Loay hoay giảm tải sĩ số trường công

Đặng Chung |

Bước vào năm học mới 2020-2021, nhiều phụ huynh tiếp tục đứng trước nỗi lo về tình trạng quá tải ở các trường công lập. Hà Nội, TPHCM và nhiều thành phố lớn đều tăng mạnh số học sinh vào các lớp đầu cấp. Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là không quá 35 học sinh/lớp, nhưng thực tế, đây chỉ là mơ ước của giáo viên và phụ huynh.

Áp lực sĩ số, cô - trò đều khổ

Cô giáo vừa giảng bài, vừa gọi học sinh phát biểu, vừa nhắc nhở những em còn lại giữ trật tự. Trong lớp, bàn ghế kê san sát gần hết lối đi... Đây là  thực tế mà nhiều năm nay giáo viên của Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phải đối mặt.  Theo bà Lê Thị Thêu - Hiệu trưởng nhà trường, có năm trường đón hơn 1.100 học sinh vào lớp 1 và bắt buộc phải xếp sĩ số lên đến 60 học sinh/lớp, bố trí lịch học luân phiên, chia ca để đảm bảo tất cả học sinh trên địa bàn đều được nhận vào học.

Tại Hà Nội, nhiều năm nay, quận Hoàng Mai, Hà Đông, Cầu Giấy... luôn là điểm “nóng” về quá tải sĩ số học sinh. Việc tuyển sinh ở các trường mầm non trở nên gay cấn với kiểu bốc thăm ăn may như Trường mầm non thực hành Linh Đàm. Cứ đến mùa tuyển sinh, hàng trăm phụ huynh lại hồi hộp, bởi con em mình có được 1 suất trúng tuyển vào trường công lập sẽ dựa vào lá thăm may rủi do chính tay mình chọn.

Với quận Hà Đông, theo bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GDĐT quận Hà Đông (Hà Nội), mỗi năm, quận Hà Đông tăng thêm từ 5.000 - 7.000 học sinh các cấp, con số này khiến cho các trường luôn trong tình trạng quá tải, đặc biệt ở một số phường như Quang Trung, Kiến Hưng, Hà Cầu, Vạn Phúc, Phúc La…

Tại quận Cầu Giấy cũng xảy ra tình trạng tương tự, nhiều nơi bị quá tải trường lớp. Với cấp tiểu học, trung bình mỗi lớp công lập là 49 học sinh/lớp, với lớp 6 các trường như Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Yên Hòa đều có sĩ số 50 học sinh/lớp.

Đặc biệt với năm học mới 2020-2021, không chỉ Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, mà nhiều trường công ở các quận, huyện khác của Hà Nội cũng trong tình trạng quá tải. Lý do là quy mô học sinh của thủ đô năm nay tăng khoảng 68.000 học sinh so với các năm trước.

Theo ông Lê Hồng Chung - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, riêng tổng số học sinh năm nay vào lớp 1 dự kiến khoảng 167.000 học sinh, tăng 9.500 em so với năm học 2019 - 2020. Toàn thành phố có 2.748 trường mầm non và phổ thông với hơn 2,1 triệu học sinh - tăng thêm khoảng 68.000 em.

Quá tải sĩ số ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục

Ngày 1.9, học sinh trên cả nước (trừ những nơi đang thực hiện giãn cách xã hội) sẽ chính thức tựu trường, chuẩn bị bước vào năm học 2020-2021. Theo quy định của Bộ GDĐT, mỗi lớp học chỉ được sắp xếp tối đa 35 học sinh, thế nhưng từ nhiều năm nay, ở các trường công lập tại Hà Nội, TPHCM, con số này chỉ có trong giấc mơ của học sinh, phụ huynh. Trong khi năm học mới đã cận kề, để đảm bảo an toàn cho học sinh, ngành y tế đã khuyến cáo ngành giáo dục nên thực hiện giãn cách học sinh, sĩ số không quá 20 em/lớp. Đây tiếp tục là thách thức đặt ra với các trường học.

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cũng thừa nhận, nếu sĩ số đông, cơ sở vật chất không đảm bảo sẽ khó đảm bảo đổi mới giáo dục thành công, dù chương trình mới được nhiều người đánh giá là hay, tiến bộ. Vì thế, ông kiến nghị: Các địa phương trong quá trình rà soát cơ sở vật chất, cần đảm bảo sĩ số học sinh đúng theo quy định: 35 em/lớp đối với tiểu học, 45 em/lớp đối với THCS. Và nhất quyết phải đảm bảo đủ trang thiết bị để phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học.

