Lướt ván trên bùn mưu sinh ở bãi bồi ven biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Nhiều ngư dân ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã sử dụng những tấm ván gỗ ghép lại với nhau tạo thành phương tiện mưu sinh trên những bãi bồi ven biển. Dùng ván lướt trên bùn để bắt cá, cua, sò... vừa mang lại thu nhập vừa trở thành nghề đặc trưng ở miền biển này.

Lướt ván mưu sinh

Bãi bồi Mỏ Ó (xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) dài cả chục km là nơi trú ngụ của nhiều loại thủy hải sản. Khi thủy triều rút, người dân ra bãi bắt cá thòi lòi, bống sao, cá ngát, cua biển, sò huyết, nghêu... mang về bán để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Tuy nhiên do phù sa bồi đắp, nhiều sình lầy không thể lội hàng km nên những cư dân nơi đây đã nghĩ ra cách dùng nhiều tấm ván gỗ mỏng ghép lại thành phương tiện di chuyển nhanh và ít tốn sức.

Ông Trần Có - một người dân đã có thâm niên trên 20 năm dùng ván làm phương tiện bắt cá ở ấp Mỏ Ó - cho biết: "Khi trượt, một chân đứng lên chiếc ván, chân còn lại đạp xuống bùn để đẩy chiếc ván lao tới phía trước. Hai tay vịn ở phía tay cầm để điều khiển hướng đi theo ý muốn".

Một ngư dân Mỏ Ó trượt mong trên bãi bồi đi bắt cá. Ảnh: Phương Anh
Một ngư dân Mỏ Ó trượt mong trên bãi bồi đi bắt cá. Ảnh: Phương Anh

"Cần khom người khi trượt làm mông nhô cao nên động tác này còn gọi là "trượt mong". Với những người có sức khỏe tốt thì mỗi cú đạp, chiếc mong có thể lao đi xa đến 3m. Vì vậy, khi có chiếc mong này, việc đánh bắt thủy hải sản của bà con đỡ phần vất vả”, ông Có cho biết thêm.

Hiện nay, trượt mong tìm bắt hải sản ven biển đã trở thành công việc hàng ngày của người dân nghèo ở ấp Mỏ Ó. Khi thủy triều rút cạn, bãi bồi lộ dần, từ người già, trai tráng đến phụ nữ, trẻ em dùng mong làm phương tiện di chuyển để bắt nghêu, cá kèo, cá bống. Vào ban đêm, thanh niên, đàn ông trượt mong để soi cua, cá ngát.

Ngư dân Mỏ Ó dùng ván làm phương tiện di chuyển trên bùn lầy để đánh bắt cá tôm. Ảnh: Phương Anh
Ngư dân Mỏ Ó dùng ván làm phương tiện di chuyển trên bùn lầy để đánh bắt cá tôm. Ảnh: Phương Anh

Bà Trần Thị Út - đã có 20 năm gắn bó với nghề trượt mong - chia sẻ: “Nhà nghèo không đất sản xuất, chỉ mưu sinh bằng nghề trượt mong bắt sò huyết, nghêu giống nên khi thủy triều rút cạn là ra bãi biển. Mỗi ngày bắt được 1-2kg, thu nhập cũng từ 100.000 - 200.000 đồng. Mặc dù thu nhập không cao nhưng thời gian đi biển chỉ tầm 3-4 giờ vì theo con nước”.

Ông Lý Minh, cũng là một hộ trượt mong có tiếng ở Mỏ Ó, cho biết: "Nhờ tích góp được một số vốn, ông mua được 30 cái lú (dụng cụ bắt cá hình phễu, khi đặt hướng miệng theo đường nước chảy, cá sẽ theo nước chui vào). Hàng ngày khi nước rút, ông trượt mong cả chục km để đi dỡ lú bắt cá, thu nhập vài trăm nghìn đồng.

Chiếc mong là phương tiện mưu sinh của nhiều hộ dân nghèo ở Mỏ Ó. Ảnh: Phương Anh
Chiếc mong là phương tiện mưu sinh của nhiều hộ dân nghèo ở Mỏ Ó. Ảnh: Phương Anh

"Bãi bồi này sình lầy đến gần nửa thân người, lội thì sức người chỉ đi được chừng 100m, trong khi cá tôm thì trú ngụ rải rác nhiều nơi. Cũng nhờ có chiếc mong, việc di chuyển trở nên dễ dàng, thuận tiện cho việc đánh bắt thủy sản", ông Minh cho biết thêm.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ở Mỏ Ó, trượt mong chỉ làm được từ 10-12 ngày một tháng vì phụ thuộc vào con nước. Bên cạnh đó, sản lượng thủy hải sản ngày càng giảm nên thu nhập của bà con cũng bấp bênh.

Do chân trực tiếp đạp xuống bùn, những người trượt mong dễ giẫm phải mảnh sành hay vật nhọn. Ảnh: Phương Anh
Do chân trực tiếp đạp xuống bùn, những người trượt mong dễ dẫm phải mảnh sành hay vật nhọn. Ảnh: Phương Anh

Ông Tăng Thái Quân, một người trượt mong ở Mỏ Ó, chia sẻ: “Người đi mong quanh năm lấm lem bùn đất từ đầu tới chân. Bởi mong chỉ là công cụ để di chuyển chứ không có khả năng đánh bắt cá. Những loài thủy sản sinh sống ven cửa biển, cửa sông thường có thói quen ẩn mình sâu trong bùn. Nhiều hang cua dài cả mét, để bắt được chúng rất cực.

