Liên tiếp sạt lở bờ sông, người dân ở Cần Thơ mong mỏi dự án phòng, chống

YẾN PHƯƠNG |

Những vụ sạt lở đầu tháng 4 tại TP Cần Thơ gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của nhiều hộ dân, trong đó không ít người phải trắng tay...

Theo thống kê, trong những năm gần đây, các vụ sạt lở bờ sông trên địa bàn TP Cần Thơ thường xảy ra vào giai đoạn chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô, đặc biệt vào những thời điểm thủy triều rút thấp, có mưa (giai đoạn từ tháng 4 - 7 hàng năm), gây ra thiệt hại lớn về sinh mạng và tài sản của các hộ dân.

Ngày 3.4, đã xảy ra 2 vụ sạt lở nghiêm trọng ở 2 quận Thốt Nốt và Bình Thủy ở TP Cần Thơ. Ảnh: Tạ Quang
Ngày 3.4, đã xảy ra 2 vụ sạt lở nghiêm trọng ở 2 quận Thốt Nốt và Bình Thủy ở TP Cần Thơ. Ảnh: Tạ Quang

Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 4 điểm sạt lở; làm sạt 12 căn nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng 9 căn nhà, chiều dài sạt lở 157 mét, ước thiệt hại trên 1,7 tỉ đồng.

Chia sẻ với Báo Lao Động, bà Lê Thị Bé (60 tuổi, khu vực Tân Phước 1, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt) cho hay, gia đình bà dành dụm gần cả đời mới xây được căn nhà, bỗng dưng chỉ trong vài phút mọi thứ sụp đổ hết xuống sông. Hiện bà phải ở nhờ nhà hàng xóm, mọi sinh hoạt trở nên khó khăn, chật vật.

Bà Tư kể lại khoảnh khắc căn nhà của mình bị nhấn chìm xuống sông. Ảnh: Tạ Quang
Bà Tư kể lại khoảnh khắc căn nhà của mình bị nhấn chìm xuống sông. Ảnh: Tạ Quang

Cũng là hộ dân có nhà bị nhấn chìm xuống sông do vụ sạt lở xảy ra vào sáng ngày 3.4, bà Lê Thị Kim Tư (45 tuổi, khu vực Tân Phước 1, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt) không cầm nổi nước mắt khi nghĩ về những ngày tháng sau này, nhà không còn, đất không có, không biết phải đi đâu về đâu.

“Nhà tôi nghèo, mặc dù giá trị tài sản căn nhà không bao nhiêu nhưng đó là tất cả vốn liếng tích lũy cả đời. Giờ mất hết rồi, con cái còn nhỏ chưa giúp được gì, hai vợ chồng cũng không biết phải sống sao”, bà Tư nghẹn ngào.

Sau những mất mát do sạt lở, bà Tư bày tỏ mong muốn lãnh đạo thành phố, chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ ủng hộ để bà có được nền nhà trên bờ, làm nơi ở cho 7 thành viên trong gia đình.

Ông Khóm chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động về vụ sạt lở. Ảnh: Tạ Quang
Ông Khóm chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động về vụ sạt lở. Ảnh: Tạ Quang

Cùng hoàn cảnh, ông Lê Văn Khóm (56 tuổi) cũng tha thiết mong nhận được sự giúp đỡ từ các cấp lãnh đạo, chỉ cần có được cái nền trên bờ để gia đình dựng lều, trại ở tạm qua ngày, bởi hiện ông đang nuôi cháu ngoại còn nhỏ, ở nhờ nhà hàng xóm cũng rất khó khăn.

Trước tình hình sạt lở diễn biến phức tạp, đe dọa tài sản và tính mạng của các hộ dân, nhiều người dân mong muốn địa phương sớm có các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch nhằm bảo đảm an toàn cho các hộ dân đang sinh trong những khu vực nguy cơ sạt lở.

Căn nhà của ông Danh đã mất đi một phần phía sau. Ảnh: Tạ Quang
Căn nhà của ông Danh đã mất đi một phần phía sau. Ảnh: Tạ Quang

Trằn trọc cả đêm không ngủ được vì những ảnh hưởng của sạt lở, ông Nguyễn Văn Danh (65 tuổi, phường Trà An, quận Bình Thủy) cho hay, vụ sạt lở bờ sông Trà Nóc sáng 3.4 khiến gia đình ông bị thiệt hại hơn 50% gia sản hiện có, tổng diện tích sạt lở trên đất của ông có chiều ngang 17m và dọc 10m.

Dưới góc độ là hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp, ông Danh cho rằng, sạt lở vẫn còn đang tiếp diễn, rất nguy hiểm và không thể lường trước được.

“Không chỉ riêng tôi mà nhiều hộ dân nơi đây đều có mong mỏi rất lớn là sớm thực hiện các dự án phòng, chống sạt lở để bà con an tâm sinh sống. Song, muốn làm được điều này thì cần có kế hoạch tổng thể, làm từng bước, xác định cái nào chính, cái nào phụ, sau đó chính quyền và người dân sẽ cùng làm”, ông Danh bày tỏ.

