Mặn “tấn công” nguồn nước sinh hoạt của người dân TPHCM

MINH QUÂN |

Sự xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn đang tăng đột biến, gây ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt cho hàng triệu người dân TPHCM.

Theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - TNHH MTV (Sawaco), nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn TPHCM hiện khoảng 1,9 triệu m³/ngày, trong khi công suất các nhà máy cấp nước của Sawaco là 2,4 triệu m³/ngày.

Tuy nhiên, hiện nay miền Tây Nam bộ ngập mặn nghiêm trọng nhất từ trước đến nay thì nguồn nước thô ở sông Đồng Nai, sông Sài Gòn ngày càng xấu hơn.

Ông Trần Kim Thạch - Trưởng phòng Quản lý chất lượng nước Sawaco cho biết, để đảm bảo nguồn nước cấp, Sawaco đã chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó, trong đó có việc phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa nước từ thượng nguồn (như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An) để khi cần thiết sẽ đề nghị xả nước đẩy mặn, đảm bảo độ mặn của nguồn nước thô không vượt ngưỡng an toàn theo quy định của Bộ Y tế (tối đa là 250mg/l).

Theo ông Thạch, độ mặn tại nơi lấy nước thô trên sông Đồng Nai (trạm Hóa An, tại Biên Hòa, Đồng Nai) ở mức thấp (khoảng 40mg/l) nên không đáng lo. Tuy nhiên, độ mặn đo được trên sông Sài Gòn tại nhà máy nước Tân Hiệp có thời điểm là 175mg/l, nhà máy nước Thủ Đức dưới 100mg/l nên Sawaco phải thường xuyên đề nghị hồ Dầu Tiếng xả nước để đẩy mặn.

Theo đó, khi độ mặn ngấp nghé ở mức 100ml/l thì Sawaco đề nghị đẩy mặn, đảm bảo độ mặn ở sông Sài Gòn duy trì ở mức thấp so với ngưỡng an toàn. Tính từ Tết Nguyên đán đến nay, hồ Dầu Tiếng đã 5 lần thực hiện đẩy mặn.

Theo Sawaco, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là cần xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước cho TPHCM. Đây sẽ là bước chuẩn bị quan trọng mang tính chiến lược cho tầm nhìn trên 50 năm và thời gian xa hơn trong việc đảm bảo an ninh nước sạch cho người dân TPHCM.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu hệ thống quan trắc tự động đánh giá chất lượng nước sông Đà

Nguyễn Hà - Phạm Đông |

Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều 22.10, UBND thành phố Hà Nội cho biết trong thời gian tới, thành phố yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà nghiên cứu, bổ sung lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để thường xuyên đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào, cũng như chất lượng nước đầu ra của nhà máy, kịp thời cảnh báo, khắc phục các sự cố trong tương lai, không để tái diễn như sự cố vừa qua.

Cần giám sát chất lượng nước từ đầu nguồn

Minh Quân |

94% nguồn nước thô TP.Hồ Chí Minh đang khai thác là từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm nặng, đặt TP.Hồ Chí Minh trước nhiều thách thức. Theo TCty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), để đề phòng các sự cố, ngoài việc lấy mẫu nước định kỳ hằng tháng, Sawaco còn trang bị thêm hệ thống giám sát chất lượng nước online từ đầu nguồn đến nước vào nhà máy xử lý và hệ thống đường ống cung cấp cho người dân.

Kiếm soát chất lượng nước sạch: Quá nhiều lỗ hổng

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động, ông Đào Trọng Tứ - Trưởng Ban điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam (tổ chức phi Chính phủ) - cho rằng, cách giải quyết của các nhà máy nước hiện nay còn tồn tại nhiều lỗ hổng lớn. Đáng lo ngại là chủ quan không lắp đặt hệ thống kiểm soát nước đầu vào. Theo ông Tứ, hiện nay, các hồ chứa nước cũng cần có nhiều cơ chế kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt, hạn chế tình trạng lẫn tạp chất, rác thải, xác động vật chết...

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Nghiên cứu hệ thống quan trắc tự động đánh giá chất lượng nước sông Đà

Nguyễn Hà - Phạm Đông |

Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều 22.10, UBND thành phố Hà Nội cho biết trong thời gian tới, thành phố yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà nghiên cứu, bổ sung lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để thường xuyên đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào, cũng như chất lượng nước đầu ra của nhà máy, kịp thời cảnh báo, khắc phục các sự cố trong tương lai, không để tái diễn như sự cố vừa qua.

Cần giám sát chất lượng nước từ đầu nguồn

Minh Quân |

94% nguồn nước thô TP.Hồ Chí Minh đang khai thác là từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm nặng, đặt TP.Hồ Chí Minh trước nhiều thách thức. Theo TCty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), để đề phòng các sự cố, ngoài việc lấy mẫu nước định kỳ hằng tháng, Sawaco còn trang bị thêm hệ thống giám sát chất lượng nước online từ đầu nguồn đến nước vào nhà máy xử lý và hệ thống đường ống cung cấp cho người dân.

Kiếm soát chất lượng nước sạch: Quá nhiều lỗ hổng

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động, ông Đào Trọng Tứ - Trưởng Ban điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam (tổ chức phi Chính phủ) - cho rằng, cách giải quyết của các nhà máy nước hiện nay còn tồn tại nhiều lỗ hổng lớn. Đáng lo ngại là chủ quan không lắp đặt hệ thống kiểm soát nước đầu vào. Theo ông Tứ, hiện nay, các hồ chứa nước cũng cần có nhiều cơ chế kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt, hạn chế tình trạng lẫn tạp chất, rác thải, xác động vật chết...