Mở cửa đón nhân tài: Vì sao vẫn khó?

Minh Bằng |

Báo cáo mới đây của TPHCM cho hay, với mức lương chỉ khoảng 13 triệu đồng/tháng khiến nhiều năm qua TPHCM khó thu hút chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước về làm việc. Thực tế có đến 14/19 chuyên gia đã rời bỏ chương trình thu hút nhân tài.

Muốn có chuyên gia đặc biệt nhưng lương không đặc biệt

TPHCM là một trong những địa phương năng động nhất cả nước. Đây cũng là nơi sớm đề xuất các chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt ở khu vực công. Thế nhưng sau nhiều năm thực hiện, chương trình này có nguy cơ “thất bại toàn tập”.

“Trước đây, khi thu hút chuyên gia, chúng tôi được phép trả lương kịch trần cho họ không quá 150 triệu đồng/tháng” - TS Ngô Võ Kế Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TPHCM cho hay. Tuy nhiên, cơ chế thu hút chuyên gia bị thay đổi.

Theo quy định mới, kinh phí trả cho chuyên gia phải theo hệ số lương nhà nước, dẫn đến giảm đi tính đặc thù của TPHCM. Từ đó, dẫn đến đời sống của chuyên gia rất thấp, chỉ còn khoảng 13 triệu đồng/tháng, không đảm bảo cuộc sống ổn định cho chuyên gia. Cùng với đó, cơ chế khen thưởng có nhiều bất cập, chưa có nhà ở cho chuyên gia. Cụ thể, theo Quyết định 17/2019/QĐ-UBND, TPHCM áp dụng mức trợ cấp ban đầu (chỉ áp dụng một lần và áp dụng cho lần ký hợp đồng đầu tiên) để khuyến khích và ổn định công tác cho chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).

Về lương, TPHCM quy định, chuyên gia, nhà khoa học được chi trả mức lương hằng tháng với số tiền bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số của Bảng lương Chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau: Những trường hợp là giáo sư, phó giáo sư được hưởng bậc 2 (hệ số 9,40); các trường hợp còn lại: Được hưởng bậc 1 (hệ số 8,80).

Người có tài năng đặc biệt được hưởng mức hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng theo năng lực, thành tích cá nhân đã đạt được từ 30.000.000 đồng/người/tháng (ba mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng/người/tháng (năm mươi triệu đồng). Mức hỗ trợ này đã bao gồm tiền lương hằng tháng, các khoản phụ cấp kèm theo lương (nếu có) mà người có tài năng đặc biệt được hưởng theo quy định pháp luật. Rõ ràng, với mức lương và chế độ đãi ngộ như vậy rất khó thu hút nhân tài.

Ngoài ra chính sách về nhà ở cũng không hấp dẫn. Đối với người tài, TPHCM đưa ra giải pháp về nhà công vụ, trường hợp không bố trí được nhà công vụ thì chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt được xem xét, hỗ trợ tối đa 50% kinh phí thuê nhà ở và số tiền hỗ trợ không vượt quá 7.000.000 đồng/tháng (bảy triệu đồng).

Với những chính sách “nửa vời”, việc TPHCM không thể có các chuyên gia giỏi là điều dễ hiểu.

Bởi thế, theo các chuyên gia tại TPHCM, phải nhanh chóng thay thế quyết định 17/2019 bằng một quyết định mở hơn với cơ chế được ký hợp đồng với chuyên gia theo cơ chế đặt hàng hoặc thoả thuận theo cơ chế thị trường mà không bị áp đặt bởi các khung hệ số. Đồng thời, đề xuất cơ chế khen thưởng đột xuất cho chuyên gia, nhằm động viên, khuyến khích, tạo động lực, để TPHCM là điểm đến tin cậy, thân thiện và nghĩa tình.

Tuy nhiên để thay đổi Quyết định 17 thì TPHCM phải đề xuất sửa đổi Nghị quyết 54 của Quốc hội (cơ chế đặc thù cho TPHCM).

Vất vả tìm và giữ nhân tài

Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng chiến lược giữ chân và thu hút nhân tài. Đề án thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được thành phố Đà Nẵng triển khai nhiều năm nay bộc lộ những hạn chế ở khối hành chính, nhà nước.

Theo thống kê, có 613 học viên thụ hưởng với tổng số tiền là 696 tỉ đồng. Tuy nhiên, có 215 học viên rút khỏi đề án này, chiếm 35%. Thu nhập, môi trường làm việc là một trong những nguyên nhân khiến một số học viên bỏ việc.

