Liên tiếp xảy ra tai nạn xe khách liên tỉnh: Trách nhiệm chính là chủ phương tiện và lái xe

Đặng Tiến |

Vụ TNGT xe giường nằm tại Hòa Bình rạng sáng 22.11.2020 tiếp tục đặt ra những thách thức cần phải giải quyết. Theo đại diện Uỷ ban ATGT, muốn giảm bớt thiệt hại tai nạn giao thông (TNGT) cần rà soát lại nhiều vấn đề, như tăng cường việc thực thi pháp luật với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, đặc biệt là hành vi chở quá số người quy định trên xe giường nằm, lái xe mất tập trung, sử dụng rượu bia, ma túy... cần được sớm phát hiện và xử lý triệt để...

Tăng cường kiểm tra sức khoẻ lái xe

Theo ông Trần Hữu Minh - Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia - để thực hiện các việc này, hệ thống đường dây nóng tiếp nhận vi phạm về trật tự ATGT, công tác kiểm tra liên ngành sức khỏe lái xe và chia sẻ thông tin, hệ dữ liệu quốc gia về lái xe kinh doanh vận tải, hoạt động kiểm tra xử lý vi phạm qua thiết bị công nghệ... cần tiếp tục được tăng cường.

Về mặt quy tắc, các quy tắc giao thông với xe giường nằm (và kể cả xe khách) cần được siết chặt, trong đó nghiên cứu quy định tốc độ thấp hơn các xe con (thấp hơn 15-20km/giờ) trên tất cả các đoạn đường. Nên sớm có quy định tốc độ ban đêm ở các cung đường đèo dốc thấp hơn tốc độ ban ngày (10-15km/giờ). Như vậy ở những cung đường xe con được lưu thông với tốc độ 80km/h vào ban ngày thì xe khách và xe giường nằm chỉ được chạy 60km/h vào ban ngày và tối đa 50km/h vào ban đêm. Nhiều nước đã áp dụng quy định này khá nhiều và rất hiệu quả.

Đối với dây bảo hiểm, hiện nay trong luật và nghị định xử phạt mới áp dụng với những vị trí có dây bảo hiểm. Trong Dự thảo các văn bản pháp luật mới thì vấn đề này còn rất yếu, cụ thể vẫn chỉ đặt vấn đề thắt dây bảo hiểm tại những vị trí có dây bảo hiểm, trong khi để bảo đảm an toàn thì cứ có hành khách trên xe là phải thắt dây.

Cùng với đó, nâng cao yêu cầu về lịch sử lái xe an toàn, lý lịch thân nhân, lịch sử tuân thủ pháp luật đối với lái xe kinh doanh vận tải thông qua việc áp dụng chứng chỉ hành nghề lái xe kinh doanh vận tải. Do không thể chiếu sáng được tất cả các tuyến đường nên cần yêu cầu bắt buộc phải có phản quang cả với tim đường và hai bên đường và đương nhiên phản quang phải được duy trì ở chất lượng tốt. Hiện nay có khá nhiều đoạn đường không có phản quang, có đoạn có lắp phản quang nhưng chất lượng rất kém, không có tác dụng.

Với các cung đường phức tạp, cơ quan quản lý hoàn toàn có thể xem xét để hạn chế thời gian hoạt động xe giường nằm và xe khách vào ban đêm. Trong quá trình đăng kiểm, cần kiên quyết không cho đạt với các xe không có dây bảo hiểm do bị chủ xe hoặc lái xe cắt hoặc dấu đi (hiện tượng này khá phổ biến). Áp dụng với những xe nhà sản xuất đã thiết kế và trang bị dây theo xe, sau 2015. Cần sớm ban hành quy chuẩn dây bảo hiểm và có lộ trình áp dụng bắt buộc lắp đặt trước hết là với tất cả các xe ôtô kinh doanh vận tải, áp dụng với một số xe không có dây bảo hiểm ở hàng ghế sau, thường xuất xưởng trước 2015.

Đường đẹp, phương tiện tốt dẫn đến chủ quan

Theo Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (hãng xe Sao Việt) - ông Đỗ Văn Bằng - khi xảy ra TNGT chúng ta không nên đổ lỗi cho các cơ quan chức năng hay do lỗi kỹ thuật. Nói chung tính năng của xe giường nằm và xe ghế ngồi không khác nhau gì vì nó đều chạy trên một nền khung gầm giống nhau. Do đó, 99,9% các vụ TNGT đều do lái xe không tuân thủ các quy định về an toàn giao thông. Đã là một lái xe vận hành trên đường thì phải biết được cung đường nào là cung đường nguy hiểm, và cung đường nào được chạy tốc độ bao nhiêu đã được gắn biển cho phép. Cụ thể, khi cung đường cho phép chạy tốc độ tối đa là 80km/giờ, khi đến khúc cua sẽ có biển cảnh báo hạn chế tốc độ, hoặc biển báo nguy hiểm.

