Theo bản tin của Bộ Y tế sáng 27.6, cả nước ghi nhận mới 50 ca COVID-19, trong đó tỉnh Long An có 7 ca (BN15279 - BN15285) gồm 4 ca là F1 của BN14919, 1 ca liên quan đến ổ dịch Cty May Dinsen, 2 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly, tất cả đang được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Long An.
Hai ngày trước, theo bản tin của Bộ Y tế trưa 25.6, cả nước có 112 ca mắc mới COVID-19, trong đó tỉnh Long An có 21 ca (BN14324 - BN14344) là các trường hợp F1, đã được cách ly từ trước, đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Long An.
Những ca bệnh gần đây ở Long An tập trung ở các huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa, là những địa bàn giáp với TPHCM, nơi dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp.
Theo UBND tỉnh Long An, địa phương cùng lúc đối mặt với nguy cơ lây bệnh COVID-19 từ phía Vương quốc Campuchia và các tỉnh, thành phố đang có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Bên cạnh đó, Long An cũng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nhiều khu, cụm công nghiệp với số lượng chuyên gia, cán bộ quản lý, người lao động, công nhân, công chức, viên chức,... và người dân hàng ngày di chuyển qua các tỉnh để làm việc, điều trị bệnh, thăm thân và các mục đích khác là rất lớn, lên đến hàng ngàn lượt người mỗi ngày.
Vì vậy, bất kỳ một hành động chủ quan, lơ là, thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong phòng, chống dịch của một cá nhân, doanh nghiệp sẽ làm bùng phát dịch bệnh, gây thiệt hại rất lớn cho tất cả mọi người.
Thực tế cho thấy, phần nhiều các ca bệnh COVID-19 ban đầu ở Long An đều là F1 của các ổ dịch ở TP.HCM. Từ các F1 trở thành F0 này đã lây lan sang trường hợp khác là người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp làm chung đơn vị.
Theo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An, trong số 1.206 doanh nghiệp thực hiện cam kết phòng dịch COVID-19, có 14 doanh nghiệp tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm trung bình, 368 doanh nghiệp có nguy cơ lây nhiễm thấp, còn lại là nguy cơ lây nhiễm rất thấp. Các ngành chức năng tỉnh Long An đang cùng các doanh nghiệp có nhiều công nhân tập trung phòng chống dịch, như CTy ChingLuh (huyện Bến Lức) có trên 20 ngàn công nhân, được đánh giá "mức nguy cơ lây nhiễm thấp".
Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19 trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên địa bàn, UBND tỉnh Long An vừa quyết định thành lập thêm 1 bệnh viện dã chiến chuyên điều trị bệnh COVID-19 (Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Trụ) với quy mô 100 giường. Đây là bệnh viện dã chiến thứ 2 chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19 được thành lập trên địa bàn tỉnh Long An sau Bệnh viện Dã chiến số 1 (Bệnh viện Phổi Long An) với quy mô 400 giường.
Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.
Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.
Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:
- Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:
Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc. - Chuyển tiền qua tài khoản:
Tên tài khoản: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng• STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
• STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
• Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng - Hỗ trợ qua Ví Momo:
Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.
- Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.