Mới đây, ngày 22.6, khi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra một số hạn chế của Đà Nẵng như quy mô kinh tế thành phố chỉ chiếm 1,5%, thu ngân sách chỉ chiếm 1,45% của cả nước, tốc độ phát triển chưa tương xứng với lợi thế; nhiều cán bộ có biểu hiện e ngại, sợ sai, không dám làm, dám chịu trách nhiệm... Bởi vậy để Đà Nẵng phát triển, Thủ tướng yêu cầu: “Đà Nẵng phải tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước”.

Rõ ràng, Đà Nẵng phải thay đổi chiến lược và sớm đưa ra kế hoạch mới để đào tạo, thu hút nhân tài theo yêu cầu của Thủ tướng.

Hay như tại Đồng Nai, trước làn sóng nghĩ việc thôi việc của các bác sĩ bệnh viện công, tỉnh này đã phải đưa ra phương án mời và giữ chân nhân viên y tế. Cụ thể tiến sĩ, bác sĩ CK I, CK II, thạc sĩ,... sau khi về công tác sẽ được chi dự kiến 200-300 triệu đồng/người, nhận một lần dựa theo nhu cầu của từng đơn vị.

Các bệnh viện: Đa khoa Đồng Nai, Đa khoa Thống Nhất, Đa khoa khu vực Long Khánh, Da liễu Đồng Nai, Trung tâm Giám định y khoa hỗ trợ tiến sĩ, bác sĩ CK II, bác sĩ nội trú 250 triệu đồng; thạc sĩ, bác sĩ CK I 200 triệu đồng.

Tuy nhiên đây mới chỉ là đề xuất, còn phải chờ ý kiến của HĐND tỉnh. Thực tế, mức chi của Đồng Nai chưa phải là cao. Năm ngoái, tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND về một số chính sách đặc thù xây dựng đội ngũ trí thức và thu hút, trọng dụng người có tài năng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Nghị quyết, tỉnh hỗ trợ 600 triệu đồng đối với Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ hoặc Tiến sĩ y khoa, Bác sĩ chuyên khoa cấp II; Thạc sĩ hoặc Thạc sĩ y khoa, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Bác sĩ nội trú được hỗ trợ 400 triệu đồng. Giáo viên, giảng viên có trình độ Tiến sĩ được hỗ trợ 600 triệu đồng; có trình độ Thạc sĩ được hỗ trợ 400 triệu đồng; có trình độ Đại học được hỗ trợ 300 triệu đồng.

Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP, ngoài hưởng chính sách theo quy định của Chính phủ được tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ 600 triệu đồng đối với cán bộ khoa học trẻ có trình độ Tiến sĩ; trình độ Thạc sĩ được hỗ trợ 400 triệu đồng; trình độ Đại học được hỗ trợ 150 triệu đồng; sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên được tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng…

Tiền lương chưa phải là yếu tố quyết định

Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài do Bộ Nội vụ soạn thảo và đã được Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu từ năm 2021 - 2025, các ngành, lĩnh vực mũi nhọn được ưu tiên là chính trị và quản lý điều hành nhà nước; khoa học, công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số, cơ sở dữ liệu, tự động hóa...; giáo dục; y tế; công nghệ sinh học; văn hóa, thể thao... Từ năm 2026 - 2030, nhân tài trong cơ cấu lãnh đạo bảo đảm khung tỉ lệ tối thiểu từ 2-5% trở lên; từ 10-15% trở lên trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ.

Từ năm 2030 trở đi, phấn đấu mỗi năm tăng thêm ít nhất 1% trở lên với cơ cấu lãnh đạo, quản lý và 3% trở lên trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ. Với phương châm “Bốn tốt”: Đãi ngộ tốt - Cơ hội thăng tiến tốt - Môi trường làm việc tốt - Để sáng tạo tốt, Dự thảo nhấn mạnh việc “có cơ chế đãi ngộ đặc biệt, tạo lập môi trường làm việc tốt để nhân tài phát huy năng lực, thể hiện tài năng cống hiến cho đất nước”; “có chính sách khen thưởng những cá nhân, tổ chức tiến cử, phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng đúng nhân tài”; “xử lý nghiêm những hành vi lạm dụng quyền lực để gây cản trở, trù dập nhân tài...”.

Nguyên ĐBQH khoá XIII, bà Bùi Thị An cho rằng, bên cạnh chế độ đãi ngộ, việc tạo môi trường làm việc, cơ chế để người tài phát huy điểm mạnh, sẵn sàng cống hiến và không bị gò bó trong công việc thì mới thực sự thu hút được nhân tài.

Nghị quyết Đại hội XIII định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 nhấn mạnh “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”. Cụ thể hơn, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, “tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước, mạng lưới kết nối nhân tài người Việt Nam”.

