Lát nếu thuận lợi thì cũng phải mất vài ngày đường. Lúc này, vẫn chưa có xe khách chạy lên Mường Lát, xe khách chỉ mới chạy đến thị trấn Hồi Xuân. Khi đó muốn lên Mường Lát phải mất một ngày đường bắt xe khách từ thị xã Thanh Hóa lên đến Hồi Xuân, nghỉ nhờ ở nhà dân rồi ngồi nhờ xe ôtô tải chở muối để lên Mường Lát. Chính những chuyến xe chở muối này đã mở đầu cho những chuyến xe chở khách lên Mường Lát. Cánh lái xe thời đó buộc phải thủ sẵn cuốc, xẻng, xà beng trong xe nếu xe gặp sự số sẽ lấy ra cuốc đất san đường để lấy lối đi.

Thời bấy giờ, đường lên Mường Lát chủ yếu bằng đường bộ, việc đi lại của người dân chủ yếu bằng ngựa.

Ngày hôm sau chúng tôi dậy thật sớm rồi đi bộ men theo lối mòn dọc sông Lò qua các xã Nam Xuân, Nam Tiến, Nam Động, Hiền Kiệt ngược lên Mường Lát. Đi đường mệt thì vào nhà dân ở các bản làng người Thái, người Mông để xin nghỉ, xin nước, xin ăn. Khi chúng tôi đến khu vực dốc Cổng Trời ở xã Trung Lý thì đã nhá nhem tối, tôi vào nhà một người quen ở bản Khằm để xin nghỉ qua đêm và được ông lão người Mông thịt gà đãi khách cùng nhâm nhi chén rượu ngô ủ men lá.

Sáng hôm sau, tôi dậy sớm để tiếp tục cuộc hành trình, trước khi đi, ông lão người Mông còn dúi vào tay tôi một nắm xôi nếp nương bên trong có một miếng thịt rừng gác bếp để tôi ăn khi đi đường. Tôi lại tiếp tục cuộc hành trình về xã Tam Chung, men theo lối mòn đường ngựa, được che kín dưới những tán cây rừng, đi đến đâu chúng tôi lại vào bản xin nước uống đồ ăn đến đó, mệt quá thì ngủ bên bờ suối. Trải qua cuộc hành trình dài, đến chiều muộn chúng tôi mới đến được bản Na Tao xã Pù Nhi.

Lại một đêm ngủ ở nhà người Mông, sáng hôm sau, khi con gà rừng còn gáy le te, tôi đã dậy thật sớm để tiếp tục luồn rừng, leo dốc, vạch lá rừng đi bộ mãi tận chiều muộn mới đến bản Pom Buôi, xã Tam Chung (hiện là trung tâm của thị trấn Mường Lát).

***

 
Đường về các bản Ón, Sài Khao, Con Dao, Suối Tút, Tà Cóm, Co Cài… đã được đầu tư xây dựng, đi xe máy đã đến tận nhà dân.

Mãi sau này tôi mới biết được, năm 1975 sau khi thống nhất nước nhà, Đảng ta đã có chủ chương xây dựng một con đường quốc tế sang nước bạn Lào. Để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng cao cả, Tổng Hội thanh niên tình nguyện được thành lập với hàng ngàn thanh niên ưu tú thực hiện nhiệm vụ mở một tuyến đường từ Hồi Xuân lên đến cửa khẩu Tén Tằn. Những khó khăn, gian khổ cùng với những mất mát, hy sinh trong việc xẻ núi băng rừng đã được khắc họa chân thực trong tiểu thuyết Vùng trời thủng của nhà văn Kiều Vượng – một trong những lớp người đầu tiên đã dành một phần tuổi trẻ của mình trong việc mở đường Hồi Xuân – Tén Tằn.

Tôi còn nhớ rất rõ, một niềm vui đánh dấu sự phát triển của Mường Lát sau này, đó là vào năm 1996 các xã Trung Lý, Pù Nhi, Tam Chung, Tén Tằn, Quang Chiểu, Mường Chanh, Mường Lý đã được tách ra từ huyện Quan Hóa để thành lâp ra huyện Mường Lát bây giờ. Để ưu tiên cho việc phát triển kinh tế ở Mường Lát, một con đường mòn đất đá liên huyện dành cho xe ô tô nối liền Hồi Xuân với thị trấn Mường Lát gấp rút được thi công, tạo điều kiện cho các xe tải vận chuyển hàng hóa lên Mường Lát. Do là đường đất làm tạm nên lối đi tương đối nhỏ hẹp, nhiều dốc cao nên xe chạy rất vất vả. Đặc biệt, giao thông lên Mường Lát chỉ hoạt động được vào mùa khô, còn vào mùa mưa giao thông gần như bị tê liệt hoàn toàn, phương tiện đi lại duy nhất vẫn là đi bộ hoặc cưỡi ngựa.

***

Thời gian trôi qua, đến năm 2000 tôi mới có dịp quay trở lại Mường Lát. Lúc này đường sá đi lại thuận tiện hơn nên đã có xe khách về Mường Lát. Tuy nhiên, đường sá đi lại vẫn rất khó khăn, chủ yếu là đường đất rải đá, nhiều đèo dốc cao.

