Lỗ hổng văn hoá ứng xử nơi công cộng: Quy định nhiều, chế tài yếu

LINH ANH |

Vụ việc bà Lê Thị Hiền - một cán bộ Công an quận Đống Đa, Hà Nội - có hành vi lăng mạ, xúc phạm nhân viên hàng không đang khiến dư luận nổi sóng, bức xúc cho thấy văn hóa ứng xử nơi công cộng của một bộ phận cán bộ, công chức đang có những lỗ hổng mà các quy định hiện nay dường như chưa đủ tính răn đe.

Quy định thì nhiều, nhưng…

Không phải bây giờ khi có những vụ việc được mạng xã hội đẩy lên ở mức cao trào thì câu chuyện văn hóa ứng xử của cán bộ công chức mới được nhắc đến.

Thế nhưng lâu nay, vấn đề “văn hóa công chức” mới chỉ được đề cập nhiều nơi công sở, nơi cán bộ, công chức đó thực thi nhiệm vụ. Đó là những hiện tượng hạch sách người dân khi đến làm thủ tục hành chính, thậm chí chửi mắng, đe nẹt người dân đến làm việc.

Đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt đề án “Văn hóa công vụ” có đề cập tới chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, “cán bộ, công chức, viên chức phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ. Cán bộ, công chức, viên chức không được đánh bạc, sa vào các tệ nạn xã hội; không được sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc lá đúng nơi quy định; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ. Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; không mê tín dị đoan và có những hành vi phản cảm khi tham gia lễ hội”.

Dù vậy, không ít công chức vẫn hiểu “văn hóa công vụ” với “4 xin, 4 luôn”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ” chỉ dành cho nơi làm việc. Thực tế thì trước khi làm một cán bộ chuẩn mực, một công chức chuẩn mực, trước hết phải là một công dân chuẩn mực, một công dân gương mẫu.

Không thể có chuyện khi ở cơ quan anh có hành vi chuẩn mực nhưng khi bước ra đường, về nhà là được tự do ứng xử kém văn hóa. Văn hóa trong con người là một thể thống nhất, không thể nơi này phải có văn hóa - nơi kia được tự do theo ý của mình.

Quy định 08/QĐ-TW về Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên mà Ban Chấp hành Trung ương ban hành tháng 10.2018 cũng yêu cầu rất rõ: “Cán bộ Đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Mẫu mực về đạo đức, lối sống”.

Trở lại câu chuyện bà Lê Thị Hiền - người có hành vi xúc phạm nhân viên hàng không. Ngay cả khi bà Hiền là một người dân thường thì những hành vi ấy cũng đã đáng lên án, xử lý theo đúng những quy định hiện hành. Đằng này, bà Hiền còn là một đại úy công an, một cán bộ Đội Cảnh sát giao thông trật tự thì việc lăng mạ, xúc phạm người khác càng phải lên án mạnh mẽ. Hình ảnh được ghi lại trong clip, dù bà Hiền không phải đang thi hành công vụ, không mặc sắc phục công an nhưng đã ảnh hưởng lớn tới uy tín, danh dự của Công an Hà Nội nói riêng và ngành công an nói chung.

Phản ứng của Công an quận Đống Đa sau vụ việc này là tạm đình chỉ công tác bà Lê Thị Hiền 30 ngày để tiến hành kiểm điểm, làm rõ sự việc, xử lý theo quy định được cho là quyết định nhanh, cầu thị của Công an quận Đống Đa. Điều đó cũng tạo cơ sở cho một niềm tin là vụ việc sẽ được xử lý nghiêm, không bao che.

Tác phong, ứng xử của bà Hiền có phải là cá biệt? Xin thưa là không. Ngay trong năm 2019 này, đã có nhiều vụ việc mà cán bộ, chiến sĩ ngành công an đã không giữ được chuẩn mực ở khu dân cư và nơi công cộng. Điển hình là vào tháng 2.2019, Công an tỉnh An Giang đã đình chỉ công tác đối với thượng úy Nguyễn Duy Linh (Đội Cảnh sát Hình sự Công an TP.Châu Đốc) và thiếu úy Nguyễn Minh Luân (Đội Cảnh sát quản lý hành chính Công an TP.Châu Đốc) do có mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau với một người dân tại địa phương. Người bị đánh là ông Đỗ Văn Hải (41 tuổi; ngụ phường Vĩnh Mỹ, TP.Châu Đốc).

