Mẹ ép con cùng tự tử là tội ác - cách nào ngăn chặn? (Bài 3)

Thảo Anh |

Những bi kịch mẹ ép con cùng tự tử khiến dư luận rúng động thời gian qua đặt ra câu hỏi vì sao người phụ nữ đã làm mẹ lại có hành động tội ác như vậy? Giải pháp gốc rễ nào để triệt tiêu mầm mống tai họa.

Trầm cảm - mầm mống nhiều vụ việc thương tâm

Là một người nghiên cứu tâm lý lâu năm, chuyên gia Nguyễn An Chất luôn đau đáu tìm ra phương cách giúp phụ nữ thoát ra khỏi "hố bùn" bất hạnh. Nhưng "diệt cỏ phải diệt tận gốc", ông Chất cho rằng cần phải nhận biết cặn kẽ dấu hiệu của những người mẹ trầm cảm, có ý định tự tử.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất

Đầu tiên, họ hay nói về cái chết, ví dụ như "thà chết đi cho khuất mắt, sống thế này chi bằng chết đi...".

Thêm vào đó, họ hay bày tỏ sự vô vọng, bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai. Họ thường nói về tội lỗi hoặc gánh nặng của bản thân mình đối với những người xung quanh. Ví dụ: “Không có tôi thì anh sẽ sướng hơn…”.

Những người phụ nữ trong giai đoạn đó thường sống khép mình, tự cô lập mình với người thân, bạn bè hoặc thay đổi tâm tính, trở nên gắt gỏng.

Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam chia sẻ, nhiều khi ông thấy ám ảnh bởi những lời tâm sự của các bà mẹ về những triệu chứng dấu hiệu nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho con.

Ông Nam kể lại: Có một bà mẹ tâm sự rằng căm ghét con và không bế con từ khi sinh ra đến nay. Mỗi khi nghe con khóc như một mũi dùi đâm vào não khiến cô ấy nổi xung và chỉ muốn bịt miệng con lại.

Một bà mẹ khác trầm cảm nặng hơn thì cắn rứt mỗi khi bế con lại có cảm giác và hình ảnh trong đầu là mình đang thả con từ trên ban công xuống đất. Bà mẹ luôn lo sợ sẽ đến một lúc nào đó, hành động này sẽ được thực hiện một cách vô thức.

"Trong những trường hợp đó, tôi phải cam kết một kế hoạch an toàn cho thân chủ và thông báo với gia đình để luôn có người quan tâm theo dõi và làm dịu 24/24" - ông Nam nói.

Cần sự giúp đỡ của gia đình và toàn xã hội

Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam
Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam.

Từ những nguy cơ đó, chuyên gia Thành Nam mách nước: Để ngăn ngừa hành vi tự sát và tự tử cùng con của những bà mẹ, đầu tiên người chồng và gia đình cần phải được giáo dục nhận thức để nhận diện sớm các yếu tố nguy cơ như đang bị trầm cảm; bị bạo hành; mắc bệnh nan y; mất mát lớn trong công việc và tài chính…

Từ việc ý thức và nhận diện được các yếu tố nguy cơ, gia đình sẽ có những giải pháp làm dịu, chủ động phòng ngừa và tìm kiếm các nguồn trợ giúp.

Về phương diện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cần có những chính sách, dịch vụ xã hội hỗ trợ sàng lọc và phát hiện các rối nhiễu tâm thần ở người mẹ trước, trong và sau sinh.

Trong đó, có sàng lọc và phát hiện những tình huống nguy cơ có thể gây hại cho con mình. Cần thành lập những đường dây nóng để hỗ trợ cho những trường hợp khẩn cấp.

Cuối cùng, bản thân các bà mẹ cũng cần được trang bị những kiến thức về trầm cảm và trầm cảm sau sinh, các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em, kỹ năng quản lý stress, giải quyết vấn đề hay những phương pháp giải quyết xung đột không sử dụng bạo lực.

"Họ cần nhận thức rõ tự tử cùng con cũng là một tội ác' - chuyên gia Thành Nam nhắn nhủ.

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Mẹ tự tử cùng con - Bài 2: Lỗi tại người chồng?

Thảo Anh |

"Từ xưa đến nay, tư tưởng cố hữu "mất cha ăn cơm với cá, mất mẹ liếm lá ngoài đường" luôn ăn sâu. Người mẹ tự tử cùng con để bảo vệ đứa trẻ khỏi cảnh bơ vơ, mồ côi mẹ, vất vưởng đầu đường xó chợ..." - các chuyên gia tâm lý hé lộ nguyên nhân bi kịch mẹ chết cùng con.

Mẹ ôm con cùng tự tử - Bài 1: Bi kịch đau đớn

Thảo Anh |

Có ai ngờ những mâu thuẫn, hiểu nhầm có thể hiện hữu trong bất cứ gia đình nào lại chính là mầm mống tai họa đằng sau phút quẫn trí của những người mẹ ôm con cùng tự tử.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Mẹ tự tử cùng con - Bài 2: Lỗi tại người chồng?

Thảo Anh |

"Từ xưa đến nay, tư tưởng cố hữu "mất cha ăn cơm với cá, mất mẹ liếm lá ngoài đường" luôn ăn sâu. Người mẹ tự tử cùng con để bảo vệ đứa trẻ khỏi cảnh bơ vơ, mồ côi mẹ, vất vưởng đầu đường xó chợ..." - các chuyên gia tâm lý hé lộ nguyên nhân bi kịch mẹ chết cùng con.

Mẹ ôm con cùng tự tử - Bài 1: Bi kịch đau đớn

Thảo Anh |

Có ai ngờ những mâu thuẫn, hiểu nhầm có thể hiện hữu trong bất cứ gia đình nào lại chính là mầm mống tai họa đằng sau phút quẫn trí của những người mẹ ôm con cùng tự tử.