Mất việc do dịch COVID-19: Người lao động vài tháng liền không có thu nhập

Trần Kiều - Sở Hạ |

Đến các Trung tâm dịch vụ việc làm thời điểm sau giãn cách phòng, chống dịch COVID-19, thực trạng chung của người lao động là thực hiện các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do ảnh hưởng của dịch, nhiều người lao động rơi vào cảnh nguồn thu giảm sút, thậm chí có người vài tháng liền không có thu nhập.

Chật vật vì không có thu nhập

Có mặt tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội trong ngày thời tiết nắng nóng gay gắt gần 40 độ C, chị Nguyễn Thị Lâm (38 tuổi, quê Hải Dương) hiện rõ vẻ mệt mỏi. Chị Lâm làm việc cho một công ty thiết kế nội thất ở Hà Nội với mức lương vài triệu đồng/tháng. 3 tháng trước, do ảnh hưởng của dịch, công ty làm việc cầm chừng, cho tới khi hoạt động bình thường trở lại thì cắt giảm nhân sự. Chính vì vậy, chị Lâm bị mất việc. 

Từ thu nhập bị giảm sút, nay chị Lâm hoàn toàn không có khoản thu nhập nào. Cả gia đình 4 người duy trì sinh hoạt bằng số tiền 9 triệu đồng/tháng là thu nhập của chồng chị, hiện đang làm việc cho một công ty xây dựng. Trong khi số tiền có được để chi trả chỉ khiêm tốn như vậy thì áp lực các khoản chi phí: tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, ăn uống rồi tiền con đi học… buộc gia đình chị phải tằn tiệm hết mức có thể.

 
Số lượng người lao động đến TTDVVL Hà Nội nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng cao do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Trần Kiều

Làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian tìm kiếm công việc mới là một phương án chị Lâm lựa chọn cho mình lúc này. “Với số tiền được hưởng từ trợ cấp, ít nhiều tôi cũng sẽ giúp được gia đình có thêm tiền chi tiêu trong khi tìm công việc mới” – chị Lâm chia sẻ. 

Một trường hợp khác là chị Trần Ngọc Bích (30 tuổi, quê Hải Phòng). Chị Bích đã thất nghiệp vài tháng nay. Đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, chị Bích hy vọng tiền trợ cấp sẽ giúp chị và gia đình có khoản chi tiêu trong thời gian chị đi tìm việc mới.

Trước khi thất nghiệp, chị Bích làm việc cho một công ty mỹ phẩm. Tổng thu nhập của hai vợ chồng được gần 25 triệu đồng/tháng nên cuộc sống khá ổn định. Nhưng từ khi mất việc vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, cuộc sống của chị Bích và gia đình không còn được thoải mái như trước nữa.

Chị Bích nói: “Nhiều tháng nay, tôi không xin được việc làm nên mọi chi tiêu trong gia đình đều lấy từ tiền tiết kiệm và luôn được tính toán rất kỹ. Ngoài tiết kiệm tất cả các khoản chi tiêu để nộp học phí cho con, tôi phải xin phụ việc tại một quán ăn để có tiền đắp đổi qua ngày, chờ có công việc mới”. 

Bảo hiểm thất nghiệp là "phao cứu sinh"

Tìm hiểu tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, những trường hợp tương tự như chị Lâm, chị Bích có khá nhiều. Mọi người đa số đều mất việc do nơi làm cắt giảm nhân sự trước ảnh hưởng của dịch COVID-19. Số khác thì do chủ động xin nghỉ để tìm kiếm một công việc khác. Và nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian tìm việc làm mới là phương án người lao động thất nghiệp lựa chọn.

Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, từ đầu năm 2020 đến hết ngày 18.6.2020, Trung tâm đã tiếp nhận giải quyết cho 37.163 người lao động đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. So với cùng kỳ năm 2019 (30.099 người), tỷ lệ người nộp hồ sơ đã tăng 23,47%. Riêng cao điểm từ đầu tháng 5 đến 18.6.2020, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 18.560 người. Con số này tăng 35,26% so với cùng kỳ năm 2019 (13.721 người).

