Hà Nội: Bụi mịn từ 7 triệu phương tiện giao thông:

Lời khuyên bỏ xe máy, đi bộ và lên xe buýt

NGUYỄN HÀ |

Hà Nội thuộc nhóm đầu những thành phố ô nhiễm bụi khí PM2.5 (bụi mịn), nồng độ bụi ở Hà Nội gia tăng theo đà phát triển kinh tế và tốc độ tăng trưởng các phương tiện giao thông cơ giới trên 15%/năm. Giảm bụi để chặn đứng và đảo ngược đà gia tăng hiện nay mà không tác động nhiều đến phát triển là bài toán không dễ. 

Chỉ thị khẩn của Chủ tịch Hà Nội

Từ tháng 9.2019 đến tháng 12.2019 các đợt ô nhiễm không khí tại Hà Nội có xu hướng gia tăng, liên tiếp trong nhiều ngày giá trị trung bình 24h của bụi PM2.5 vượt QCVN từ 2-3 lần. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ 1.11 đến 15.12 có đến 32/45 ngày (71%) ghi nhận giá trị trung bình 24h của bụi PM2.5 tại các trạm ở Hà Nội vượt QCVN; kết quả tính toán AQI giờ (đánh giá chất lượng không khí tức thời) cũng cho thấy tỉ lệ số giờ có chỉ số AQI ở mức kém đến mức rất xấu chiếm tỉ lệ khá lớn, lên đến 49,34%. Đến sáng 25.12, hầu hết các điểm quan trắc đều cho chỉ số chất lượng không khí ở mức kém.

Trước thực trạng ô nhiễm không khí, sáng 25.12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký chỉ thị khẩn về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường vận hành liên tục ổn định hệ thống quan trắc môi trường không khí, thường xuyên tổng hợp kết quả thông báo công khai các số liệu ô nhiễm không khí để người dân biết, có kế hoạch phòng tránh.

Trong trường hợp ô nhiễm không khí chạm mức nguy hại (chỉ số AQI lớn hơn 300), Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo tới Sở Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo các trường mầm non, trường tiểu học sắp xếp lịch học phù hợp. Với những ngày không khí ở mức kém trở lên, Sở Xây dựng chỉ đạo, các Công ty Môi trường đô thị cùng các quận, huyện rà soát kiểm tra, tăng cường tần suất sử dụng xe hút bụi, hút rác và dùng xe tưới nước rửa đường.

Sở Giao thông Vận tải và Công an thành phố tăng cường lực lượng điều tiết giao thông, tránh ùn tắc trong giờ cao điểm, yêu cầu tất cả các xe tải trọng tải từ 1,5 tấn trở lên chỉ được đi vào thành phố từ vành đai 3 trở vào từ 22h đến 6h sáng ngày hôm sau. Tham gia lưu thông bằng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.

Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, người dân tham gia cung cấp video, hình ảnh các phương tiện chở quá tải, không che chắn gây phát tán bụi, phế thải tới các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm theo quy định.

Những việc cần làm ngay

Nói về vấn đề ô nhiễm không khí, GS Phạm Duy Hiển - Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam - cho  biết, các nguồn bụi mịn chính, thường xuyên tác động đến chất lượng không khí tại các khu đô thị Hà Nội, bao gồm bụi do giao thông, bụi đất lơ lửng, tro bay từ các bếp than tổ ong và đốt sinh khối, bụi có nguồn gốc từ chất thải… Bụi từ những vùng ô nhiễm ở các nước lân cận cũng lan đến Hà Nội theo các khối khí tác động đến thời tiết hằng ngày ở miền Bắc. Nhưng áp đảo vẫn là phát thải từ hơn 7 triệu phương tiện giao thông, đa phần là xe máy, có chất lượng phát thải thấp.

Theo GS Phạm Duy Hiển, hạ tầng giao thông và quy hoạch đô thị của ta có một số đặc điểm “ít giống ai” khiến ô nhiễm trầm trọng hơn, cụ thể: Xe máy áp đảo, chiếm 81% phương thức lưu thông so với 11% từ xe buýt, do đó lượng phát thải tính trên đầu người rất cao. Mặt đường chỉ chiếm 1,9% diện tích mặt bằng trong khu vực nội thành, vào loại thấp nhất thế giới. Mặt đường không sạch, vỉa hè “lởm khởm”, bụi đất do xe cộ tốc lên quá nhiều, chiếm đến gần 20% khối lượng bụi mịn.

