Lo ngại sự cố môi trường khi khu xử lý chất thải lớn nhất Đồng Nai quá tải

HÀ ANH CHIẾN |

Khu xử lý chất thải ở xã Quang Trung, huyện Thống Nhất (thuộc Công ty CP dịch vụ Sonadezi) là nơi tiếp nhận xử lý chất thải sinh hoạt lớn nhất tỉnh Đồng Nai, chiếm khoảng 65% tổng lượng rác trên địa bàn, nhưng đang quá tải. Đến tháng 6.2024, khu xử lý này phải giảm một nửa công suất do lo ngại sự cố môi trường.

Xin giảm 50% công suất, nhiều địa phương lo “sốt vó”

Mới đây, Công ty Cổ phần dịch vụ Sonadezi có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cùng các huyện, thành phố thông báo giảm 50% công suất, ngưng tiếp nhận rác từ 1.1.2024. Điều này khiến nhiều địa phương của tỉnh Đồng Nai lo lắng do đây là khu xử lý rác sinh hoạt có công suất lớn nhất tỉnh và hiện tiếp nhận rác của 8/11 huyện, thành phố. Nếu khu xử lý này thực hiện giảm 50% công suất, xuống còn khoảng 600 tấn rác/ngày thì nhiều địa phương không biết vận chuyển rác đi đâu để xử lý.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh, bà Lê Thị Giang - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi - cho biết: Nếu tiếp tục tiếp nhận, xử lý rác thải với công suất 1.200 tấn/ngày thì bãi chôn lấp chỉ hoạt động đến khoảng tháng 6 hoặc tháng 7 năm 2024.

Cũng theo công ty, hiện nay các ô chôn lấp được cấp phép đã đủ thể tích, buộc phải tạm dừng vận hành để hạn chế sự cố kỹ thuật và môi trường. Còn ô chôn lấp số 8, công ty đang lập thủ tục xin giấy phép vận hành. Tuy nhiên, vì nhiều vấn đề công ty bắt buộc phải tạm dừng vận hành các ô chôn lấp được cấp phép, nên phải đưa vào vận hành ô chôn lấp hợp vệ sinh số 8 từ đầu tháng 12.2023 nhằm đảm bảo công tác tiếp nhận và xử lý rác sinh hoạt theo yêu cầu của các địa phương trong tỉnh Đồng Nai.

Ngoài ra, công ty cũng đang thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch để tăng số ô chôn lấp. Cụ thể, công ty đang lập quy hoạch 1/500 và thiết kế cơ sở và dự kiến sẽ trình nộp sau khi quy hoạch 1/2000 được duyệt. Tiến độ dự kiến đến tháng 8.2025, công ty mới đủ điều kiện đưa ô chôn lấp mới vào vận hành. Còn về phương án gia cố các ô chôn lấp hợp vệ sinh hiện hữu để tăng thể tích, công ty mất khoảng 30 tháng để thực hiện các thủ tục theo quy định.

Trước vấn đề này, nhiều địa phương tỏ ra lo lắng vì nếu khu xử lý chất thải Quang Trung không tiếp nhận rác thì không biết xử lý ở đâu.

Đại diện UBND huyện Tân Phú cho biết, rất mong công ty tiếp tục tiếp nhận rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện và tiếp tục tham gia đấu thầu năm 2024 và các năm tiếp theo. Tương tự, đại diện UBND huyện Nhơn Trạch cũng kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu công ty này tiếp tục nhận xử lý rác sinh hoạt của huyện Nhơn Trạch từ ngày 1.1.2024 cho đến khi UBND huyện Nhơn Trạch hoàn thành công tác lựa chọn được nhà thầu xử lý rác sinh hoạt năm 2024.

Các sở, ngành sẽ giám sát phòng ngừa sự cố môi trường

Trước tình trạng này, mới đây ngày 27.12.2023, Sở TNMT tỉnh Đồng Nai và các sở, ngành, địa phương liên quan đã làm việc với Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi và đi đến thống nhất sẽ tiếp nhận rác với công suất hiện hữu tới tháng 6.2024.

Cụ thể, công ty này cho biết, khu xử lý chỉ có khả năng tiếp nhận và xử lý rác công suất 1.200 tấn/ngày đến tháng 6.2024. Sau thời gian trên để không ảnh hưởng đến công tác xử lý rác sinh hoạt của tỉnh, kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành hỗ trợ, rút ngắn các thủ tục để công ty sớm thi công, đưa vào vận hành ô chôn lấp mới đồng thời, kiến nghị các địa phương không chuyển rác về khu xử lý quá công suất tiếp nhận dễ gây sự cố môi trường.

