Luật hóa để dẹp loạn phí bất thường của xe công nghệ

Đặng Tiến |

Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, trong lần sửa đổi Luật Giao thông đường bộ tới đây sẽ dẹp các loại phí bất thường của xe công nghệ gây bức xúc cho khách hàng, trong đó, định nghĩa về kinh doanh vận tải tại Nghị định 10 sẽ được luật hóa.

Nhiều bất ổn từ taxi công nghệ

Từ năm 2014, các ứng dụng gọi xe (Grab, Uber…) bắt đầu tham gia vào hoạt động vận tải tại Việt Nam tạo ra một “cơn địa chấn” làm thay đổi mạnh mẽ thị trường vận tải truyền thống. Điều này, buộc các hãng taxi truyền thống phải thay đổi và phát triển ứng dụng đặt xe.

Từ những doanh nghiệp lớn như G7, Mai Linh, Vinasun… đến hãng taxi nhỏ đều triển khai phát triển ứng dụng phục vụ khách hàng. Trong khi đó các hãng taxi truyền thống phải tuân thủ rất nhiều điều kiện chặt chẽ về phương tiện, con người, giá cước.

Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội - ông Nguyễn Công Hùng - cho rằng, nhiều doanh nghiệp đã tự phát triển và xây dựng các ứng dụng công nghệ, đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác điều hành trong 2 năm đại dịch. Song ứng dụng gọi xe của các doanh nghiệp taxi chỉ thu hút được khoảng 30% khách hàng sử dụng. Còn lại khách hàng vẫn gọi xe chủ yếu qua các kênh truyền thống.

Nhiều khách hàng sử dụng app gọi xe của hãng taxi cho hay, hiện các phần mềm đã được cải thiện với giao diện thân thiện hơn, có liên kết thanh toán không dùng tiền mặt khá tiện dụng. Nhưng mức độ trải nghiệm người dùng chưa thể so sánh với Grab, Gojek hay Be.

Thời gian gần đây khách hàng tỏ ra bức xúc khi các hãng gọi xe công nghệ luôn đưa ra các loại phí bất thường như: Phí giờ cao điểm, phí ban đêm, phí tắc đường… và gần đây là phí thời tiết nắng nóng gay gắt được cộng trực tiếp vào giá cước để thu từ khách hàng khiến giá cước mỗi chuyến xe của ứng dụng Grab trở nên đắt đỏ. Nhiều người cho rằng, do độc quyền trong dịch vụ gọi xe công nghệ nên Grab đã lợi dụng vị thế này đưa ra đủ loại phí để bắt khách hàng gánh chịu là không công bằng.

Trong khi đó xét ở góc độ điều kiện kinh doanh vận tải, Grab mới chỉ xin cấp phép ở TPHCM nhưng lại hoạt động ở rất nhiều địa phương và tham gia vào các công đoạn như quyết định giá cước, điều hành lái xe nhưng chưa đăng ký kê khai là doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo Nghị định 10 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đánh dấu việc đặt các dịch vụ gọi xe, taxi công nghệ vào loại hình doanh nghiệp vận tải.

Theo PGS-TS Từ Sỹ Sùa, Giảng viên cao cấp Trường Đại học GTVT, Nghị định 10 ra đời được kỳ vọng sẽ chấm dứt cuộc chiến giữa taxi truyền thống với các hãng gọi xe công nghệ. Việc định danh các loại hình vận tải sẽ giúp việc quản lý vận tải minh bạch, bình đẳng hơn.

“Với chiến lược tận thu từ các hãng gọi xe công nghệ như vừa qua, có thể thấy hành lang pháp lý liên quan đến giá, phí, điều kiện kinh doanh với loại hình này đặt ra thách thức đòi hỏi sớm giải quyết” - PGS-TS Từ Sỹ Sùa cho hay.

Sân chơi minh bạch và bình đẳng

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, một chiến thuật tuy rất phổ biến của các doanh nghiệp nước ngoài nhưng khó đối phó là dùng vốn dày để đánh bật các đối thủ trong nước, sau đó độc quyền, thao túng thị trường, tăng giá, chèn ép đối tác, khách hàng để tận thu. Nhưng họ vẫn báo lỗ nặng và việc thu thuế có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đến nay, chiến thuật này vẫn rất khó ứng phó do đó cơ quan quản lý cũng nên nghiên cứu kỹ vấn đề này để có giải pháp phù hợp.

