Metro Ga Hà Nội- Hoàng Mai: Bài học từ đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông

Vương Trần |

Qua thực tế triển khai các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội như tuyến Cát Linh - Hà Đông hay tuyến Nhổn - ga Hà Nội đều gặp những phát sinh vướng mắc liên quan tới bố trí vốn, giải phóng mặt bằng, tiến độ các dự án thường bị kéo dài, nguồn nhân lực chất lượng cao... Đây chính là những bài học để triển khai tuyến Metro Ga Hà Nội - Hoàng Mai tránh đi vào "vết xe đổ" của những dự án trước.

Bài học kinh nghiệm từ những dự án đường sắt đô thị

Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội đưa vào khai thác, vận hành thương mại. Nhưng trước khi được đưa vào khai thác thương mại thì đây cũng là dự án kéo dài 13 năm kể từ khi được quyết định chủ trương đầu tư, 10 năm tiến hành thi công và hàng chục lần “trễ hẹn” khai thác thương mại.

Đây cũng là dự án khiến người dân phải phàn nàn nhiều về kỷ lục đội vốn, chậm tiến độ. Dự án dùng vốn vay ODA với tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỉ đồng (gần 553 triệu USD), sau đó “đội vốn” lên 18.002 tỉ đồng (hơn 868 triệu USD).

Người dân đi tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: T.Vương
Người dân đi tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: T.Vương

Một tuyến đường sắt đô thị khác ở Hà Nội là tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc khi triển khai dẫn tới đội vốn, chậm tiến độ.

Dự án được phê duyệt từ tháng 4.2009 với tổng mức đầu tư ban đầu là 783 triệu euro, đến thời điểm tháng 10.2021 đã điều chỉnh lên 1.176 triệu euro. Theo tiến độ được phê duyệt ban đầu với thời gian hoàn thành Dự án là năm 2018 nhưng sau đó đã phải điều chỉnh tiến độ đến năm 2022.

Từ khâu giải phóng mặt bằng, triển khai các gói thầu, điều chỉnh bất cập, giải quyết khó khăn của dự án tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội, đụng đâu cũng vướng mắc, khiến chủ đầu tư vô cùng chật vật.

Tàu metro Nhổn - ga Hà Nội đang vận hành thử với tốc độ cao. Ảnh: Tô Thế
Tàu metro Nhổn - ga Hà Nội đang vận hành thử với tốc độ cao. Ảnh: Tô Thế

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 380 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị dự án đầu tư Tuyến đường sắt đô thị (metro) số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai và Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị”, sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Liên minh Châu Âu (EU). Tổng mức đầu tư dự án là hơn 343 tỉ đồng, được giao cho Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) làm chủ đầu tư.

Từ những dự án đang triển khai đã để lại nhiều bài học lớn cho việc triển khai các dự án đường sắt đô thị trong thời gian tới.

Làm gì để tránh đi vào “vết xe đổ” chậm tiến độ?

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh (Đại học Xây dựng Hà Nội) phân tích, qua thực tế triển khai các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội như tuyến Cát Linh - Hà Đông hay tuyến Nhổn - ga Hà Nội đều gặp những phát sinh vướng mắc liên quan tới bố trí vốn, giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ các dự án thường bị kéo dài, nguồn nhân lực chất lượng cao...

Do đó, trong triển khai tuyến Metro 3.2, ông cho rằng, trước tiên cần hoàn thiện các tiêu chuẩn về đường sắt đô thị ở Việt Nam. Đặc biệt, để tránh đi vào "vết xe đổ" đội vốn, chậm tiến độ, công tác GPMB cần đi trước một bước, chuẩn bị sớm, kỹ lưỡng và sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị. Khi có “mặt bằng sạch” thì việc triển khai, hoàn thành các dự án sẽ không bị kéo dài. Do đó, công việc này cần được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Công tác giải phóng mặt bằng với các tuyến đường sắt đô thị cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ảnh: TL
Công tác giải phóng mặt bằng với các tuyến đường sắt đô thị cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ảnh: TL

Theo PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh, tuyến Metro 3.2 Ga Hà Nội - Hoàng Mai có đặc điểm riêng là đại bộ phận chiều dài đi ngầm nên sẽ giảm thiểu diện tích GPMB. Tuy nhiên, để xây dựng công trình ngầm đòi hỏi công nghệ - trang thiết bị tiên tiến và vốn đầu tư lớn tương xứng để đảm bảo chất lượng.

