Lộ những “điểm đen” xe ôm công nghệ ngại đón khách vì sợ bị đánh

Nhóm PV |

Thị phần giảm, áp lực cạnh tranh tăng lên khiến một bộ phận xe ôm truyền thống có thái độ cực đoan với tài xế GrabBike, Goviet, Bebike. Ở Hà Nội, xuất hiện nhiều điểm tài xế xe ôm công nghệ không dám đến đón khách.

Sợ đón khách vì điểm “nhạy cảm”

Thị phần giảm, áp lực cạnh tranh tăng lên khiến một bộ phận xe ôm truyền thống có thái độ cực đoan với tài xế GrabBike, Goviet, Bebike. Tại nhiều điểm cánh tài xế xe ôm truyền thống đã chiếm lĩnh địa bàn, ngăn cản và thậm chí là đánh đập mỗi khi những tài xế xe ôm công nghệ đến đón khách. Việc này đã diễn ra công khai một thời gian dài nhưng cánh tài xế xe ôm công nghệ chỉ biết chấp nhận để làm ăn.

Sau một thời gian theo dõi, tiếp xúc và thậm chí vào vai một tài xế xe ôm công nghệ, thực trạng trên được nhóm PV Lao Động lột trần. Đến bản thân PV cũng bị dọa đánh và suýt “ăn tát” khi đóng vai đến nhận khách ở những điểm “nhạy cảm” này.

Sáng ngày 8.1, tôi đứng ở điểm xe buýt của cạnh tòa nhà Tân Hoàng Minh (trên đường Khuất Duy Tiến) và mở ứng dụng GrabBike để bắt xe. Chưa đầy 30 giây, điện thoại tôi nổ chuông, đầu dây bên kia một nam thanh niên cất giọng nhỏ nhẹ “anh đặt xe Grab à?, anh có thể đi lên phía trên một chút được không?...”. Dù đã biết trước, nhưng tôi vẫn cố hỏi lý do vì sao? và được người này trả lời rằng ở những điểm như vậy, họ không dám đến đón khách vì sợ cánh xe ôm truyền thống đánh đập.

Phía cổng sau Bệnh viện Nhi trung ương cũng là “điểm đen” của tình trạng này. Ảnh: Anh Huy
Phía cổng sau Bệnh viện Nhi trung ương cũng là “điểm đen” của tình trạng này. Ảnh: Anh Huy

Sau khi nhìn thấy tôi, lái xe này không dám dừng lại mà bốc máy điện thoại lên gọi chỉ dẫn tôi đi theo anh ta. Để đảm bảo an toàn cho lái xe này, tôi đành cuốc bộ một đoạn dài và bắt đầu chuyến hành trình của mình. Trên đường đi, lái xe S.A.Ph (biển kiểm soát 21B1-247.xx) kể rằng vì nhiều tài xế xe ôm công nghệ bị đánh nên giờ không ai dám dừng đón khách ở đây.

Theo lời lái xe Ph, một chuyến đi được trên dưới 50 nghìn đồng nhưng khi bị đánh thì tiền mất tật mang. “Có nhiều lúc khi thấy địa điểm của khách đón ở đây tôi phải hủy chuyến. Thà bỏ chuyến này đi tìm chuyến khác còn hơn bị đánh bầm dập”, anh Ph chia sẻ. Việc hủy chuyến là chuyện bình thường như cơm bữa nếu khách hàng đặt điểm đón ở “điểm đen” nói trên. Trước đó, khi tôi đặt ứng dụng lái xe Đ.V.C (biển kiểm soát 60U1-25xx) đã hủy chuyến đi với lý do “nhạy cảm lắm”.

Từng bị lĩnh đòn

Nguyễn Văn C (SN 1988, quê Phú Thọ) là một lái xe GrabBike lâu năm và từng trải. Anh chở tôi đến một quán nước ven đường Khuất Duy Tiến (cạnh tòa nhà Tân Hoàng Minh). Tôi và C vừa đến nơi thì có hai người đi xe máy đến dựng xe cạnh xe C như muốn dằn mặt.

C rất rụt rè và lo sợ bởi đến giữa điểm “nhạy cảm” mà chính lái xe này đã từng bị đánh. Dù ngồi được hơn 5 phút nhưng cô chủ quán nước vẫn không hề rót nước cho chúng tôi. Khi tôi hỏi thì người này nói không bán cho tài xế GrabBike, “nếu họ ngồi uống nước ở đây rất phức tạp”, cô bán nước nói. Tôi hỏi lại vì sao phức tạp? thì người này nói rằng khi có tài xế xe ôm công nghệ đến đây thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và thậm chí đánh nhau.

Tài xế Nguyễn Văn C kể lại câu chuyện đã từng bị đánh với PV. Ảnh: Anh Huy
Tài xế Nguyễn Văn C kể lại câu chuyện đã từng bị đánh với PV. Ảnh: Anh Huy

Hành nghề xe ôm công nghệ được hơn 3 năm nay, C đã thấm những khó khăn và sợ hãi. Nhưng theo C, đến thời điểm này sợ nhất vẫn là nhận được yêu cầu của khách hàng khi đón ở những “điểm đen”. “Ở Hà Nội, những tài xế nào mới vào nghề chưa biết được các điểm đen này thì đều dính đòn. Nhẹ thì bị đuổi và đạp vài phát còn nặng thì bị đấm đá túi bụi”, C nói và cho biết thêm, những “điểm đen” có thể kể đến như khu vực phía trong các bến xe, khu vực cổng một số bệnh viện. Đặc biệt là Bệnh viện Nhi trung ương và điểm đối diện tòa nhà Thăng Long Number one (trên đường Khuất Duy Tiến).

Theo lời C, có nhiều lúc phải chấp nhận để hủy chuyến. Anh kể, cách đây gần 6 tháng, khi đến đón khách ở điểm xe buýt đối diện tòa nhà Thăng Long Number one (đường Khuất Duy Tiến), C đã bị hai người trung niên đến đánh và dằn mặt. Rất may lúc đó C kịp xin xỏ và đưa ra lời hứa nên không bị ăn đòn nặng.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên trốn học đi làm thêm, chạy xe ôm, quản thế nào?

Bích Hà |

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, đóng tiền học phí, không ít sinh viên đã chọn con đường đi làm thêm. Tuy nhiên, đang có thực tế sinh viên mải miết đi làm thêm đến nỗi sao nhãng, hoặc không còn thời gian dành cho việc học.

Sinh viên nói gì khi “siết” giờ làm thêm làm xe ôm công nghệ?

ANH THƯ-TÙNG GIANG |

Trước thông tin kiến nghị về vấn đề nghiên cứu, bổ sung quy định pháp luật để quản lý việc làm thêm của sinh viên, đặc biệt là làm tài xế công nghệ, nhiều sinh viên đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Quản lý giờ làm thêm của sinh viên làm xe ôm công nghệ: Nên hay không?

ANH THƯ |

Trước thông tin kiến nghị về vấn đề nghiên cứu, bổ sung quy định pháp luật để quản lý việc làm thêm của sinh viên, đặc biệt là làm tài xế công nghệ đang tạo ra nhiều luồng ý kiến.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Sinh viên trốn học đi làm thêm, chạy xe ôm, quản thế nào?

Bích Hà |

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, đóng tiền học phí, không ít sinh viên đã chọn con đường đi làm thêm. Tuy nhiên, đang có thực tế sinh viên mải miết đi làm thêm đến nỗi sao nhãng, hoặc không còn thời gian dành cho việc học.

Sinh viên nói gì khi “siết” giờ làm thêm làm xe ôm công nghệ?

ANH THƯ-TÙNG GIANG |

Trước thông tin kiến nghị về vấn đề nghiên cứu, bổ sung quy định pháp luật để quản lý việc làm thêm của sinh viên, đặc biệt là làm tài xế công nghệ, nhiều sinh viên đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Quản lý giờ làm thêm của sinh viên làm xe ôm công nghệ: Nên hay không?

ANH THƯ |

Trước thông tin kiến nghị về vấn đề nghiên cứu, bổ sung quy định pháp luật để quản lý việc làm thêm của sinh viên, đặc biệt là làm tài xế công nghệ đang tạo ra nhiều luồng ý kiến.