Theo ông Đỗ Công Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), việc phân loại loại hình kinh doanh vận tải trong Luật Giao thông đường bộ chưa phù hợp với thực tế phát triển, gây nhiều khó khăn trong quản lý cũng như cạnh tranh không lành mạnh giữa các loại hình có cách thức hoạt động tương tự nhau và chưa bao quát được khung pháp lý cho các hình thức vận tải ứng dụng công nghệ như Grab, Gojek… Nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến thị trường vận tải lộn xộn, kém hiệu quả.

Bên cạnh đó là việc chồng chéo trong loại hình kinh doanh vận tải, khó phân định hình thức và điều kiện kinh doanh. Quan trọng hơn là gây thất thu ngân sách... Nghị định 10 sẽ được luật hóa trong lần sửa đổi Luật Giao thông đường bộ này. Theo đó, kinh doanh vận tải bằng xe ôtô là việc tổ chức, cá nhân điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải để thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Trong đó, có thực hiện một hoặc toàn bộ các công đoạn chính gồm: Trực tiếp điều hành phương tiện và lái xe để vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa, quyết định giá cước vận tải.

Từ đây, những ứng dụng gọi xe như: Grab, Be, Gojek hoặc tương tự đều được coi là kinh doanh vận tải, sẽ phải thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải theo pháp luật Việt Nam.

Cụ thể, khi Grab, Be, Gojek tham gia kinh doanh loại hình vận tải nào, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của loại hình vận tải đó. Từ nền tảng pháp lý này được quy định trong luật, các chế tài sẽ được cụ thể hóa trong Nghị định, tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn để quản lý vận tải.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Xe công nghệ “loạn” thu phụ phí, Bộ Tài chính sẽ có hình thức quản lý

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 3.8, Bộ Tài chính ra thông cáo liên quan đến tình trạng một số hãng xe công nghệ tự ý đẻ thêm loại phí, gây bức xúc cho người dùng.

Nóng Sài Gòn: Đổi chỗ đón xe công nghệ tại Tân Sơn Nhất, nhiều khách bỡ ngỡ

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

Những tin tức đáng chú ý trong Bản tin Nóng Sài Gòn ngày 29.7: Tài xế đổ xô dán thẻ thu phí tự động trước ngày 1.8; Đổi vị trí đón xe công nghệ tại Tân Sơn Nhất, nhiều khách bỡ ngỡ; Bệnh viện căng mình điều trị nhiều bệnh truyền nhiễm....

Nóng Sài Gòn: Xử lý nghiêm xe công nghệ xâm nhập dữ liệu cá nhân trái phép

DI PY - ANH TÚ |

Tín hiệu tốt về tình hình COVID-19 ở TPHCM; CSGT xử lý hơn 100 xe vi phạm khi "đi bão" mừng U23 Việt Nam; Con đoàn viên công đoàn có cha mẹ mất vì COVID-19 được trao sổ tiết kiệm... là những tin tức đáng chú ý trong Bản tin Nóng Sài Gòn ngày 23.5.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Xe công nghệ “loạn” thu phụ phí, Bộ Tài chính sẽ có hình thức quản lý

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 3.8, Bộ Tài chính ra thông cáo liên quan đến tình trạng một số hãng xe công nghệ tự ý đẻ thêm loại phí, gây bức xúc cho người dùng.

Nóng Sài Gòn: Đổi chỗ đón xe công nghệ tại Tân Sơn Nhất, nhiều khách bỡ ngỡ

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

Những tin tức đáng chú ý trong Bản tin Nóng Sài Gòn ngày 29.7: Tài xế đổ xô dán thẻ thu phí tự động trước ngày 1.8; Đổi vị trí đón xe công nghệ tại Tân Sơn Nhất, nhiều khách bỡ ngỡ; Bệnh viện căng mình điều trị nhiều bệnh truyền nhiễm....

Nóng Sài Gòn: Xử lý nghiêm xe công nghệ xâm nhập dữ liệu cá nhân trái phép

DI PY - ANH TÚ |

Tín hiệu tốt về tình hình COVID-19 ở TPHCM; CSGT xử lý hơn 100 xe vi phạm khi "đi bão" mừng U23 Việt Nam; Con đoàn viên công đoàn có cha mẹ mất vì COVID-19 được trao sổ tiết kiệm... là những tin tức đáng chú ý trong Bản tin Nóng Sài Gòn ngày 23.5.