Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia - Bộ trưởng Bộ Y tế: Giảm tính tiếp cận của người dân với rượu, bia

THUỲ TRANG |

Sáng 11.10, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Uỷ ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia (PCTHCRB). Dù còn nhiều ý kiến băn khoăn trong nội dung các điều của dự án luật, nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, sẽ điều chỉnh bằng mọi cách để Quốc hội thông qua Luật PCTHCRB càng sớm càng tốt.

Còn nhiều mặt phải cân nhắc

Trước những báo cáo của Bộ Y tế về dự án luật này, ông Nguyễn Quang Tuấn - Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội có ý kiến, việc tăng thuế, tạo ra rào cản về tài chính để cảnh báo tác hại của bia, rượu nhưng vô tình điều này lại tạo điều kiện cho việc nhập lậu, sản xuất rượu lậu tăng lên. Theo thống kê thì đơn vị sản xuất rượu đăng ký kinh doanh chỉ có 10%, còn lại 90% là rượu nấu thủ công nên cần phải kiểm soát tốt cả hai mặt.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Phạm Khánh Phong Lan - Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội; Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM cũng cho rằng: “Chúng ta chưa có giải pháp phòng chống rượu lậu, rượu giả thì e rằng luật này đưa ra dễ trở nên không hiệu quả, hoặc là chúng ta chỉ kiểm soát nhưng không chính thức. Bên cạnh đó nếu ý thức của người chưa đi tới đâu thì luật ra đời cũng không có tác dụng gì”.

Một vấn đề khác bà Lan đề cập đến là việc bán rượu internet khiến người dân dễ tiếp cận với rượu nhưng liệu có cấm được hay không? “Một nội dung cần rút kinh nghiệm từ Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đó là việc tịch thu hàng lậu cần phải tiêu huỷ chứ không thể cho tái xuất. Bởi doanh nghiệp chân chính đã chấp nhận đóng thuế cao, ít quảng cáo thì phải tạo điều kiện cho họ kinh doanh chứ không thể tái xuất hàng lậu rồi lại đưa về tay người dân” - bà Lan góp ý.

Luật “phòng, chống tác hại” chứ không cấm sản xuất, kinh doanh

Giải trình tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp thu các ý kiến, bà Tiến nhấn mạnh, Bộ Y tế và cả uỷ ban sẽ bàn luận điều chỉnh như thế nào để có sự đồng thuận cao nhất bởi “Việc cho ra đời Luật PCTHCRB là điều hết sức cần thiết. Thậm chí là phải ra đời từ rất sớm rồi chứ không phải bây giờ” - bà Tiến nói.

Về tính cần thiết của luật này, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là nước tiêu thụ bia, rượu hàng đầu thế giới và bệnh tật từ bia, rượu cũng rất nhiều, tác hại của rượu bia trong việc gây ra tai nạn giao thông đang ở mức báo động. Trong khi đó, thu nhập của người dân vẫn còn thấp. Vì vậy, khi được giao soạn thảo dự án luật này, Bộ Y tế hướng đến một mục đích là phòng chống tác hại của rượu bia chứ không hề muốn phá hoại nền ẩm thực hay việc sản xuất kinh doanh.

Về phạm vi của Luật phòng chống tác hại rượu bia, bà Tiến nhìn nhận, luật sẽ đụng chạm rất nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp trong vấn đề không được quảng cáo quá nhiều, không được bán 24/24 nhưng luật không cấm sản xuất, không ảnh hưởng đến việc kinh doanh mà chỉ cố gắng giảm tính tiếp cận của người dân với rượu, bia, từ đó giảm tác hại lên sức khoẻ con người.

“Hiện nay đã có hơn 100 nước, kể cả những nước có nền sản xuất rượu bia lâu đời trên thế giới đã có luật này. Thậm chí luật đã thể hiện sự hiệu quả như tại Thái Lan, sau khi ban hành luật đã giảm 50% tử vong tai nạn giao thông do rượu, bia.

Và cũng giống như Luật Phòng chống thuốc lá 5 năm trước, nếu không được ban hành thì hiện nay tỉ lệ ảnh hưởng của thuốc lá với người dân Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều bây giờ. Vấn đề về rượu thủ công là điều rất khó khăn nhưng khó vẫn phải làm, rồi điều chỉnh tiếp. Những ý kiến của Uỷ ban, Bộ Y tế sẽ tiếp thu, cái gì được chúng ta giữ lại, cái gì chưa được sẽ điều chỉnh để sau khi ra Quốc hội, Luật phòng chống rượu bia sẽ được thông qua” - bà Tiến nhấn mạnh.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Nghỉ lễ Quốc khánh, đừng quên những số liệu sốc về vấn nạn rượu bia tại Việt Nam

LN |

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước đang phát triển, chỉ số phát triển con người chỉ đứng thứ 116/182 trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ số sử dụng rượu bia lại đang đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. 

Việt Nam tăng bậc về rượu bia: Không tự hào mà còn cảm thấy xấu hổ…

Thế Lâm |

Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách các quốc gia dùng nhiều rượu bia trên thế giới. Nhưng đến năm 2016, thứ bậc này đã nhảy lên xếp hạng thứ 60. Một sự “thăng hạng” đáng buồn hơn đáng vui.

Hạn chế rượu bia bằng cách nào?

THÙY LINH |

Tại hội thảo cung cấp thông tin về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8.6 cho thấy, lượng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng thứ 3 Châu Á, 64 thế giới, với mức trung bình 8,3 lít năm 2016 (năm 2003 chỉ là 3,8 lít). Dự báo đến năm 2025, mức độ tiêu thụ rượu bình quân sẽ là 7 lít/người/năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế, tăng giá để giảm tiêu thụ rượu bia là hết sức cần thiết.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Nghỉ lễ Quốc khánh, đừng quên những số liệu sốc về vấn nạn rượu bia tại Việt Nam

LN |

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước đang phát triển, chỉ số phát triển con người chỉ đứng thứ 116/182 trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ số sử dụng rượu bia lại đang đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. 

Việt Nam tăng bậc về rượu bia: Không tự hào mà còn cảm thấy xấu hổ…

Thế Lâm |

Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách các quốc gia dùng nhiều rượu bia trên thế giới. Nhưng đến năm 2016, thứ bậc này đã nhảy lên xếp hạng thứ 60. Một sự “thăng hạng” đáng buồn hơn đáng vui.

Hạn chế rượu bia bằng cách nào?

THÙY LINH |

Tại hội thảo cung cấp thông tin về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8.6 cho thấy, lượng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng thứ 3 Châu Á, 64 thế giới, với mức trung bình 8,3 lít năm 2016 (năm 2003 chỉ là 3,8 lít). Dự báo đến năm 2025, mức độ tiêu thụ rượu bình quân sẽ là 7 lít/người/năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế, tăng giá để giảm tiêu thụ rượu bia là hết sức cần thiết.