giải quyết Ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM:

Luật hoá các công trình tác động đến giao thông đô thị

Đặng Tiến |

Ùn tắc giao thông hiện nay đang là một vấn nạn tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Việc ùn tắc giao thông không chỉ xuất hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM mà đã bắt đầu nhen nhóm ở các thành phố vừa và trung bình như: Đà Lạt, Vinh, Nam Định... Theo các chuyên gia giao thông, việc xuất hiện ồ ạt của nhiều dự án đô thị mới trong khu vực nội đô tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến mạng lưới giao thông.

Nhiều dự án đô thị trong nội đô là nguyên nhân ùn tắc

Theo các chuyên gia giao thông, nhiều dự án đô thị lớn, lượng phát sinh chuyến đi của những dự án này là không hề nhỏ, nhưng không có sự đánh giá hay xem xét về mặt giao thông của các dự án này, chưa kể đến các tác động khi dự án hình thành đối với an toàn giao thông, giao thông công cộng, bãi đỗ xe, người đi bộ…

Trước tình hình ùn tắc giao thông tại khu vực nội đô của các thành phố lớn đang ngày càng nghiêm trọng, Chính phủ cũng như các bộ, ngành đã đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm hạn chế tình trạng này như: Đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, phát triển giao thông công cộng, kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân, tăng phí dịch vụ đỗ xe tại các khu vực trung tâm… Trong bối cảnh quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, quy hoạch chung xây dựng TPHCM, các dự án xây dựng đang được triển khai ồ ạt, nhiều dự án trung tâm thương mại, chung cư cao tầng được xây dựng trong khu vực nội thành, bộ mặt các thành phố hiện đại hẳn lên song kèm theo đó là sự ngột ngạt, ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra.

Theo Ths-KTS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc, Trung tâm Quy hoạch xây dựng 4, Bộ Xây dựng - dưới góc độ nghiên cứu, các đề án của chuyên gia cần được các bộ, ngành chuyên môn thẩm định, đánh giá và đưa vào nghị định hoặc các quy chuẩn.

Nhưng để đưa các đề án thành quy chuẩn, nghị định phải cần có thời gian với rất nhiều bước chuẩn bị, do đó, các đề xuất phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện.

Việc đánh giá tác động giao thông giúp những nhà quản lý trong việc ra các quyết định liên quan đến sử dụng đất của khu vực, mức độ hợp lý của công trình trong không gian chung cũng như đưa ra được các phương án nhằm hạn chế, giảm thiểu những tác động xấu đến mạng lưới giao thông hay đề xuất các kịch bản cải thiện, nâng cấp mạng lưới giao thông trong khu vực để đáp ứng nhu cầu phát triển. Do đó, rất cần phải đánh giá nghiêm túc về tác động giao thông và đưa vào luật hoá bắt buộc các chủ công trình dự án, các địa phương phải làm thì mới hiệu quả.

Cần nghiên cứu về cách thức đánh giá tác động giao thông

Cũng theo Ths-KTS Nguyễn Anh Tuấn, việc đánh giá tác động giao thông là nghiên cứu đánh giá tác động của một dự án cụ thể (trong quá trình xây dựng - sau khi hoàn thành) đến mạng lưới giao thông trong khu vực. Những nghiên cứu này thay đổi theo mức độ chi tiết và phức tạp của dự án; phụ thuộc vào mô hình, quy mô cũng như vị trí của các dự án, cụ thể là đánh giá năng lực các nút giao thông trong phạm vi nghiên cứu, đánh giá mức độ an toàn (lối ra vào của dự án), đánh giá công trình giao thông (bãi đỗ xe), đánh giá luồng đi lại của xe đạp, khách bộ hành qua khu vực và đánh giá về hệ thống giao thông công cộng cũng như các công trình phục vụ.

Hiện một số chủ đầu tư dự án, công trình tại Việt Nam đã thực hiện thí điểm giá tác động giao thông. Tuy nhiên, quy trình triển khai, dữ liệu sử dụng cũng như kết quả của quá trình này chưa được kiểm chứng bởi các cơ quan nhà nước. Do đó, trong thời gian tới, cần có một nghiên cứu về cách thức thực hiện đánh giá tác động giao thông, đề xuất về đơn vị chịu trách nhiệm lập cũng như đơn vị sẽ thẩm định, phê duyệt.