Vì vậy, khi bắt phải thò tay xuống bùn sâu, có khi nghiêng mình sát sình bùn. Nếu ai không chịu cực khổ được, sẽ rất khó để gắn bó với nghề này”.

Ngoài ra, trượt mong còn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì chân đạp trực tiếp xuống bùn, dễ dẫm phải cành cây khô, vật nhọn, mảnh sành... Song, vì miếng cơm, manh áo, nhiều hộ phải bám nghề, nương vào chiếc mong và bãi bồi để mưu sinh.

Bà Trần Thị Út chia sẻ: “Dưới lớp sình bùn không thấy được vật gì mà tránh nên việc dẫm đạp vật sắc nhọn, nhất là đạp phải gai cá ngát là chuyện thường. Loài cá này đâm nhức phát sốt. Có lần tôi đạp trúng cá, phải ngâm chân vào nước đá cho bớt đau, ráng chịu đựng một vài ngày rồi lại tiếp tục xuống biển kiếm sống”.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo nghề trượt mong mưu sinh trên bãi bồi Mỏ Ó

PHƯƠNG ANH |

Chỉ bằng những mảnh gỗ ghép vào nhau, ngư dân ở ấp Mỏ Ó (xã Trung Bình, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng) dễ dàng di chuyển trên những bãi bùn, sình lầy lún đến nửa thân người. Người dân địa phương gọi đó là “trượt mong” - nghề mưu sinh độc đáo được hình thành trong quá trình lao động của những cư dân miền biển này.

Đến Sóc Trăng trải nghiệm mặc trang phục truyền thống Khmer

PHƯƠNG ANH |

Hiện nay, tại nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có hoạt động phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm, khám phá. Trong đó điểm nhấn là cho du khách thuê các trang phục truyền thống dân tộc để chụp ảnh lưu niệm. Đây được xem là một nét mới, bước đầu tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Loài cỏ dại trở thành đặc sản giúp nông dân Sóc Trăng hốt bạc

PHƯƠNG ANH |

Tại một số vùng đất lúa hay đất nuôi tôm sản xuất không hiệu quả ở huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), người dân chuyển sang trồng bồn bồn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ còn thoát nghèo nhờ mô hình này.

Tọa đàm "Quản lý hầm để xe chung cư: Thách thức và giải pháp"

Nhóm phóng viên |

Vụ cháy chung cư mini xảy ra vào rạng sáng 13.9 tại quận Thanh Xuân, Hà Nội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Sau vụ việc, nhiều vấn đề đã đặt ra, như tính an toàn của các phương tiện xe cơ giới, việc xây dựng các hầm để xe chung cư như thế nào để đảm an toàn trong tình hình mới? Để tìm giải pháp cho vấn đề này, ngày 29.9, Báo Lao Động tổ chức tọa đàm “Quản lý hầm để xe chung cư: Thách thức và giải pháp”. Tọa đàm được truyền hình trục tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động.

Thể thao Việt Nam đã có 15 huy chương tại ASIAD 19

NHÓM PV |

Nguyễn Huy Hoàng mang về cho Đoàn Thể thao Việt Nam thêm 1 huy chương đồng trong ngày 29.9 tại ASIAD 19.

Bùi Quỳnh Hoa đoạt vương miện Miss Universe Vietnam 2023 sau 3 lần thi

huyền chi |

Miss Universe Vietnam 2023 gọi tên thí sinh Bùi Quỳnh Hoa. Á hậu 1 là Nguyễn Thị Hương Ly, Á hậu 2 là Trịnh Thị Hồng Đăng.

Tin 20h: Vỡ đê bao điểm chôn lấp 330.000 tấn rác thải ở Vĩnh Long

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 29.9: Vỡ đê bao điểm chôn lấp rác thải, hàng chục hộ dân ở Vĩnh Long bất an; Hiện trường tan hoang sau trận lũ lịch sử ở Quỳ Châu, Nghệ An; Người dân chán cảnh phân loại rác, rồi lại bị trộn lẫn khi thu gom...

Loạt nhà trọ khang trang nhưng vắng bóng người thuê ở Hòa Lạc

Thu Giang |

Ồ ạt xây dựng, nhưng nhiều khu nhà trọ khang trang ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đang nằm trong cảnh vắng bóng người thuê trọ.

Độc đáo nghề trượt mong mưu sinh trên bãi bồi Mỏ Ó

PHƯƠNG ANH |

Chỉ bằng những mảnh gỗ ghép vào nhau, ngư dân ở ấp Mỏ Ó (xã Trung Bình, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng) dễ dàng di chuyển trên những bãi bùn, sình lầy lún đến nửa thân người. Người dân địa phương gọi đó là “trượt mong” - nghề mưu sinh độc đáo được hình thành trong quá trình lao động của những cư dân miền biển này.

Đến Sóc Trăng trải nghiệm mặc trang phục truyền thống Khmer

PHƯƠNG ANH |

Hiện nay, tại nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có hoạt động phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm, khám phá. Trong đó điểm nhấn là cho du khách thuê các trang phục truyền thống dân tộc để chụp ảnh lưu niệm. Đây được xem là một nét mới, bước đầu tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Loài cỏ dại trở thành đặc sản giúp nông dân Sóc Trăng hốt bạc

PHƯƠNG ANH |

Tại một số vùng đất lúa hay đất nuôi tôm sản xuất không hiệu quả ở huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), người dân chuyển sang trồng bồn bồn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ còn thoát nghèo nhờ mô hình này.