Lúc này, quốc lộ 15C dài 136 km nối liền Hồi Xuân đã được mở rộng đến tận Mường Chanh. Do đường đất gập ghềnh, nhiều đèo dốc, có nhiều đoạn dốc cao hành khách phải xuống xe đi bộ, nhiều đoạn đường sụt lún nhà xe phải dùng cuốc để san lấp đất cho xe chạy. Trải qua đoạn đường “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, tối muộn hành khách mới có thể đến thị trấn Mường Lát. Lúc bấy giờ đường giao thông về trung tâm các xã đang bắt đầu được đầu tư xây dựng, đường về các bản làng thì vẫn chưa được đầu tư, vẫn phải đi bộ, đi xe ngựa.

***

Thu này, tôi mới có dịp quay trở lại đây mới cảm nhận hết được sự thay da đổi thịt từng ngày của Mường Lát. Mường Lát không chỉ phát triển ở những tuyến đường huyết mạch liên xã mà các tuyến đường liên thôn liên bản cũng đã được đầu tư khang trang. Trong đó chính sách xây dựng đường bêtông hóa nông thôn mới đến các bản Mông đã tạo điều kiện cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số giao thương trao đổi nông sản ra bên ngoài. Ngày nay, quốc lộ 15C nối liền Hồi Xuân đến tận Mường Chanh, Cửa khẩu Tén Tằn được đổ nhựa phẳng như lụa đã tạo điều kiện cho Mường Lát giao lưu với các huyện miền xuôi. Tỉnh lộ 21D từ trung tâm thị trấn Mường Lát đến cầu Chiềng Nưa xã Mường Lý, quốc lộ 16 nối liền xã Trung Lý đến xã Mường Lý đã tạo đà cho Mường Lát trao đổi hàng hóa với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La.

Đường về các bản Ón, Sài Khao, Con Dao, Suối Tút, Tà Cóm, Co Cài… đã được đầu tư xây dựng, đi xe máy đã đến tận nhà dân. Đường vào nhiều bản như Piềng Mòn, Pù Đứa đã hoàn thành việc đổ bê tông, đường nông thôn mới xe ôtô đã vào tận trong bản.

 
Đường mở tới đâu, đời sống vật chất, tinh thần bà con đồng bào phát triển tới đó. Ảnh: T.L

Tôi rất vui, người dân bản Mông ở Mường Lát nay không còn phải đi bộ, đi ngựa ra trung tâm xã, thị trấn như xưa, thay vào đó là xe máy, xe ôtô đã đến từng gia đình, từng bản. Hiện, Mường Lát đã hoàn thành xong việc “phổ cập” đường giao thông xe máy, xóa bỏ đường đi bộ về các bản làng.

Trong tôi luôn mong muốn những năm tới Mường Lát sẽ phấn đấu hoàn thành việc “phổ cập” đường ôtô đến các bản làng, rồi những con đường tơ lụa sẽ rải đến tận các thôn bản lưng chừng núi của bà con người Mông, Thái, Dao ở Mường Lát...

 
Bút ký của Sông Lô
TIN LIÊN QUAN

Thanh Hoá - thành phố tôi yêu

Lê Thị Thu Thanh |

Về thành phố (TP) Thanh Hoá những ngày này đâu đâu cũng thấy băng rôn, panô áp phích rộn ràng không khí chào mừng kỷ niệm 990 năm “Danh xưng Thanh Hóa” với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa.

Công trình quả cảm của người Thanh Hoá

Cao Ngọ |

Công trình xây dựng sân bay quân sự Sao Vàng là dấu son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam nói chung, quân dân Thanh Hóa nói riêng. Công trình đó mãi mãi trường tồn cùng đất nước không thể lãng quên trong mỗi người dân Việt Nam nhất là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa!

Dòng sông hồn cốt xứ Thanh

Nhà văn Lê Ngọc Minh |

Có nhà thơ đã viết: “Cửa Tén Tằn sông Mã dồn quí thủy/Xây đắp miền cốt cách mấy tầng văn” (thơ Từ Nguyên Trực). Sông Mã, dòng sông lớn nhất miền Trung này đổ vào địa giới Thanh Hóa ở bản Tén Tằn, huyện Mường Lát tạo nên nền văn minh vật chất và tinh thần phong phú cho xứ Thanh, một vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Thanh Hoá - thành phố tôi yêu

Lê Thị Thu Thanh |

Về thành phố (TP) Thanh Hoá những ngày này đâu đâu cũng thấy băng rôn, panô áp phích rộn ràng không khí chào mừng kỷ niệm 990 năm “Danh xưng Thanh Hóa” với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa.

Công trình quả cảm của người Thanh Hoá

Cao Ngọ |

Công trình xây dựng sân bay quân sự Sao Vàng là dấu son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam nói chung, quân dân Thanh Hóa nói riêng. Công trình đó mãi mãi trường tồn cùng đất nước không thể lãng quên trong mỗi người dân Việt Nam nhất là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa!

Dòng sông hồn cốt xứ Thanh

Nhà văn Lê Ngọc Minh |

Có nhà thơ đã viết: “Cửa Tén Tằn sông Mã dồn quí thủy/Xây đắp miền cốt cách mấy tầng văn” (thơ Từ Nguyên Trực). Sông Mã, dòng sông lớn nhất miền Trung này đổ vào địa giới Thanh Hóa ở bản Tén Tằn, huyện Mường Lát tạo nên nền văn minh vật chất và tinh thần phong phú cho xứ Thanh, một vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt.