“Mái ấm tình thương” của hàng nghìn sinh linh chưa bao giờ được khóc

Phạm Đông - Lan Nhi |

Nằm cô quạnh giữa cánh đồng lúa mênh mông, nghĩa trang thai nhi (thôn Bến Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã tồn tại suốt 12 năm qua. Ít ai biết rằng, mái ấm cô liêu này chính là nơi nương náu của hàng nghìn sinh linh chưa một lần được cất tiếng khóc chào đời đã bị chối bỏ.

“Mái ấm” của hàng nghìn thai nhi

Nghĩa trang thôn Bến Cốc nằm biệt lập giữa cánh đồng lúa mênh mông, hiu quạnh. Mảnh đất rộng chưa đến 3 sào ruộng này chính là “mái ấm” của hàng nghìn bào thai vô danh.

Vẻ tiêu sầu, u tịch bủa vây nơi đây trong từng thời khắc khiến tôi có thể nghe rõ nhịp thở của chính mình, nghe rõ tiếng chó sủa oăng oẳng từ làng xa vọng lại, thoáng trong chốc lát rồi lại im bặt vào thinh không.

Xót thương cho số phận của những hài nhi bất hạnh, bất kể trời nắng gắt hay mưa dầm, người dân xóm Bến Cốc vẫn lặng lẽ thay phiên nhau ngày ngày chạy xe hàng chục cây số đưa các bé về đây tắm rửa, khâm liệm rồi bảo quản trong tủ lạnh ở nghĩa trang.

Họ tự nguyện gom góp tiền bạc, xây dựng mộ phần, thu nhận những bào thai bị nạo phá từ bệnh viện, các cơ sở y tế về đây để chôn cất tử tế.

Nghĩa trang thôn Bến Cốc.
Nghĩa trang thôn Bến Cốc. Ảnh: LN.

Hơn 12 năm gắn bó với công việc chôn cất những sinh linh xấu số, bà Nguyễn Thị Nhiệm (SN 1959) thôn Bến Cốc, xã Thanh Xuân không khỏi đau xót mỗi khi nghĩ tới số phận những đứa trẻ chưa một ngày biết đến tình yêu thương.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Nhiệm cho biết, những năm qua, không quản ngày nắng ngày mưa, bà vẫn đều đặn tới các cơ sở y tế, bệnh viện có dịch vụ nạo phá thai để xin xác hài nhi bị cha mẹ bỏ rơi, mang về nghĩa trang Bến Cốc chôn cất.

“Công việc này chỉ có những người bạo gan mới dám làm thôi. Ít ai dám cầm những bọc thai nhi cho vào tủ lạnh, thậm chí có bọc nó còn tuột cả chân tay ra, nhiều lần tôi phải mở ra để buộc gọn gàng lại.

Hình ảnh những hài nhi đỏ hỏn, rớm máu nằm lọt thỏm trong bọc ni-lông mỏng tang đã ám ảnh trong tâm trí tôi trong suốt một thời gian dài. Tôi và những người trong xóm Đồi Cốc gắn bó với công việc này đều xuất phát từ cái tâm của mình, mong muốn cứu giúp những đứa trẻ bất hạnh chưa thành hình người có nơi nương náu” - bà Nhiệm tâm sự.

Bà Nguyễn Thị Nhiệm đang lau dọn lại khu nghĩa trang.
Bà Nguyễn Thị Nhiệm đang lau dọn lại khu nghĩa trang. Ảnh: LN.

Ngôi mộ tập thể chứa 30.000 sinh linh

Từ khi gắn bó với công việc chẳng giống ai này, bà Nhiệm cũng không tránh khỏi những lời dị nghị của mọi người xung quanh. Thế nhưng, bà cũng không mấy để tâm tới những lời bàn tán mà chỉ tập trung thực hiện ước nguyện của mình.

Thời gian trôi qua, công việc thiện nguyện của bà Nhiệm cùng một số người trong xóm đã nhận được sự tin tưởng và cảm thông, nhiều tổ chức từ thiện đã chủ động liên hệ với bà muốn được giúp đỡ, thực hiện công việc có phần dị biệt này.

Bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu, ngày nào cũng vậy, bà Nhiệm cùng một số người dân ở Bến Cốc lại tất tả đến các bệnh viện, cơ sở y tế gom góp hài nhi. Các bào thai được người dân đưa vào tủ lạnh bảo quản trong khu vực nghĩa trang.

Khi chiếc tủ đầy lên ăm ắp, thì hàng trăm cái tiểu sành xếp ngay ngắn ở góc nghĩa trang cũng vơi dần đi. Những ngôi mộ trắng cũng vì thế mà dần được xây lên hàng nối hàng.

Các bào thai được lưu trữ trong nhà xác chờ chôn cất.
Các bào thai được lưu trữ trong nhà xác chờ chôn cất. Ảnh: LN.

“Tất cả những ngôi mộ ở đây đều được chôn tập thể, có mộ chứa đến 7.000 - 8.000 sinh linh. Đặc biệt, có ngôi mộ lớn chứa đến 30.000 hài nhi nằm ở chính giữa nghĩa trang. Hàng tháng, vào mỗi ngày rằm hoặc đầu tháng, người dân lại đem hoa quả đến ban thờ chính thắp hương để cầu mong cho những linh hồn bé bỏng sớm được siêu thoát.

Bên cạnh bàn thờ chính, người dân có đặt một hòm công đức để khách thập phương mỗi khi đến thì phát tâm ủng hộ. Tất cả số tiền này lại được dành để mua tiểu sành tiếp tục chôn cất hài nhi xấu số” - bà Nhiệm cho biết.