Ngoài ra, các bên đã thống nhất, về tình hình tiếp nhận của các ô chôn lấp, công ty đã đưa vào vận hành 14/14 ô chôn lấp. Trong đó, 3 ô chôn lấp là 7, 8, 9 vẫn còn khả năng tiếp nhận. Do đó, đề nghị công ty tiếp tục tiếp nhận chất thải; các sở, ngành địa phương giám sát để đảm bảo việc vận hành không quá tải, phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Thường - Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Đồng Nai - cho biết: "Sau khi chúng tôi nhận được văn bản của Khu xử lý chất thải Quang Trung, chúng tôi đã mời công ty làm việc, rà soát đánh giá lại quá trình đầu tư, công suất của khu xử lý. Đến nay khu xử lý chất thải Quang Trung đã tiếp tục tiếp nhận rác trở lại.

Về giải pháp lâu dài, tỉnh Đồng Nai đang đẩy nhanh tiến độ dự án điện rác quy mô 1.200 tấn/ngày tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu. Dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết được khoảng 80% lượng rác thải sinh hoạt của tỉnh".

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Tiền Giang sẽ có 2 khu xử lý chất thải rắn và 3 nhà máy xử lý rác

Thành Nhân |

Trong quy hoạch tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2050 thì địa phương này quy hoạch 2 khu xử lý chất thải rắn và 3 nhà máy xử lý rác trên địa bàn.

Bãi chôn lấp 1.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày ở TPHCM được cấp phép

Nguyễn Hà |

Bãi chôn lấp số 3, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TPHCM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường.

Công ty thủy sản đem chất thải rắn ở khu công nghiệp Khánh Hòa đổ ra ngoài

Hữu Long |

Ngày 23.11, UBND xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa, có báo cáo vụ việc đổ chất thải rắn trên địa bàn xã của Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu chi nhánh Khánh Hòa.

Tập đoàn Delta tăng vốn khủng sau ồn ào nợ bảo hiểm xã hội

Quang Dân |

Hồi đầu tháng 12.2023, Tập đoàn Delta và các thành viên trong hệ sinh thái của mình xuất hiện trong danh sách các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội công bố.

Đứt gãy gây ra động đất Nhật Bản dài tới 150km

Thanh Hà |

Đường đứt gãy gây ra động đất ở miền trung Nhật Bản ngày đầu năm mới 2024 có thể kéo dài khoảng 150km bên dưới bán đảo Noto.

Chuyện buồn từ việc giải phóng mặt bằng dự án đường 988 tỉ đồng ở Lạng Sơn

Tô Công |

Lạng Sơn - Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B đoạn từ Km3+700 đến Km18 đi qua huyện Cao Lộc gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng bởi nhiều lý do khác nhau.

Bên trong phòng khám cung cấp dịch vụ tiêm tế bào gốc từ nhau thai người

NHÓM PV |

Quảng cáo là địa chỉ hàng đầu về cung cấp dịch vụ tiêm, truyền tế bào gốctừ nhau thai người và tế bào gốc tự thân, phòng khám thuộc Công ty TNHH Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc toàn cầu Cellab tại 155 Bùi Thị Xuân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ dù nằm ngoài phạm vi được cấp phép.

Việt Nam cần chiến lược minh bạch, bền vững để đẩy mạnh du lịch thông minh

Ngọc Trang |

Lao Động trò chuyện với ông Caesar Indra, Chủ tịch Traveloka, lắng nghe những chia sẻ về xu hướng du lịch năm 2024 và tác động của chuyển đổi số trong ngành du lịch.

Tiền Giang sẽ có 2 khu xử lý chất thải rắn và 3 nhà máy xử lý rác

Thành Nhân |

Trong quy hoạch tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2050 thì địa phương này quy hoạch 2 khu xử lý chất thải rắn và 3 nhà máy xử lý rác trên địa bàn.

Bãi chôn lấp 1.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày ở TPHCM được cấp phép

Nguyễn Hà |

Bãi chôn lấp số 3, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TPHCM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường.

Công ty thủy sản đem chất thải rắn ở khu công nghiệp Khánh Hòa đổ ra ngoài

Hữu Long |

Ngày 23.11, UBND xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa, có báo cáo vụ việc đổ chất thải rắn trên địa bàn xã của Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu chi nhánh Khánh Hòa.