Nhiều ý kiến cho rằng, công tác dự báo lưu lượng giao thông trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị (đặc biệt là quy hoạch chung đô thị) cần được quy định bắt buộc phải thực hiện. Ngoài đảm bảo cơ sở khoa học khi đề xuất mạng lưới quy hoạch giao thông đường bộ, cụ thể là bề rộng mặt cắt ngang đường, đây còn là yếu tố đầu vào, cơ sở quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của các dự án, công trình lên toàn bộ mạng lưới đường trên quy mô tổng thể.

Vì vậy, việc nghiên cứu, thực hiện đánh giá tác động giao thông là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài khi một số lượng lớn các dự án đã và đang trong giai đoạn hoàn thành.

Sở Xây dựng TPHCM vừa trình UBND TP đề án “Xây dựng chương trình nhà ở giai đoạn 2021-2030”. Trong đề án, đến năm 2025, các quận trung tâm thành phố sẽ hạn chế phát triển các dự án nhà ở cao tầng mới nếu không có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng. Trong khi đó, Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) TPHCM cũng kiến nghị UBND TPHCM về việc các công trình (khu dân cư, chung cư, nhà cao tầng…) thuộc phạm vi địa bàn thành phố phải thực hiện công tác đánh giá tác động giao thông.

Theo kiến nghị, sau khi có đánh giá tác động giao thông của công trình, Sở GTVT sẽ có góp ý và báo cáo với cơ quan thẩm định cấp phép dự án như Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc. Trong báo cáo tác động giao thông, Sở GTVT sẽ đưa ra cảnh báo hoặc đánh giá về giao thông của dự án, nếu dự án không đảm bảo thì phải có giải pháp để đảm bảo giao thông.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Vấn nạn tắc đường: Mơ về hệ thống tàu điện ngầm

Bạn đọc Hoài Thương |

Vấn nạn tắc đường trầm trọng ở Hà Nội khiến nhiều người ngao ngán. Qua báo Lao Động, bạn đọc đã hiến kế nhiều giải pháp để dẹp “căn bệnh kinh niên” này.

Tắc đường khủng khiếp: Bạn đọc “hiến kế” với Chủ tịch Hà Nội

Bảo Hân (T/H) |

Hà Nội tắc đường khủng khiếp – ở mức 100km đốt 50 lít xăng - khiến nhiều người ngao ngán. Gửi bình luận đến Báo Lao Động, bạn đọc hy vọng Chủ tịch Chu Ngọc Anh sẽ có kế sách riêng theo đặc thù Hà Nội.

Hà Nội: "Tắc đường còn kéo dài, phức tạp trong những tháng cuối năm"

Tùng Giang - Tạ Quang |

Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của bão số 13 gây mưa trên diện rộng khiến nhiều tuyến đường ở Hà Nội trở nên kẹt cứng, tê liệt trong giờ cao điểm. Chuyên gia giao thông dự đoán, với tình hình như hiện tại, vấn nạn tắc đường sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp trong những tháng cuối năm.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Vấn nạn tắc đường: Mơ về hệ thống tàu điện ngầm

Bạn đọc Hoài Thương |

Vấn nạn tắc đường trầm trọng ở Hà Nội khiến nhiều người ngao ngán. Qua báo Lao Động, bạn đọc đã hiến kế nhiều giải pháp để dẹp “căn bệnh kinh niên” này.

Tắc đường khủng khiếp: Bạn đọc “hiến kế” với Chủ tịch Hà Nội

Bảo Hân (T/H) |

Hà Nội tắc đường khủng khiếp – ở mức 100km đốt 50 lít xăng - khiến nhiều người ngao ngán. Gửi bình luận đến Báo Lao Động, bạn đọc hy vọng Chủ tịch Chu Ngọc Anh sẽ có kế sách riêng theo đặc thù Hà Nội.

Hà Nội: "Tắc đường còn kéo dài, phức tạp trong những tháng cuối năm"

Tùng Giang - Tạ Quang |

Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của bão số 13 gây mưa trên diện rộng khiến nhiều tuyến đường ở Hà Nội trở nên kẹt cứng, tê liệt trong giờ cao điểm. Chuyên gia giao thông dự đoán, với tình hình như hiện tại, vấn nạn tắc đường sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp trong những tháng cuối năm.