Chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2020:

Lực lượng chức năng giám sát 24/24 giờ

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Ngay sau khi kết thúc đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, ngoại trừ Đà Nẵng, 62 tỉnh/thành phố trên cả nước đã sẵn sàng cho công tác chấm thi. Năm nay, để phòng ngừa gian lận khi giao việc chấm thi về cho địa phương thực hiện, Bộ GDĐT đã nâng cấp phần mềm và tăng cường thêm nhiều hàng rào kỹ thuật để đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh.

Không vì dịch COVID-19 mà ảnh hưởng tiến độ chấm thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 kết thúc thành công, khi hoàn thành nhiệm vụ “kép” vừa thi, vừa chống dịch. Để kịp tiến độ công bố điểm thi tới thí sinh vào ngày 27.8, ngày sau khi kỳ thi kết thúc, các địa phương đã bắt tay vào việc làm phách và chấm thi.

Là địa phương có số thí sinh lớn nhất cả nước, với 79.000 thí sinh dự thi, Sở GDĐT Hà Nội đã phải huy động hơn 500 giáo viên giỏi của các trường THPT trên địa bàn tham gia chấm thi. Hiện toàn bộ bài thi của thí sinh đã được bàn giao về điểm tập trung an toàn, bảo mật, có sự giám sát của lực lượng công an. Hiện Ban làm phách đang thực hiện làm phách đối với tất cả các bài thi.

Hà Nội cũng bố trí camera và lực lượng an ninh giám sát liên tục 24/24 tại khu vực chấm thi. Ngoài ra còn có 18 thanh tra của Sở GDĐT và 5 cán bộ thanh tra Bộ GDĐT làm nhiệm vụ giám sát khâu chấm thi. Để phòng dịch COVID-19, Sở GDĐT Hà Nội đã yêu cầu cán bộ chấm thi phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt hằng ngày. Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ hoàn thành chấm thi chậm nhất vào ngày 26.8.

Còn tại TPHCM, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM - cho biết, từ ngày 11.8 sở này đã bắt đầu làm phách hai vòng, sau đó tiến hành chấm thi. Để chấm một lượng lớn bài thi của hơn 75.000 thí sinh, TPHCM đã huy động khoảng 2.000 cán bộ (chưa tính lực lượng công an, nhân viên phục vụ, hỗ trợ…). Phòng chứa bài thi tại điểm chấm có camera quan sát liên tục theo quy định. Công an TP tham gia giám sát về kỹ thuật đối với việc sử dụng, vận hành camera.

Theo ông Hiếu, trên phần mềm môn thi trắc nghiệm và việc chấm tự luận đều có quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn từ lúc mang bài thi về hội đồng chấm cho đến lúc mở ra chấm. Quá trình chấm đều có giám sát của công an, thanh tra của Bộ GDĐT, Sở GDĐT. Đặc biệt, quá trình quét bài chấm trắc nghiệm sẽ có một đội ngũ PA03 giám sát 24/24, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, không có bất thường nào xảy ra. Sau khi quét xong, TPHCM sẽ sao chép qua đĩa có niêm phong, 1 đĩa gửi về bộ, 1 đĩa gửi chủ tịch hội đồng thi của thành phố để chống gian lận. Đối với bài thi tự luận, Sở GDĐT TPHCM sẽ tiến hành chấm kiểm tra 5% bài thi, trong đó lựa chọn những bài thi bị điểm liệt hoặc điểm giỏi để thực hiện việc chấm kiểm tra này. Dự kiến, ngày 19.8, TPHCM sẽ chấm xong bài thi, thực hiện kiểm dò để gửi dữ liệu về Bộ GDĐT.

Tại Đồng Nai, đại diện Sở GDĐT tỉnh này cho biết, tất cả các thùng đựng bài thi của thí sinh đã được chuyển về địa điểm tập kết chấm thi do Sở GDĐT chuẩn bị. Các thùng sắt chứa bài thi đều được bảo vệ nghiêm ngặt, có camera ghi hình 24/24 giờ. Các lực lượng gồm cán bộ khảo thí, lực lượng an ninh của Công an tỉnh sẽ bảo vệ giám sát cho tới khi hoàn thành công tác chấm thi. Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai đã chọn và triệu tập danh sách trên 100 cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm dạy môn Ngữ văn chấm thi tự luận. Dự kiến công tác chấm thi sẽ hoàn thành trong khoảng 10 ngày. Các địa phương Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định... và nhiều địa phương khác cũng sẽ thực hiện việc chấm thi tự luận bắt đầu từ ngày 13.8, đảm bảo đúng tiến độ, có thể công bố điểm thi vào ngày 27.8 theo quy định của Bộ GDĐT.