Mộ tập thể chôn cất hơn 30.000 sinh linh được người dân xóm Bến Cốc chăm sóc cẩn thận.
Mộ tập thể chôn cất hơn 30.000 sinh linh được người dân xóm Bến Cốc chăm sóc cẩn thận. Ảnh: LN.

Theo bà Nhiệm, cách đây vài năm, số lượng hài nhi bị vứt bỏ ngày một nhiều, những huyệt mộ sau thường được đào sâu hơn huyệt mộ trước, tiểu sành nhỏ được thay bằng tiểu lớn để có thêm diện tích...

Người dân địa phương cùng những nhà hảo tâm đã quyên góp tiền mua thêm một mảnh đất liền kề khu nghĩa trang Bến Cốc để có thêm nơi để chôn cất.

Những hi vọng mong manh

Cách nghĩa trang thôn Bến Cốc không xa là căn nhà tình thương được xây dựng từ khoản tiền từ thiện, quyên góp của các nhà hảo tâm. Nơi đây là mái nhà che chở của những thai phụ lầm đường lạc lối. Có những phụ nữ trẻ tuổi mang con đến đây nhờ nuôi, cũng có những người tới đây sinh sống một thời gian trước khi sinh con.

Dù biết tình trạng nạo phá thai không thể thuyên giảm trong ngày một ngày hai được, thế nhưng những người dân ở xóm Bến Cốc vẫn kiên trì hi vọng rằng sẽ có một ngày họ không phải xây thêm những nấm mồ, không phải tự tay chôn cất những đứa trẻ tội nghiệp này nữa.

Nghĩa trang quá tải, nhiều người dân xóm Bến Cốc phải tiến hành mở rộng các ô để chôn tập thể.
Nghĩa trang quá tải, nhiều người dân xóm Bến Cốc phải tiến hành mở rộng các ô để chôn tập thể. Ảnh: LN.

Bà Nguyễn Thị Sinh (SN 1954, thôn Thạch Cốc, xã Thanh Xuân) chia sẻ, cách đây không lâu, một cô gái sau khi bỏ phá thai đã quay lại nghĩa trang ngồi khóc nức nở cả buổi chiều. Từ đó, suốt một tháng, gần như cuối tuần nào cô gái đó cũng đến, vừa thắp hương vừa khóc. Hoàn cảnh đó khiến người chứng kiến không khỏi xót thương, nhưng khi hối hận thì đã quá muộn rồi.

“Lần đầu tiên nhìn thấy những em bé còn đỏ hoe máu, thậm chí chỉ là những mảng bầm tím, còn nguyên dây rốn tôi đã rất sợ hãi. Ấy thế mà dần dần thành quen, cảm giác sợ hãi cũng giảm đi, nhìn thấy các bé được mang về mai táng cẩn thận, lòng tôi cũng phần nào được an ủi.

Chúng tôi coi việc chôn cất các bé là làm phúc cho mai sau. Hy vọng, người đời khi nhìn thấy cảnh thương tâm này mà sống nhân đạo hơn, đừng tước đi sự sống của những sinh linh bé nhỏ này” - bà Sinh tâm sự.

Hàng nghìn nấm mồ là hàng nghìn nỗi đau, những con số biết nói ở nghĩa trang thôn Bến Cốc đã khiến không ít người đến viếng thăm thức tỉnh, giúp họ vượt qua những rào cản, định kiến xã hội để làm tròn trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ, làm tròn trách nhiệm của con người với con người.

Phạm Đông - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Ngăn ngừa hàng trăm nghìn ca phá thai ngoài ý muốn mỗi năm

T.Linh |

Từ 31.8.2015 đến nay, một triệu phụ nữ Việt đã được thừa hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình có chất lượng, qua đó ngăn ngừa hàng trăm nghìn ca mang thai ngoài ý muốn mỗi năm.

Giật mình số ca phá thai cao ngất ngưởng ở Việt Nam

Thảo Anh |

Vụ Sức khỏe Bà mẹ  - Trẻ em, Bộ Y tế báo cáo tình trạng phá thai ở Việt Nam đang ở mức rất cao với 250.000 - 300.000 ca mỗi năm.

Tình trạng phá thai ở Việt Nam: 1,5% ở độ tuổi vị thành niên!

Đức Vân |

Tình trạng phá thai ở Việt Nam đang ở mức rất cao với 250.000 - 300.000 ca mỗi năm. Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ năm 2017, cứ 1.000 ca phá thai có 15 trường hợp ở độ tuổi vị thành niên.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Ngăn ngừa hàng trăm nghìn ca phá thai ngoài ý muốn mỗi năm

T.Linh |

Từ 31.8.2015 đến nay, một triệu phụ nữ Việt đã được thừa hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình có chất lượng, qua đó ngăn ngừa hàng trăm nghìn ca mang thai ngoài ý muốn mỗi năm.

Giật mình số ca phá thai cao ngất ngưởng ở Việt Nam

Thảo Anh |

Vụ Sức khỏe Bà mẹ  - Trẻ em, Bộ Y tế báo cáo tình trạng phá thai ở Việt Nam đang ở mức rất cao với 250.000 - 300.000 ca mỗi năm.

Tình trạng phá thai ở Việt Nam: 1,5% ở độ tuổi vị thành niên!

Đức Vân |

Tình trạng phá thai ở Việt Nam đang ở mức rất cao với 250.000 - 300.000 ca mỗi năm. Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ năm 2017, cứ 1.000 ca phá thai có 15 trường hợp ở độ tuổi vị thành niên.