Metro Ga Hà Nội - Hoàng Mai: Vì sao chọn phương án đi ngầm qua nhiều phố?

Vương Trần |

Các tuyến đường sắt đô thị đi ngầm là phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề giao thông nan giải của Hà Nội. Công trình ngầm tốn kém thời gian thi công, chi phí nhưng tiết kiệm quỹ đất, giảm xung đột giao thông với các công trình trên mặt đất.

Đắt hơn nhưng vẫn phải triển khai 

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký ban hành Quyết định số 380 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị dự án đầu tư Tuyến đường sắt đô thị (metro) số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai và Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị”, sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Liên minh Châu Âu (EU).

Thời gian thực hiện dự án này trong 2 năm từ 2022-2024. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 343 tỉ đồng, được giao cho Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) làm chủ đầu tư.

Một trong những mục tiêu dự án là tiếp tục hỗ trợ TP.Hà Nội, Chủ đầu tư hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai (gọi tắt là Dự án Tuyến 3.2); Hỗ trợ TP.Hà Nội xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT).

Hướng tuyến metro đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai có chiều dài 8,786km hầu hết đi ngầm (đi ngầm 8,13km, còn lại là hầm hở dẫn và đi trên mặt đất) theo hành lang phố Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Tam Trinh với 7 ga ngầm và 1 khu lập tàu rộng 9,8ha (hiện là vùng ao trũng ở phía sau, sát Trạm bơm Yên Sở, dùng Depot chung của tuyến Nhổn - Ga Hà Nội).

Vậy vì sao công trình này lại được đề xuất đi ngầm và việc giải phóng mặt bằng ngầm ra sao? Trong khi đó, trước đây nhiều chuyên gia từng cảnh báo về địa chất ở Hà Nội yếu, khó triển khai các công trình ngầm, việc này sẽ được tính toán thế nào?

Ông Lê Trung Hiếu - Phó Trưởng Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội.
Ông Lê Trung Hiếu - Phó Trưởng Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội.

Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với Lao Động, ông Lê Trung Hiếu - Phó Trưởng Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho hay, với sự phát triển của đô thị, mật độ dân số tăng lên, quỹ đất dành cho giao thông ngày càng hạn hẹp. Do vậy, các tuyến ĐSĐT đi ngầm là phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề giao thông nan giải của Thủ đô.

Ông Hiếu phân tích, việc đi ngầm toàn tuyến giúp giảm thiểu diện tích giải phóng mặt bằng (GPMB), tiết kiệm đất xây dựng. Giảm xung đột với các công trình dân dụng, giao thông trên mặt đất. Tăng khả năng kết nối với các tòa nhà và công trình ngầm xung quanh các nhà ga. Không phá vỡ cảnh quan đô thị dọc theo tuyến, cũng như tạo điều kiện phát triển không gian phía trên mặt đất với các công trình đô thị, giao thông, cầu vượt và các loại hình giao thông công cộng khác;

Việc xây dựng ĐSĐT đi ngầm cũng hạn chế chiếm dụng đất và cản trở giao thông trong quá trình thi công xây dựng. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với khu dân cư dọc theo tuyến.

Tuy nhiên, việc đi ngầm toàn tuyến sẽ khiến chi phí đầu tư xây dựng cao. Quá trình thi công công trình ngầm phức tạp, đòi hỏi công nghệ thi công xây dựng tiến tiến.

TS Vũ Hồng Trường - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) nhận định, việc thi công tuyến ĐSĐT ngầm sẽ tốn kém chi phí hơn so với làm công trình trên mặt đất.

Tuy nhiên, việc triển khai ĐSĐT ngầm có nhiều lợi ích, đó là khai thác được không gian ngầm, chống ồn, đảm bảo mỹ quan đô thị, tiết kiệm quỹ đất và tốc độ khai thác của tàu chạy nhanh hơn.

“Giữa làm ngầm và làm nổi thì ngầm chậm hơn vì nó ở trong lòng đất. Chi phí cao hơn, thời gian lâu hơn nhưng có tính bền vững lâu dài” - ông Trường nói.

Sử dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới để thi công ngầm

Nói về việc xử lý giải phóng mặt bằng khi xây dựng công trình ngầm, ông Hiếu cho hay, tuyến metro 3.2 có tổng chiều dài tuyến 8,786 km.