Về phía phụ huynh, việc một lớp học vượt quá số lượng học sinh so với quy định khiến nhiều người lo lắng về chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập của con em mình.  “Các lớp tại trường đều rất đông, lớp của con tôi có đến 55 học sinh. Lớp học luôn trong tình trạng quá tải, khiến việc tiếp thu bài của các con gặp khó khăn, đặc biệt là các bạn ngồi xa” - chị Lê Thị Dung (có con học Trường Tiểu học B, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết.

Còn theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, Chính phủ cần ban hành quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, không chỉ về chất lượng giáo dục, mà phải chịu trách nhiệm đảm bảo đủ trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Nơi nào cho xây dựng thêm chung cư, khu đô thị,  thì phải cam kết có đủ chỗ học cho học sinh, nếu không người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm. Có như vậy ngân sách đầu tư cho việc tu sửa, xây trường học mới được các địa phương ưu tiên, học sinh và giáo viên sẽ yên tâm dạy và học.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ: 60 học sinh/lớp, chất lượng giáo dục sẽ bị ảnh hưởng

“Bài toán quá tải sĩ số là một trong vấn đề rất lớn đối với giáo dục tiểu học, nhất là ở TP lớn và các vùng khó khăn. Tình trạng lớp học quá đông khi một số nơi có tăng dân số cơ học, khu công nghiệp-kinh tế đông, di cư tự do đông, nên trường lớp bị áp lực rất lớn... Tôi hoan nghênh nhiều TP lớn như TPHCM đã quyết liệt thực hiện các giải pháp để đảm bảo tất cả các học sinh đến tuổi đi học đều được đến trường, có chỗ học tập. Biên chế theo quy định là tối đa 35 học sinh/lớp thì giáo viên mới nắm bắt được sự tiến bộ học sinh. Nhưng có những lớp 60 học sinh thì giáo viên phải bỏ sức lực và nỗ lực rất lớn để nắm bắt được từng học sinh, chất lượng giáo dục theo đó bị ảnh hưởng...”.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Vụ hơn 1.000 học sinh không được vào lớp 1 trường công: UBND TPHCM nói gì?

Anh Nhàn |

Khoảng hơn 1.000 học sinh tại quận 12 (TPHCM) trong độ tuổi vào lớp 1 đứng trước nguy cơ không được nhập học trường công lập sẽ được tạo điều kiện để đến trường trong thời gian tới.

Hà Nội: “Cuộc đua” căng thẳng vào lớp 10 trường công lập

Đặng Chung - Sương Mai |

Sở GDĐT Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn. Cuộc đua năm nay căng thẳng ở các trường top trên, vì nhiều trường có tỉ lệ học sinh  đăng ký dự tuyển tăng đến 20% so với năm trước. Dù được tạo điều kiện có thêm 2 ngày 24 và 25.6 để thay đổi nguyện vọng, chọn trường phù hợp với năng lực của con, nhưng theo nhiều phụ huynh, họ vẫn đang cân nhắc, đắn đo.

Mong Nhà nước xem xét lại việc học phí trường công lập tăng "phi mã"

THIÊN MINH |

Học phí nhiều trường công lập thuộc top trên đồng loạt tăng cao, thậm chí, tăng gấp 5 lần khiến nhiều gia đình khó khăn, học sinh vùng quê nghèo... lo lắng không đủ lực để vào học trường tốt.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Vụ hơn 1.000 học sinh không được vào lớp 1 trường công: UBND TPHCM nói gì?

Anh Nhàn |

Khoảng hơn 1.000 học sinh tại quận 12 (TPHCM) trong độ tuổi vào lớp 1 đứng trước nguy cơ không được nhập học trường công lập sẽ được tạo điều kiện để đến trường trong thời gian tới.

Hà Nội: “Cuộc đua” căng thẳng vào lớp 10 trường công lập

Đặng Chung - Sương Mai |

Sở GDĐT Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn. Cuộc đua năm nay căng thẳng ở các trường top trên, vì nhiều trường có tỉ lệ học sinh  đăng ký dự tuyển tăng đến 20% so với năm trước. Dù được tạo điều kiện có thêm 2 ngày 24 và 25.6 để thay đổi nguyện vọng, chọn trường phù hợp với năng lực của con, nhưng theo nhiều phụ huynh, họ vẫn đang cân nhắc, đắn đo.

Mong Nhà nước xem xét lại việc học phí trường công lập tăng "phi mã"

THIÊN MINH |

Học phí nhiều trường công lập thuộc top trên đồng loạt tăng cao, thậm chí, tăng gấp 5 lần khiến nhiều gia đình khó khăn, học sinh vùng quê nghèo... lo lắng không đủ lực để vào học trường tốt.