Hay mới đây, vào tháng 6.2019 công an tỉnh Đồng Nai cũng đã ra những quyết định kỷ luật đối với thiếu tá Nguyễn Tấn Hùng, Trung tá Đinh Tú Anh, Đội trưởng đội Cảnh sát trật tự và Trung tá Nguyễn Quang Trường - Đội phó đội Cảnh sát 113 - để xác minh, làm rõ nội dung vi phạm, đề xuất xử lý nghiêm theo đúng quy định của ngành công an. Vụ việc này liên quan đến xô xát của nhóm công an với các “giang hồ”.

Nguyễn Duy Linh (Đội Cảnh sát hình sự CATP.Châu Đốc) và thiếu úy Nguyễn Minh Luân (Đội Cảnh sát quản lý hành chính CA TP.Châu Đốc) do có mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau với một người dân tại địa phương. Ảnh cắt từ clip
Nguyễn Duy Linh (Đội Cảnh sát hình sự CATP.Châu Đốc) và thiếu úy Nguyễn Minh Luân (Đội Cảnh sát quản lý hành chính CA TP.Châu Đốc) do có mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau với một người dân tại địa phương. Ảnh cắt từ clip

Chế tài chưa đủ mạnh

Về xử lý cán bộ, công chức vi phạm văn hóa nơi công sở và công cộng, nhiều bộ, ngành cũng đã có những quy định. Chẳng hạn, Hà Nội đã từng có hẳn một Bộ quy tắc ứng xử (quyết định số 522/QĐ- UBND về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Quy tắc ứng xử gồm 4 chương và 11 điều, nêu rõ mục đích, đối tượng, phạm vi; các quy tắc ứng xử chung; quy tắc ứng xử với người dân), theo đó, tại nơi công cộng yêu cầu cán bộ công chức “gương mẫu chấp hành và vận động người dân thực hiện các nội quy, quy tắc nơi công cộng; không vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc”.

Riêng Bộ Công an, từ ngày 6.10.2017, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành quy định về Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân, trong đó điều 11 quy định: “Gương mẫu chấp hành nội quy, quy tắc nơi công cộng, các chuẩn mực đạo đức công dân được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện; ứng xử văn minh, thân thiện, giữ trật tự, vệ sinh công cộng; Không có lời nói, hành vi vi phạm các chuẩn mực về thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc nơi công cộng”.

Nhưng dư luận cũng bức xúc về mức phạt chỉ 200.000 đồng với hành vi của bà Hiền của đồn công an Tân Sơn Nhất.

Theo quy định hiện hành, Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 cá nhân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, theo đó, nếu một người bị xúc phạm có thể yêu cầu cơ quan công an hay tòa án can thiệp. Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP “Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác; c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.”

Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác nếu hành vi trên đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm theo Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 “Điều 155. Tội làm nhục người khác: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

Luật quy định như vậy nhưng cách xử lý còn nhiều bất cập

Nhiều ý kiến đưa ra là việc chỉ phạt 200.000 đồng, chỉ ngang tiền 4 bát phở cho hành vi chửi bậy nơi công cộng là quá nhẹ. Cần thiết phải tăng nặng, hoặc thêm chế tài lao động công ích thì những hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng mới vơi bớt.

Ở đây, vấn đề không chỉ là phạt mà điều người dân cần là những lỗ hổng văn hóa ứng xử nơi công cộng phải được lấp đầy mà cán bộ công chức phải là những người đầu tiên nêu gương. Bài học từ bà Hiền là lời cảnh báo, lời nhắc nhở với không chỉ riêng ai.

Nhà xã hội học Phạm Thị Thuý: “Đang rất bất ổn…”

Sự xúc phạm giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa thầy với trò, giữa hàng xóm với hàng xóm là điều đáng buồn cho một nền văn hoá ứng xử của xã hội ta hiện nay. Vậy câu hỏi đặt ra bây giờ, tại sao từ người lớn đến trẻ em lại có những hành động xung đột như vậy? Tôi cho rằng, hiện chúng ta gặp khó khăn khi làm chủ chính mình. Việc mất kiểm soát quá nhiều thể hiện trong học đường, ở ngoài xã hội. Và khi nóng giận thì mới bộc lộ hết được con người thật của mình và điều này cho thấy vấn đề đạo đức cũng như hành vi ứng xử đang rất bất ổn. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trước khi đánh giá hành vi của một ai đó rất nên cẩn trọng, mà nên tìm hiểu rõ nguyên nhân hay nói cách khác, cần nhìn ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu dùng cái xấu để chê bai cái xấu thì vô hình chung chúng ta đang đồng loã.