Nâng cấp phần mềm để phòng gian lận

Nếu như ở kỳ thi năm trước, các địa phương có nhiệm vụ chủ trì tổ chức chấm các bài thi tự luận, còn việc chấm các bài thi trắc nghiệm do các trường đại học đảm nhận, thì năm nay, các sở GDĐT chịu trách nhiệm chấm toàn bộ bài thi của thí sinh dự thi tại địa phương mình. Điều này khiến nhiều người lo ngại có thể xảy ra việc “chấm không đều tay” giữa các địa phương, hoặc gian lận trong việc chấm thi trắc nghiệm.

Để ngăn chặn điều này, PGS-TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) - cho biết, năm nay đáp án chính thức các môn thi sẽ được bộ công bố theo tiến độ chấm thi để phòng ngừa gian lận, chứ không công bố ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng như vài năm trước. Bộ GDĐT cũng sẽ công bố phổ điểm các môn sau khi đã thực hiện đối sánh với kết quả điểm học bạ của thí sinh.

“Hiện Bộ GDĐT đã nâng cấp, hoàn thiện một bước nữa phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng thông minh hơn, hỗ trợ phát hiện các lỗi sai sót, đồng thời việc bảo mật thông tin được nâng lên một bước. Theo đó, tất cả các bài thi trắc nghiệm được đánh phách điện tử. Tất cả các dữ liệu đầu vào, đầu ra, dữ liệu trung gian đều được mã hoá và chỉ được giải mã bởi các cán bộ có trách nhiệm, bằng các công cụ tương thích.

Đặc biệt, tất cả những tác động lên phần mềm đều được lưu vết, có thể truy tìm lại lịch sử để xử lý trong những trường hợp cần thiết” - ông Mai Văn Trinh cho biết.

Cũng theo đại diện Bộ GDĐT, dù có nhiều giải pháp kỹ thuật, nhưng yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Vì vậy, việc chọn lựa cán bộ tham gia kỳ thi là khâu then chốt, đặc biệt cán bộ thực hiện bảo quản bài thi và chấm thi. Năm nay, trước khi tiến hành chấm thi, các địa phương đã phối hợp với lực lượng an ninh để lựa chọn cán bộ.

PGS-TS Mai Văn Trinh cũng nhấn mạnh: “Từ các giải pháp đó, chúng ta hy vọng sẽ có một kỳ thi an toàn, nghiêm túc. Bên cạnh đó, tôi vẫn muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ là trách nhiệm liên quan trực tiếp và cao nhất tại mỗi hội đồng thi là cấp ủy, chính quyền của địa phương đó, mà trực tiếp là ban chỉ đạo thi của các địa phương có những sát sao trong công tác chỉ đạo, để đảm bảo quyền lợi thí sinh”.

Đặng Chung - Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Không vì dịch COVID-19 mà ảnh hưởng tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT 2020

Đặng Chung - Thùy Linh |

Chiều 10.8, ngay sau khi kết thúc môn thi cuối của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GDĐT đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả kỳ thi.

Giáo viên sẽ chấm thi chéo để phòng gian lận, nâng điểm thi tốt nghiệp

Đặng Chung |

Để ngăn chặn gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các địa phương cho biết đã đưa ra nhiều giải pháp. Trong đó sẽ phân công, sắp xếp để giáo viên chấm chéo, đảm bảo không cán bộ nào chấm thi cho chính học sinh của mình.

Phối hợp với công an để xác minh, lựa chọn cán bộ chấm thi tốt nghiệp THPT

Đặng Chung |

Cán bộ tham gia các khâu in sao đề thi, bảo quản bài thi, chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay được lựa chọn theo tiêu chí là những người có tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm. Đặc biệt, Bộ GDĐT đề nghị các địa phương nên phối hợp với lực lượng công an để xác minh, lựa chọn được những cán bộ đủ tài và đức để tham gia tổ chức kỳ thi.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Không vì dịch COVID-19 mà ảnh hưởng tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT 2020

Đặng Chung - Thùy Linh |

Chiều 10.8, ngay sau khi kết thúc môn thi cuối của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GDĐT đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả kỳ thi.

Giáo viên sẽ chấm thi chéo để phòng gian lận, nâng điểm thi tốt nghiệp

Đặng Chung |

Để ngăn chặn gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các địa phương cho biết đã đưa ra nhiều giải pháp. Trong đó sẽ phân công, sắp xếp để giáo viên chấm chéo, đảm bảo không cán bộ nào chấm thi cho chính học sinh của mình.

Phối hợp với công an để xác minh, lựa chọn cán bộ chấm thi tốt nghiệp THPT

Đặng Chung |

Cán bộ tham gia các khâu in sao đề thi, bảo quản bài thi, chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay được lựa chọn theo tiêu chí là những người có tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm. Đặc biệt, Bộ GDĐT đề nghị các địa phương nên phối hợp với lực lượng công an để xác minh, lựa chọn được những cán bộ đủ tài và đức để tham gia tổ chức kỳ thi.