Từ thực tiễn tại TPHCM và các địa phương khác cho thấy, cần phải có sự thay đổi cơ bản trong chiến lược, đặc biệt phải giải quyết được những điểm nghẽn về thu nhập, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến và sáng tạo thì cảnh cửa cho nhân tài mới thực sự rộng mở, để họ yên tâm cống hiến và phát huy tài năng cho đất nước.

Mức độ cạnh tranh người tài ở Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới?

Theo Báo cáo của INSEAD đánh giá mức độ cạnh tranh về nhân tài trên toàn cầu (Global talent competitiveness index) của 134 quốc gia thì chỉ số “cạnh tranh về nhân tài” ở Việt Nam chỉ đạt mức trung bình.

Có bốn tiêu chí chủ yếu để đánh giá một quốc gia có thu hút, khai thác sử dụng được nhân tài hay không, gồm: Hỗ trợ (phát hiện) nhân tài; Thu hút nhân tài; Bồi dưỡng nhân tài và Giữ được nhân tài.

Báo cáo năm 2021 của INSEAD cho thấy Việt Nam đứng thứ 82, đạt 40.85 điểm (thuộc nhóm trung bình thấp), xếp sau các nước trong khu vực như Thái Lan (68) Philippines (70) và Indonesia (82).

Nếu xếp theo giai đoạn, ví dụ giai đoạn 2016-2018 và 2019- 2021 thì chỉ số cạnh tranh về nhân tài trên toàn cầu còn thấp hơn. Hai giai đoạn này, Việt Nam chỉ đứng vị trí 84/134 trong khi Thái Lan từ 71 vọt lên vị trí 66; Indonesia từ 86 vọt lên xếp thứ 70 trong khi Singapore - một đất nước khu vực Đông Nam Á có chỉ số Global talent competitiveness index đứng thứ hai thế giới ở cả hai giai đoạn trên và năm 2021 cũng đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thụy Sĩ (số 1) và trên cả Mỹ (số 3).  L.A

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số cho nhân tài và doanh nghiệp

Vũ Long |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Google ra mắt chương trình kỹ thuật số nhằm phát triển nhân tài và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tỉnh Tuyên Quang "chiêu mộ" nhân tài

Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Tuyên Quang vừa có thư ngỏ gửi sinh viên các trường đại học sư phạm trên toàn quốc về chính sách "chiêu mộ" nhân tài về công tác tại địa phương với mức hỗ trợ cả trăm triệu đồng. Việc này đã được triển khai trong những năm qua và cho thấy hiệu quả tích cực.

Săn nhân tài cho billiards Đồng bằng sông Cửu Long

NGUYỄN ĐĂNG |

Nhằm phát triển phong trào billiard tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tuyển chọn những tay cơ ưu tú nhất để thành lập đội tuyển của khu vực, Giải carom 3 băng Longini – Thế giới Bida Đồng bằng sông Cửu Long lần 1 năm 2022 đã chính thức được ra đời.

Trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt lần thứ 16

Trần Tuấn |

Hà Nội - Tại lễ trao giải Nhân tài Đất Việt lần thứ 16, Ban tổ chức đã trao giải thưởng ở các hạng mục: Công nghệ thông tin, Khoa học ứng dụng, Y dược, Môi trường và Giải thưởng Khuyến học - Tự học thành tài.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số cho nhân tài và doanh nghiệp

Vũ Long |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Google ra mắt chương trình kỹ thuật số nhằm phát triển nhân tài và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tỉnh Tuyên Quang "chiêu mộ" nhân tài

Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Tuyên Quang vừa có thư ngỏ gửi sinh viên các trường đại học sư phạm trên toàn quốc về chính sách "chiêu mộ" nhân tài về công tác tại địa phương với mức hỗ trợ cả trăm triệu đồng. Việc này đã được triển khai trong những năm qua và cho thấy hiệu quả tích cực.

Săn nhân tài cho billiards Đồng bằng sông Cửu Long

NGUYỄN ĐĂNG |

Nhằm phát triển phong trào billiard tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tuyển chọn những tay cơ ưu tú nhất để thành lập đội tuyển của khu vực, Giải carom 3 băng Longini – Thế giới Bida Đồng bằng sông Cửu Long lần 1 năm 2022 đã chính thức được ra đời.

Trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt lần thứ 16

Trần Tuấn |

Hà Nội - Tại lễ trao giải Nhân tài Đất Việt lần thứ 16, Ban tổ chức đã trao giải thưởng ở các hạng mục: Công nghệ thông tin, Khoa học ứng dụng, Y dược, Môi trường và Giải thưởng Khuyến học - Tự học thành tài.