Nhà Nghiên cứu Văn hoá Nguyễn Quang Long: “Không nên đổ lỗi do môi trường sống…”

Có thể một ai đó bỗng dưng vì dồn nén quá mà tạo ra những phản cảm gây bức xúc cho toàn xã hội như một vài trường hợp vừa qua là do họ đã bỏ qua điều quan trọng và cơ bản nhất của đời người đó là học làm người, học những giá trị đạo đức, học cách ứng xử... Ở họ, có thể ngoài trách nhiệm của bản thân còn có một phần là do sự giáo dục của mỗi gia đình. Tôi vẫn cho rằng, vai trò của gia đình quan trọng hơn của nhà trường. Tuy nhiên nhà trường cũng có một phần trách nhiệm, chính sách giáo dục chưa đặt các vấn đề kỹ năng mềm lên hàng đầu.

Hãy tự kiểm soát hành vi của mình, mỗi người hoàn toàn có thể thể hiện cá tính riêng nhưng không được vì điều đó làm phiền hay xúc phạm người khác, làm gì cũng nên đặt mình trong tổng thể xã hội, trong sự hài hoà với mọi người.

TS Nguyễn Ánh Hồng - Trưởng khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền): “Thiếu đi sự tinh tế…”

Văn hoá ứng xử của người Việt đang biểu hiện ở hai trạng thái tích cực và tiêu cực. Tích cực là khi vẫn còn giữ được những chuẩn mực, nền móng của văn hoá giao tiếp ứng xử truyền thống như lòng hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, tôn kính người già… Còn ở phần tiêu cực thì lại phải đánh giá rằng, một xã hội hiện đại hoá sẽ tạo nên cuộc sống nhanh, gấp khiến con người dễ dàng bị stress, khó kiểm soát hành vi lẫn kiềm chế cảm xúc.

Tôi cũng có thể hiểu rằng, cuộc sống có quá nhiều gánh nặng lo toan sinh kế khiến con người sống trong cảm giác căng thẳng, lo lắng và thiếu đi những uyển ngữ, nhã ngữ đơn giản trong giao tiếp hằng ngày như một nụ cười, một câu chào hỏi thăm, một lời xin lỗi hay xin phép… Điều này khiến cách giao tiếp của người Việt thiếu đi sự tinh tế. M.K ghi

LINH ANH
TIN LIÊN QUAN

Nóng nhất 24h: Vụ bà Hiền chửi bới ở sân bay, phạt 200.000 đồng là chưa đủ

THẾ ANH |

Vụ bà Hiền chửi bới tại sân bay, phạt 200.000 đồng là chưa đủ; Nguyễn Hữu Linh kháng cáo kêu oan; 210 phụ huynh có con được nâng điểm ở Hà Giang bị đề nghị xử lý,... là những tin tức được tìm kiếm nhiều nhất trong 24h qua.

Nữ hành khách làm náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất bị phạt 200.000 đồng

M.Q |

Đồn Công an sân bay Tân Sơn Nhất xử phạt hành chính 200.000 đồng đối với bà Lê Thị Hiền do lỗi gây mất trật tự tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Nữ hành khách làm náo loạn sân bay, mạt sát thậm tệ nhân viên quầy thủ tục

TH |

Một nữ hành khách đã mắng chửi, mạt sát thậm tệ nhân viên quầy thủ tục check in tại sân bay Tân Sơn Nhất khi bị phạt quá cước hành lý.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nóng nhất 24h: Vụ bà Hiền chửi bới ở sân bay, phạt 200.000 đồng là chưa đủ

THẾ ANH |

Vụ bà Hiền chửi bới tại sân bay, phạt 200.000 đồng là chưa đủ; Nguyễn Hữu Linh kháng cáo kêu oan; 210 phụ huynh có con được nâng điểm ở Hà Giang bị đề nghị xử lý,... là những tin tức được tìm kiếm nhiều nhất trong 24h qua.

Nữ hành khách làm náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất bị phạt 200.000 đồng

M.Q |

Đồn Công an sân bay Tân Sơn Nhất xử phạt hành chính 200.000 đồng đối với bà Lê Thị Hiền do lỗi gây mất trật tự tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Nữ hành khách làm náo loạn sân bay, mạt sát thậm tệ nhân viên quầy thủ tục

TH |

Một nữ hành khách đã mắng chửi, mạt sát thậm tệ nhân viên quầy thủ tục check in tại sân bay Tân Sơn Nhất khi bị phạt quá cước hành lý.