Ông Tạ Văn Thảo – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội. Ảnh: Nhật Huy
Ông Tạ Văn Thảo – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội. Ảnh: Nhật Huy

Ông Tạ Văn Thảo – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội nhận định: “Hằng năm, khoảng thời điểm quý 2 và đầu quý 3 là cao điểm về giải quyết hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm. Tuy nhiên, qúy 2 năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, số lượng hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tăng hơn thời điểm cùng kỳ hằng năm. Theo khả năng dự đoán của Trung tâm, người lao động đến nộp hồ sơ sẽ tiếp tục tăng đến hết tháng 7”.

Cũng theo ông Thảo, "phao cứu sinh" bảo hiểm thất nghiệp ngoài hỗ trợ người lao động có được một khoản tiền để trang chải cuộc sống trong thời gian thất nghiệp thì chính sách này còn mang lại nhiều lợi ích khác. Cụ thể, người lao động bị mất việc, ngưng việc hoặc thiếu việc làm sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm để có thể làm các công việc tạm thời, công việc bán thời gian... nhất là trong thời gian dịch bệnh vẫn đang diễn ra. Từ đó, hỗ trợ người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động.

Trần Kiều - Sở Hạ
TIN LIÊN QUAN

Hồ sơ nộp hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng cao

Trần Kiều |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số người lao động nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng cao.

Nhiều người nhận mức trợ cấp thất nghiệp hơn 22 triệu đồng/tháng

Thảo Anh - Phương Anh |

Ông Lê Hải Anh - Phó Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội) cho biết, nếu như những năm 2010 - 2015, mức nhận trợ cấp từ 10 triệu đồng/tháng trở lên đã là những người có thu nhập cao thì nay đã đổi khác. Theo thống kê, hiện nay số người nhận mức trợ cấp trên 15 triệu/tháng, hay kịch sàn 22,1 triệu/tháng ngày càng tăng.

Vì sao số người nhận trợ cấp thất nghiệp nhiều nhất là phụ nữ trẻ dưới 35 tuổi?

Thảo Anh - Phương Anh |

Ông Lê Hải Anh - Phó Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội) cho biết, trong tháng 5, số người đăng kí hưởng trợ cấp thất nghiệp nhiều nhất lại là đối tượng nữ độ tuổi từ 25 đến 40 có 13.053 người. Tiếp theo là đối tượng nam cũng độ tuổi từ 25-40 có 9.328 người. Con số này đang đặt ra thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đối với người trẻ, nhất là sau dịch bệnh COVID-19.


Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hồ sơ nộp hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng cao

Trần Kiều |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số người lao động nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng cao.

Nhiều người nhận mức trợ cấp thất nghiệp hơn 22 triệu đồng/tháng

Thảo Anh - Phương Anh |

Ông Lê Hải Anh - Phó Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội) cho biết, nếu như những năm 2010 - 2015, mức nhận trợ cấp từ 10 triệu đồng/tháng trở lên đã là những người có thu nhập cao thì nay đã đổi khác. Theo thống kê, hiện nay số người nhận mức trợ cấp trên 15 triệu/tháng, hay kịch sàn 22,1 triệu/tháng ngày càng tăng.

Vì sao số người nhận trợ cấp thất nghiệp nhiều nhất là phụ nữ trẻ dưới 35 tuổi?

Thảo Anh - Phương Anh |

Ông Lê Hải Anh - Phó Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội) cho biết, trong tháng 5, số người đăng kí hưởng trợ cấp thất nghiệp nhiều nhất lại là đối tượng nữ độ tuổi từ 25 đến 40 có 13.053 người. Tiếp theo là đối tượng nam cũng độ tuổi từ 25-40 có 9.328 người. Con số này đang đặt ra thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đối với người trẻ, nhất là sau dịch bệnh COVID-19.