Lúng túng giải quyết các sai phạm điện mặt trời ở Tây Nguyên

BẢO TRUNG -Thanh Tuấn |

Tây Nguyên, chính quyền các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai - những nơi đang "bùng phát" các dự án điện mặt trời mái nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp - vẫn đang lúng túng giải quyết, xử lý sai phạm của các chủ đầu tư.

Hệ lụy được dự báo sớm

Ngày 13.7, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk thông tin, vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh kết quả rà soát phát triển điện mặt trời trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Điện lực Đắk Lắk đã đi kiểm tra thực tế hàng loạt hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tại các địa phương có công suất từ 100 kWp trở lên thì phát hiện tại thời điểm làm việc, có đến 13 đơn vị xây dựng công trình trang trại trên đất trồng cây lâu năm chưa được chuyển đổi sang đất nông nghiệp, công tác quản lý sử dụng đất tại các địa bàn chưa chặt chẽ (như huyện Buôn Đôn, Ea Kar, Cư Kuin...).

Đặc biệt, các trang trại này chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chưa chuyển đổi sang đất nông nghiệp khác để làm trang trại mà mới đăng ký nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp khác gửi UBND huyện tổng hợp trình cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng đã thực hiện xây dựng trang trại để lắp ĐMTMN.

Thậm chí, các địa phương có văn bản đồng ý cho cá nhân, tổ chức chủ trương cấp phép xây dựng trang trại trên đất trồng cây lâu năm chưa đúng mục đích sử dụng đất...

Có đến 25 trang trại lắp ĐMTMN ở các địa phương chủ đầu tư khi khởi công xây dựng nhưng không thông báo thời gian khởi công và gửi hồ sơ thiết kế công trình cho chính quyền địa phương quản lý.

Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk - cho hay, đối với 28 trang trại nông nghiệp được kiểm tra, có nhiều nơi chưa triển khai hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thậm chí, các chủ trang trại sang nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất và đăng ký xây dựng rồi cho người khác thuê lắp ĐMTMN chỉ trong một thời gian ngắn đã gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước.

Một dự án điện mặt trời quy mô lớn ở Đắk Lắk nhìn từ trên cao. Ảnh: Bảo Trung
Một dự án điện mặt trời quy mô lớn ở Đắk Lắk nhìn từ trên cao. Ảnh: Bảo Trung
Một dự án điện mặt trời quy mô lớn ở Đắk Lắk nhìn từ trên cao. Ảnh: Bảo Trung

Tại Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã… tổ chức đi kiểm tra hơn 400 dự án điện mặt trời mái nhà trên địa bàn, phát hiện có nhiều vi phạm.

Nhiều dự án chưa có hoạt động kinh tế trang trại, hồ sơ chất lượng chưa đảm bảo, kết cấu công trình yếu, chưa có hệ thống phòng cháy chữa cháy… Các dự án được nghiệm thu, đấu nối để hợp đồng bán điện ra thị trường, hưởng giá ưu đãi theo Quyết định số 13/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.

Không thể hợp thức hóa sai phạm

Tại Đắk Lắk, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh cũng kiến nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương kiểm tra lại toàn bộ công trình có đầu tư lắp đặt ĐMTMN, rà soát các thủ tục liên quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... theo thẩm quyền và phải xử lý nghiêm sai phạm chủ đầu tư; thu hồi giấy phép đã cấp sai trước đó. Ngoài ra, đơn vị cũng đề nghị điện lực, Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên và Môi trường đồng loạt vào cuộc phối hợp xử lý những bất cập đang tồn tại đối với các dự án ĐMTMN ở địa phương.

Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu Chính phủ ban hành quy định về quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại; hướng dẫn đánh giá cụ thể các tiêu chí trang trại nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Binh – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết: “Việc xử lý sai phạm cũng có phần khó khăn, vì hợp đồng đấu nối, bán điện các nhà đầu tư đã ký kết với Điện lực Gia Lai rồi. Nếu xử lý vi phạm thì buộc phải tạm dừng, thanh lý hợp đồng, không cho bán điện nữa. Tuy nhiên, phía Điện lực Gia Lai thì làm theo chỉ đạo từ EVN. Có thể buộc các địa phương giám sát để các doanh nghiệp hoàn thành tiêu chí trang trại nông nghiệp. Tới đây, Sở sẽ báo cáo đề xuất cụ thể, đầy đủ cho UBND tỉnh”.

Theo ông Đỗ Tiến Đông - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Gia Lai, nội dung báo cáo của Sở Công Thương lên UBND tỉnh chưa đạt yêu cầu, chưa có nội dung đề xuất giải pháp xử lý cụ thể trong phạm vi thẩm quyền của địa phương. Sở phải nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tham gia xử lý các nội dung, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu nội dung kiểm tra, xử lý, đề xuất không đảm bảo và không có giải pháp xử lý triệt để đối với các vi phạm.

BẢO TRUNG -Thanh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Xử lý triệt để vi phạm trong phát triển điện mặt trời áp mái ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Liên quan đến hiện tượng trục lợi sai phép từ chủ trương phát triển điện mặt trời áp mái ở tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh đã yêu rà soát lại, có giải pháp xử lý triệt để các vi phạm liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và đất đai.

Công trình điện mặt trời trái phép - ai cho mua, cho bán?

Hữu Long |

Số lượng dự án điện năng lượng mặt trời ở Khánh Hòa hiện đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Cùng với lợi ích trong phát triển kinh tế xã hội, việc đầu tư hàng loạt các dự án nói trên tạo ra nhiều hệ lụy xấu về môi trường, an toàn cháy nổ. Trong khi đó, công tác quản lý sau khi cấp phép còn nhiều bất cập, thiếu hiệu quả.

Nhiều hệ lụy từ các trang trại "trá hình" để lắp điện mặt trời ở Tây Nguyên

BẢO TRUNG |

Ở các tỉnh lớn nhất vùng Tây Nguyên là Đắk Lắk và Gia Lai đang có thực trạng doanh nghiệp lập dự án làm trang trại, nhưng không hoạt động nuôi trồng ở đất nông nghiệp. Thay vào đó, chủ đầu tư lại lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) quy mô lớn để thu lợi nhuận trái luật.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Xử lý triệt để vi phạm trong phát triển điện mặt trời áp mái ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Liên quan đến hiện tượng trục lợi sai phép từ chủ trương phát triển điện mặt trời áp mái ở tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh đã yêu rà soát lại, có giải pháp xử lý triệt để các vi phạm liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và đất đai.

Công trình điện mặt trời trái phép - ai cho mua, cho bán?

Hữu Long |

Số lượng dự án điện năng lượng mặt trời ở Khánh Hòa hiện đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Cùng với lợi ích trong phát triển kinh tế xã hội, việc đầu tư hàng loạt các dự án nói trên tạo ra nhiều hệ lụy xấu về môi trường, an toàn cháy nổ. Trong khi đó, công tác quản lý sau khi cấp phép còn nhiều bất cập, thiếu hiệu quả.

Nhiều hệ lụy từ các trang trại "trá hình" để lắp điện mặt trời ở Tây Nguyên

BẢO TRUNG |

Ở các tỉnh lớn nhất vùng Tây Nguyên là Đắk Lắk và Gia Lai đang có thực trạng doanh nghiệp lập dự án làm trang trại, nhưng không hoạt động nuôi trồng ở đất nông nghiệp. Thay vào đó, chủ đầu tư lại lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) quy mô lớn để thu lợi nhuận trái luật.