Liên tiếp “xẻ” rừng phòng thủ, đào khoáng sản

HỮU LONG |

Hai đại công trường khai thác khoáng sản trái phép hiện tồn tại bên trong khu vực phòng thủ do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông (Bộ CHQS tỉnh) quản lý. Việc các đối tượng đưa máy móc, phương tiện cơ giới ồ ạt vượt qua các trạm kiểm soát của Bộ CHQS và công ty lâm nghiệp là điều bất thường, cần sớm được làm rõ!

Rừng phòng thủ liên tiếp bị rút ruột

Giữa tháng 8, Báo Lao Động liên tiếp có bài viết về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực suối giáp ranh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung quản lý và khu vực thuộc Bộ CHQS Đắk Nông quản lý. Vụ việc nghiêm trọng nên đích thân Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông có chỉ đạo, thúc giục Bộ CHQS sớm báo cáo vụ việc.

Trong khi cơ quan chức năng tại Đắk Nông tiếp tục xác minh vụ việc thì Báo Lao Động tiếp tục điều tra, khu vực đất rừng phòng thủ do Bộ CHQS tỉnh quản lý vẫn đang tồn tại tiếp một công trường khai thác khoáng sản, khai thác vàng sa khoáng… Theo người dân, nhóm PV băng rừng từ tỉnh lộ 6, đoạn nối giữa huyện Đắk Song và Đắk G’long đến trạm kiểm soát cửa rừng do Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung quản lý. Người dẫn đường là người địa phương nên việc qua trạm kiểm soát nhanh chóng thuận lợi. Từ đây, PV tiếp tục đi qua những rẫy cà phê, caosu của người dân để tiếp cận lâm phần thuộc khu vực phòng thủ do Bộ CHQS tỉnh Đắk Nông trực tiếp quản lý.

Để vào được bãi khai thác quặng thiếc trái phép thứ 2, người dẫn đường khẳng định chỉ có con đường duy nhất là đi qua cổng trạm trực gác của khu vực phòng thủ. Việc qua cổng là điều không thể nếu không được sự đồng ý từ phía Bộ CHQS tỉnh. Từ đây, nhóm PV phải băng rừng, đi bộ nhiều giờ để vào bãi khai thác thiếc trái phép. Qua định vị tọa độ mang theo, vị trí khai thác thiếc trái phép nằm trên suối Đắk N’Tao. Toàn bộ công trường khai thác này đều trong khu phòng thủ quân sự do Bộ CHQS tỉnh Đắk Nông quản lý.

Tương tự như tại công trường trước đó mà PV ghi nhận, đại công trường thứ hai cũng có máy ủi, máy múc, máy sàng quặng, vòi hút quặng cỡ lớn để khai thác quặng thiếc. Khu vực này nằm trên diện tích khai thác khoảng hơn 1ha. Ngoài khu vực khai thác quặng thiếc, hiện trường cho thấy các đối tượng còn dùng máy cơ giới múc nhiều hố lớn có diện tích khoảng 200m2, sâu từ 3-4m ở gần bìa rừng. Người dẫn đường lý giải, việc các đối tượng múc hố ở bìa rừng có thể để khai thác vàng sa khoáng.

Trong suốt quá trình thực địa của nhóm PV cho thấy, muốn vào khu vực khai thác thiếc trái phép và mang theo các phương tiện cơ giới, các đối tượng đi bằng một con đường duy nhất từ tỉnh lộ 6, qua trạm cửa rừng số 8 Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, sau đó đi qua cổng chính trạm gác khu vực phòng thủ của Bộ CHQS tỉnh Đắk Nông. Sở dĩ việc này là bắt buộc bởi ngoài 2 khu vực trạm gác này thì xung quanh toàn là rừng rậm, việc vận chuyển máy móc, thiết bị cơ giới băng rừng là điều khó có thể làm được!

Quản lý lỏng lẻo!

Theo đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, thẩm quyền cấp phép đối với khoáng sản là quặng thiếc phải do Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) thẩm định, cấp phép. Đó là chưa kể, tỉnh Đắk Nông chưa có đơn vị nào được cấp phép khai thác quặng thiếc. Như vậy có thể khẳng định, việc khai thác khoáng sản trong khu vực đất phòng thủ là trái phép.

Ông Nguyễn Văn Mạnh - Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung - lý giải, khu vực đặt trạm kiểm soát có nhiều diện tích đất canh tác của người dân. Hằng ngày, nhiều người thường xuyên đưa các loại cơ giới vào rẫy để múc hố trồng cây, san ủi mặt bằng. Cũng theo lời ông Mạnh, khu vực phòng thủ nằm sâu bên trong khu bảo tồn, địa điểm khai thác thiếc trái phép cách trạm kiểm soát của khu bảo tồn xa. “Có thể một vài người dân lợi dụng việc đưa phương tiện cơ giới vào cải tạo, làm rẫy để vào trong rừng phòng thủ khai thác khoáng sản trái phép” - ông Mạnh nhận định.

Liên quan đến sự việc trên, ông Trần Văn Diêu - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông - xác nhận tỉnh Đắk Nông đã có văn bản giao Sở TNMT chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ban ngành liên quan kiểm tra thực địa, xác minh thông tin về việc khai thác khoáng sản trong khu vực phòng thủ do Bộ CHQS tỉnh quản lý.

HỮU LONG
TIN LIÊN QUAN

Chia chác 5 tỉ tiền đền bù đất rừng, 10 cán bộ bị khởi tố

Q.Đ |

Tính đến 21.8, Công an tỉnh Nghệ An khởi tố 10 cán bộ huyện Yên Thành liên quan đến việc làm giả hồ sơ, chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng tiền đền bù đất rừng.

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm của giám đốc làm trang trại trên đất rừng

HƯNG THƠ |

Ngày 9.8, bà Hồ Thị Thu Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị cho biết, đơn vị đã ban hành quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ông Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 (gọi tắt là Cty Đường 9).

Thực hư việc Chủ tịch xã có đất rừng bị “xẻ thịt” ở Sóc Sơn xin nghỉ việc?

Cường Ngô - Nguyễn Hà |

Ông Dương Văn Nhuận cho biết, hiện tại, ông vẫn đang làm Chủ tịch xã Minh Trí và thông tin ông xin thôi giữ chức Chủ tịch xã là không chính xác.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chia chác 5 tỉ tiền đền bù đất rừng, 10 cán bộ bị khởi tố

Q.Đ |

Tính đến 21.8, Công an tỉnh Nghệ An khởi tố 10 cán bộ huyện Yên Thành liên quan đến việc làm giả hồ sơ, chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng tiền đền bù đất rừng.

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm của giám đốc làm trang trại trên đất rừng

HƯNG THƠ |

Ngày 9.8, bà Hồ Thị Thu Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị cho biết, đơn vị đã ban hành quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ông Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 (gọi tắt là Cty Đường 9).

Thực hư việc Chủ tịch xã có đất rừng bị “xẻ thịt” ở Sóc Sơn xin nghỉ việc?

Cường Ngô - Nguyễn Hà |

Ông Dương Văn Nhuận cho biết, hiện tại, ông vẫn đang làm Chủ tịch xã Minh Trí và thông tin ông xin thôi giữ chức Chủ tịch xã là không chính xác.