Trong đó tuyến đi ngầm toàn bộ theo hành lang Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Nguyễn Tam Trinh với 7 ga ngầm, do vậy đã giảm được tối đa diện tích giải phóng mặt bằng.

Phương án hướng tuyến và vị trí nhà ga đã được UBND TP phê duyệt sớm. Đồng thời Chính phủ cũng đã có quy định rõ về hành lang an toàn cho ĐSĐT nên công tác quản lý quy hoạch dọc tuyến tốt hơn, đảm bảo giữ được quỹ đất cho phát triển ĐSĐT.

Công nhân thi công bên dưới tầng ngầm tuyến Metro Nhổn-Ga Hà Nội. Ảnh: T.Vương
Công nhân thi công bên dưới tầng ngầm tuyến Metro Nhổn-Ga Hà Nội. Ảnh: T.Vương

Ông Lê Trung Hiếu cũng nhìn nhận, thực tế có những phân tích về cấu trúc địa chất khu vực Hà Nội không thuận lợi cho các công trình ngầm do nền đất không đồng nhất, có các lớp đất yếu, nước ngầm và nước mặt.

Do vậy, để giải quyết vấn đề nêu trên, Ban Quản lý ĐSĐT Hà Nội cùng đơn vị Tư vấn đã lựa chọn công nghệ thi công ngầm bằng TBM (Tunnel Boring Machine). Đây là công nghệ thi công hầm tiên tiến bậc nhất trên thế giới,  phù hợp với điều kiện địa chất yếu và đã được nhiều nước áp dụng.

Công nghệ TBM có thể thi công trên mọi loại địa chất từ đá cứng đến đất yếu, đất sét, đất bồi hay đất cát dưới mực nước ngầm, đi xuyên núi hay dưới lòng biển. TBM có độ an toàn cao, thân thiện môi trường và không làm rung động, chấn động; Thích hợp áp dụng cho đường hầm đô thị.

Máy đào hầm theo công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine) thi công tuyến ngầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: T.Vương
Máy đào hầm theo công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine) thi công tuyến ngầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: T.Vương

Thực tế, công nghệ thi công ngầm TBM cũng đang được áp dụng trong việc đàm hầm Metro Nhổn - ga Hà Nội.

Ông Vũ Thế Mạnh, Giám đốc gói thầu CP03 tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội thông tin, nguyên lý hoạt động của máy TBM là tạo ra áp lực cân bằng với áp lực đất nhằm hạn chế sự thay đổi trạng thái ứng suất có thể gây ra mất ổn định dẫn tới việc trồi, sụt tại vị trí đào. Trong quá trình robot đào hầm, sẽ đặt các bộ đo cảm biến ở phía trên, nếu các bộ đo cảm biến này cảnh báo về độ rung lắc… vượt mức cho phép thì lập tức máy TBM cũng sẽ tạm dừng đào để xử lý.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ được kéo dài đến Yên Sở, Hoàng Mai

T.D |

Tuyến đường sắt đô thị kéo dài, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai có chiều dài 8,786km hầu hết đi ngầm 8,13km, còn lại là hầm hở dẫn và đi trên mặt đất.

Chuẩn bị dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, ga Hà Nội - Hoàng Mai

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị dự án đầu tư Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai và Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị”.

Tàu metro Nhổn - ga Hà Nội vận hành thử với tốc độ 80km/h

Tô Thế |

Hà Nội - Các đoàn tàu metro Nhổn - Ga Hà Nội chạy với tốc độ 80km/h từ ga S1 đến ga S8 (Nhổn - Cầu Giấy, khoảng 8,5km).

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ được kéo dài đến Yên Sở, Hoàng Mai

T.D |

Tuyến đường sắt đô thị kéo dài, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai có chiều dài 8,786km hầu hết đi ngầm 8,13km, còn lại là hầm hở dẫn và đi trên mặt đất.

Chuẩn bị dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, ga Hà Nội - Hoàng Mai

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị dự án đầu tư Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai và Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị”.

Tàu metro Nhổn - ga Hà Nội vận hành thử với tốc độ 80km/h

Tô Thế |

Hà Nội - Các đoàn tàu metro Nhổn - Ga Hà Nội chạy với tốc độ 80km/h từ ga S1 đến ga S8 (Nhổn - Cầu Giấy, khoảng 8,5km).