Khắp nơi mặt đất bị bêtông hóa, diện tích cây xanh, công viên, mặt nước bị thu hẹp để xây công trình. Đô thị đã mở rộng trong hai thập kỷ gần đây, song 7 quận nội thành vẫn rất chật chội, thiếu khoảng thoáng trống cho ô nhiễm phát tán. Ngoài ra, chất lượng phát thải xe cộ vẫn còn thấp, hàm lượng benzene trong xăng, lưu huỳnh trong dầu và than còn tương đối cao, các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí.

Theo Giáo sư Phạm Duy Hiển, đã đến lúc Hà Nội phải có những giải pháp triệt để nhất.

Cụ thể: Di dời cụm đại học thuộc khu Đống Đa, Hai Bà Trưng ra ngoại ô để xây các công viên; Cắt giảm đăng ký, tiến đến cấm hẳn xe máy; Mở rộng khu phố đi bộ quanh phố cổ, chỉ cho phép xe điện và (có thể) xe buýt; Cương quyết dẹp chiếm dụng vỉa hè, tân trang vỉa hè tươm tất; Cấm hẳn bếp than tổ ong; Nâng chất lượng xăng dầu; Rút ra những bài học đắt giá nhất về quản lý để tránh ô nhiễm không khí cho những khu đô thị mới mọc lên ở ngoại thành và các nơi khác trong cả nước.

“Cuối cùng và trên hết, vẫn là con người. Muốn khỏi chung sống với bụi do chính mình thải ra, con người phải từ bỏ nhiều thói quen cũ, nhanh chóng thích nghi với nếp sống trong một đô thị văn minh, hiện đại. Như, đừng xông ra mặt tiền gây sốt giá đất, bỏ xe máy, đi bộ và lên xe buýt” - Giáo sư Hiển cho biết.

NGUYỄN HÀ
TIN LIÊN QUAN

Sắp xếp lại lịch học cấp mầm non, tiểu học khi ô nhiễm mức nguy hại

Bích Hà |

Trong trường hợp ô nhiễm không khí chạm mức “nguy hại”, Sở Tài nguyên - Môi trường có trách nhiệm thông báo tới Sở Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học cho học sinh sắp xếp lịch học phù hợp.

Chủ tịch Hà Nội ra chỉ thị khẩn về khắc phục ô nhiễm không khí

Nguyễn Hà |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký chỉ thị về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI).

Chặn xe vào bãi rác Nam Sơn, Hà Nội: Phân luồng rác, "cứu" nội đô ô nhiễm

Anh Thư - Phạm Đông |

Ngay sau khi người dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), các đơn vị chức năng của Sở Xây dựng vừa thông báo kế hoạch điều chỉnh phân luồng vận chuyển rác thải tạm thời trước khi bãi rác Nam Sơn tiếp nhận trở lại.

Hà Nội mù mịt, nơi nào ô nhiễm không khí đạt ngưỡng màu tím sáng nay?

Thảo Anh |

Sáng nay (24.12), một vài nơi ở khu vực ở Hà Nội có mức chỉ số chất lượng không khí AQI tăng vọt trở lại và đạt ngưỡng màu tím - mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Sắp xếp lại lịch học cấp mầm non, tiểu học khi ô nhiễm mức nguy hại

Bích Hà |

Trong trường hợp ô nhiễm không khí chạm mức “nguy hại”, Sở Tài nguyên - Môi trường có trách nhiệm thông báo tới Sở Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học cho học sinh sắp xếp lịch học phù hợp.

Chủ tịch Hà Nội ra chỉ thị khẩn về khắc phục ô nhiễm không khí

Nguyễn Hà |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký chỉ thị về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI).

Chặn xe vào bãi rác Nam Sơn, Hà Nội: Phân luồng rác, "cứu" nội đô ô nhiễm

Anh Thư - Phạm Đông |

Ngay sau khi người dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), các đơn vị chức năng của Sở Xây dựng vừa thông báo kế hoạch điều chỉnh phân luồng vận chuyển rác thải tạm thời trước khi bãi rác Nam Sơn tiếp nhận trở lại.

Hà Nội mù mịt, nơi nào ô nhiễm không khí đạt ngưỡng màu tím sáng nay?

Thảo Anh |

Sáng nay (24.12), một vài nơi ở khu vực ở Hà Nội có mức chỉ số chất lượng không khí AQI tăng vọt trở lại và đạt ngưỡng màu tím - mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.