Với những đoạn phải đi nổi, công tác GPMB cần rút kinh nghiệm từ những dự án đi trước, tạo sự đồng thuận trong xã hội và đền bù thỏa đáng cho những hộ dân phải di dời và đảm bảo tái định cư cho họ ở khu vực mới có điều kiện sống và kinh doanh ít nhất là ngang bằng với nơi ở hiện tại.

Cùng trao đổi, ông Lê Trung Hiếu - Phó Trưởng Ban Quản lý Dự án Đường sắt Đô thị Hà Nội (MRB) cho rằng, để hạn chế những khó khăn vướng mắc khi triển khai dự án, MRB Hà Nội đã và đang thực hiện các giải pháp có liên quan.

Đó là, các tổ công tác của TP.Hà Nội đã được thành lập nhằm giải quyết ngay các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án như nguồn vốn, quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định về định mức, đơn giá, giá vật tư, thiết bị chuyên ngành ĐSĐT, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về ĐSĐT ở Việt Nam.

MRB Hà Nội đã làm việc với các nhà tài trợ và Chính phủ để xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù cho ĐSĐT nhằm rút ngắn các quy trình, thủ tục. Cùng với đó là việc lựa chọn tư vấn pháp lý hỗ trợ Chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án nhằm giải quyết các tranh chấp với các Nhà thầu.

Mặt khác, để đảm bảo tiến độ dự án, MRB đã và sẽ lựa chọn những nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm tốt tham gia triển khai thi công xây dựng.

Công nhân thi công công trình ngầm tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: T.Vương
Công nhân thi công công trình ngầm tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: T.Vương

Ông Hiếu cho hay, để đẩy nhanh tiến độ, MRB Hà Nội sẽ tiến hành công tác GPMB ngay khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt hoặc tách GPMB thành một dự án riêng để thực hiện nhằm đảm bảo có 100% mặt bằng sách giao cho nhà thầu thi công xây dựng ngay khi ký hợp đồng. 

MRB Hà Nội cũng sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa chủ đầu tư, các Sở ngành, UBND các quận, huyện để thực hiện tốt công tác lấy ý kiến nhân dân, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của nhân dân.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Metro Ga Hà Nội - Hoàng Mai: Vì sao chọn phương án đi ngầm qua nhiều phố?

Vương Trần |

Các tuyến đường sắt đô thị đi ngầm là phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề giao thông nan giải của Hà Nội. Công trình ngầm tốn kém thời gian thi công, chi phí nhưng tiết kiệm quỹ đất, giảm xung đột giao thông với các công trình trên mặt đất.

Nối dài tuyến đường sắt đô thị Nhổn- ga Hà Nội tới Hoàng Mai có ý nghĩa gì?

Vương Trần |

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội sau khi tuyến đường sắt đô thị 3.2 (ga Hà Nội - Hoàng Mai) hoàn thành, toàn bộ 21km của tuyến số 3, từ Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai sẽ nối khu vực phía Tây với khu vực phía Nam qua trung tâm thành phố. Đồng thời đây cũng là tuyến đường sắt đô thị "lõi", có vai trò quan trọng trong kết nối mạng lưới đường sắt đô thị ở Thủ đô.

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ được kéo dài đến Yên Sở, Hoàng Mai

T.D |

Tuyến đường sắt đô thị kéo dài, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai có chiều dài 8,786km hầu hết đi ngầm 8,13km, còn lại là hầm hở dẫn và đi trên mặt đất.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Metro Ga Hà Nội - Hoàng Mai: Vì sao chọn phương án đi ngầm qua nhiều phố?

Vương Trần |

Các tuyến đường sắt đô thị đi ngầm là phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề giao thông nan giải của Hà Nội. Công trình ngầm tốn kém thời gian thi công, chi phí nhưng tiết kiệm quỹ đất, giảm xung đột giao thông với các công trình trên mặt đất.

Nối dài tuyến đường sắt đô thị Nhổn- ga Hà Nội tới Hoàng Mai có ý nghĩa gì?

Vương Trần |

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội sau khi tuyến đường sắt đô thị 3.2 (ga Hà Nội - Hoàng Mai) hoàn thành, toàn bộ 21km của tuyến số 3, từ Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai sẽ nối khu vực phía Tây với khu vực phía Nam qua trung tâm thành phố. Đồng thời đây cũng là tuyến đường sắt đô thị "lõi", có vai trò quan trọng trong kết nối mạng lưới đường sắt đô thị ở Thủ đô.

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ được kéo dài đến Yên Sở, Hoàng Mai

T.D |

Tuyến đường sắt đô thị kéo dài, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai có chiều dài 8,786km hầu hết đi ngầm 8,13km, còn lại là hầm hở dẫn và đi trên mặt đất.