Sau vụ sạt lở trên tuyến sông Trà Nóc (quận Bình Thủy), Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận Bình Thủy cũng đã có kiến nghị UBND thành phố và Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành Trung ương phân bổ kinh phí đầu tư Dự án Kè chống sạt lở sông Trà Nóc, phường Trà An (từ cầu Trà Nóc đến cầu Xẻo Mây), quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

YẾN PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Nhiều hộ dân trắng tay sau những vụ sạt lở liên tiếp ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Nghe tiếng cây cột trong nhà kêu răng rắc, ông Lê Văn Khóm (56 tuổi) vội kêu vợ và cháu ngoại tháo chạy ra ngoài. Chỉ trong vài giây, cả căn nhà đã bị sụp đổ xuống sông, bao nhiêu của cải dành dụm ngần ấy năm đều mất trắng…

Lời kể của những hộ dân có nhà bị nhấn chìm xuống sông do sạt lở ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Đầu tháng 4, tại TP Cần Thơ liên tiếp xảy ra những vụ sạt lở nghiêm trọng, làm ít nhất 14 căn nhà bị ảnh hưởng. Trong đó, có 3 căn nhà bị sụp đổ xuống sông hoàn toàn, 7 căn bị sạt lở một phần kết cấu sau nhà, 4 căn đang có nguy cơ sạt lở.

Cận cảnh những căn nhà bị sụp đổ xuống sông do sạt lở ở Cần Thơ

Yến Phương - Tạ Quang |

Cần Thơ – Ngày 3.4, trên địa bàn TP Cần Thơ xảy ra 2 vụ sạt lở nghiêm trọng gây sụp đổ nhiều căn nhà ở 2 quận Bình Thủy và Thốt Nốt.

Man United giúp Arsenal lấy lại ngôi đầu của Liverpool

NHÓM PV |

Trận Man United - Liverpool kết thúc với điểm số chia đều và hậu quả là đội khách để mất ngôi đầu về tay Arsenal.

Chưa xử lý dứt điểm nhà hàng "vua cá hồi" xây trái phép trên đất rừng phòng hộ

Vân Trường |

Lạng Sơn - Một nhà hàng được xây dựng trên đất rừng phòng hộ với diện tích hàng trăm mét vuông, đã 3 lần bị lập biên bản vi phạm nhưng đến nay chưa bị xử lý dứt điểm.

Bất an vì hàng xóm đào hố, đổ chai lọ nghi chứa hóa chất xuống ngay gần nhà

Tô Thế |

Phản ánh đến PV báo Lao Động, một hộ dân tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, gia đình đang rất lo lắng bởi mới đây, một hộ dân khác cùng thôn đã dùng xe tải, chở khối lượng lớn chai lọ nghi chứa hóa chất đổ xuống một hố đất, cách giếng nước của gia đình mình chỉ khoảng 10 mét.

Sở Du lịch lên tiếng về dự án nghìn tỉ ở Huế chưa đủ điều kiện vẫn bán vé

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Sở Du lịch Thừa Thiên Huế lên tiếng về Dự án Khu du lịch suối Voi chưa đủ điều kiện vẫn bán vé "chui".

Thành cổ đá ong hơn 200 tuổi sở hữu kiến trúc quân sự độc nhất Việt Nam

Linh Boo |

Thành cổ Sơn Tây là địa điểm giàu giá trị văn hóa, lịch sử, với nét kiến trúc độc đáo, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.

Nhiều hộ dân trắng tay sau những vụ sạt lở liên tiếp ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Nghe tiếng cây cột trong nhà kêu răng rắc, ông Lê Văn Khóm (56 tuổi) vội kêu vợ và cháu ngoại tháo chạy ra ngoài. Chỉ trong vài giây, cả căn nhà đã bị sụp đổ xuống sông, bao nhiêu của cải dành dụm ngần ấy năm đều mất trắng…

Lời kể của những hộ dân có nhà bị nhấn chìm xuống sông do sạt lở ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Đầu tháng 4, tại TP Cần Thơ liên tiếp xảy ra những vụ sạt lở nghiêm trọng, làm ít nhất 14 căn nhà bị ảnh hưởng. Trong đó, có 3 căn nhà bị sụp đổ xuống sông hoàn toàn, 7 căn bị sạt lở một phần kết cấu sau nhà, 4 căn đang có nguy cơ sạt lở.

Cận cảnh những căn nhà bị sụp đổ xuống sông do sạt lở ở Cần Thơ

Yến Phương - Tạ Quang |

Cần Thơ – Ngày 3.4, trên địa bàn TP Cần Thơ xảy ra 2 vụ sạt lở nghiêm trọng gây sụp đổ nhiều căn nhà ở 2 quận Bình Thủy và Thốt Nốt.