Vấn đề quan trọng nhất vẫn là con người chủ quan, tay lái và việc buồn ngủ… phần lớn là lấn làn vượt ẩu.

Theo Giám đốc Công ty CP Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng) - ông Khúc Hữu Thanh Hải - hiện đã có các quy định về kinh doanh vận tải hành khách, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng phương tiện (nhất là các phương tiện hoán cải), phần lớn xe giường nằm là xe đóng, nên cần phải quản lý chặt.

Những xe khách và xe khách giường nằm chạy tuyến dài trên 150km và thường hay chạy vào ban đêm nên lái xe thường buồn ngủ vì đồng hồ sinh học của con người bị ảnh hưởng lớn không còn độ tỉnh táo.

Theo nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - ông Nguyễn Văn Thanh - chất lượng của xe khách nói chung và xe giường nằm nói riêng, trách nhiệm hàng đầu phải của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vận tải phải kiểm tra chất lượng xe trước và sau khi xuất bến. Tất cả các xe khi về đến gara là phải kiểm tra phanh, lốp, đèn chiếu sáng, đèn xi nhan… Nhưng hiện phần lớn các doanh nghiệp vận tải không có bãi đỗ, không có gara, không có đội ngũ thợ kỹ thuật… Không thể nói xe mất phanh được, phải truy nguyên nhân rõ ràng vì nhiều vụ TNGT xảy ra tại cung đường bằng phẳng, không đèo dốc. Chất lượng của phương tiện vận tải khách đầu tiên là phải của chủ phương tiện (chủ doanh nghiệp), hiện các kiểm tra chất lượng phương tiện đã được siết chặt. Hiện xe giường nằm rất phổ biến và người dân cũng rất thích đi phương tiện này. Do đó, cơ quan đăng kiểm cần phải siết chặt hơn nữa công tác kiểm tra giám sát phương tiện.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Vụ tai nạn xe khách ở Hòa Bình: Có 2 người chết, 10 người bị thương

Việt Dũng |

Ôtô khách đi từ Sơn La về Hà Nội khi qua địa phận tỉnh Hòa Bình đã tự gây tai nạn, khiến xe bị lật, 12 người thương vong.

Kon Tum: Vẫn đang điều trị nhiều bệnh nhân nguy kịch vụ tai nạn xe khách

THANH TUẤN |

Về vụ tai nạn xe khách rơi xuống đèo Ngọc Vin (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, Kon Tum) làm 6 người chết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, hiện vẫn đang tiếp tục điều trị, phối hợp với đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM chẩn đoán, xử lý nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch.

Hiện trường vụ tai nạn xe khách ở Kon Tum khiến 5 người tử vong

Việt Dũng - Tuấn Anh |

4h sáng, ngày 11.7 tại km 23+800 quốc lộ 14C, đèo Ngọc Vinh, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, xe ôtô khách BS: 36B-022.32 chưa rõ người điều khiển, chạy hướng Bắc-Nam (Ngọc Hồi- Sa Thầy) bất ngờ lao xuống vực, hậu quả làm chết 05 người, bị thương 35 người.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Vụ tai nạn xe khách ở Hòa Bình: Có 2 người chết, 10 người bị thương

Việt Dũng |

Ôtô khách đi từ Sơn La về Hà Nội khi qua địa phận tỉnh Hòa Bình đã tự gây tai nạn, khiến xe bị lật, 12 người thương vong.

Kon Tum: Vẫn đang điều trị nhiều bệnh nhân nguy kịch vụ tai nạn xe khách

THANH TUẤN |

Về vụ tai nạn xe khách rơi xuống đèo Ngọc Vin (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, Kon Tum) làm 6 người chết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, hiện vẫn đang tiếp tục điều trị, phối hợp với đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM chẩn đoán, xử lý nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch.

Hiện trường vụ tai nạn xe khách ở Kon Tum khiến 5 người tử vong

Việt Dũng - Tuấn Anh |

4h sáng, ngày 11.7 tại km 23+800 quốc lộ 14C, đèo Ngọc Vinh, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, xe ôtô khách BS: 36B-022.32 chưa rõ người điều khiển, chạy hướng Bắc-Nam (Ngọc Hồi- Sa Thầy) bất ngờ lao xuống vực, hậu quả làm chết 05 người, bị thương 35 người.