Liên tiếp các vụ đất sụp tại Cà Mau: Hiện tượng khó lý giải

NHẬT HỒ |

Ngày 18.2, tại Cà Mau tiếp tục sụp lún một đoạn dài trên 120m thuộc dự án đê biển tây. Tình hình sụp lún đất đã đến mức nghiêm trọng. Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau cho rằng, Cà Mau đủ điều kiện để báo cáo Thủ tướng công bố thiên tai.

Sụp lún khắp nơi

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau cho biết: “Hiện tượng sụp, lở đất tại Cà Mau diễn biến rất nhanh. Trong vòng 1 tuần đã có thêm 40 điểm sạt lở. Diện tích sạt lở tăng rất nhanh. Đặc biệt, vào ngày 18.2 một đoạn đê biển Tây đã sụp sâu, có đoạn đến 2m và kéo dài đến 120m. Toàn tuyến có dấu hiệu sụp lún bất cứ lúc nào. Cà Mau đang xem xét trình Chính phủ công bố thiên tai”.

Cận cảnh một đoạn đường đê biển Cà Mau tự nhiên bị sụp (ảnh Nhật Hồ)
Cận cảnh một đoạn đường đê biển Cà Mau tự nhiên bị sụp. Ảnh: Nhật Hồ

Huyện Trần Văn Thời là địa phương có nhiều điểm sụp lở đất nhất nhất tỉnh. Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Võ Quốc Thống tạm tính: "Đến hết ngày 13.2, UBND huyện Trần Văn Thời đã ghi nhận xảy ra 903 vụ sụp lún, sạt lở ở 175 tuyến kênh với tổng chiều dài hơn 21km. Sự cố sụp lún, sạt lở đất làm hạn chế lưu thông đường bộ nhiều tuyến đường và hạn chế tải trọng của một số tuyến chính vận chuyển nông sản từ Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Đông, Khánh Hải về huyện và TP Cà Mau.

Tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, trên tuyến đường Tắc Thủ - Đá Bạc đã xuất hiện 2 khu vực sụp lở nghiêm trọng rộng hàng trăm mét vuông và sâu hơn 1,8m, làm ảnh hưởng lớn đến lưu thông, vận chuyển hàng hoá của khu vực. Nóng nhất là việc vận chuyển lúa của bà con sau thu hoạch, vì hầu hết các tuyến kênh khu vực này đều đã khô trơ đáy.

Hiện cả xã đã ghi nhận 35 vị trí sạt lở và sụp lún đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con. Xã cũng đã thống kê thiệt hại và báo cáo về UBND huyện để kịp thời có hướng khắc phục.

Hầu hết các dòng kênh tại huyện Trần Văn Thời, Cà Mau bị khô kiệt (ảnh Nhật Hồ)
Hầu hết các dòng kênh tại huyện Trần Văn Thời, Cà Mau bị khô kiệt. Ảnh: Nhật Hồ

Cách đoạn sụp lún nguy hiểm trên tuyến đường Tắc Thủ - Đá Bạc hơn 10km là một đoạn sụp khác làm biến dạng đoạn đường nhựa liên huyện qua địa bàn ấp 1, xã Trần Hợi. Đoạn sụp này ảnh hưởng đến tuyến bờ kè (người dân tự làm), 1 sàn bêtông hơn 80m2 và 1 cửa hàng mua bán của hộ dân.

Theo thống kê đến ngày 13.2, trên địa bàn xã Trần Hợi đã xảy ra 85 vụ sụp lún, sạt lở ở 25 tuyến kênh với tổng chiều dài hơn 2.600m, ước thiệt hại trên 1,6 tỉ đồng.

Hiện tượng khó lý giải

Ngày 19.2, khi kiểm tra đoạn đường đê biển Tây bị sụp có đoạn 2m dài 120m, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo điều tra, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân để có hướng khác phục hiện tượng này.

Tuy nhiên, theo ông Hồ Hoàn Tất, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Cà Mau: “Hiện tượng sụp đất, (không phải sạt lở đơn thuần – PV) được ghi nhận từ mùa hạn mặn lịch sử 2016. Lúc đó các dòng kênh đều kiệt nước, sụp đất diễn ra. Hiện nay khô hạn gay gắt, dòng kênh kiệt nước thì hiện tượng này lặp lại”.

Một điểm sụp lở trên đoạn đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc (ảnh Nhật Hồ)
Một điểm sụp lở trên đoạn đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc. Ảnh: Nhật Hồ

Trong khi đó, đại diện Công ty Hoàng Tâm, đơn vị thi công đoạn đường Tắc Thủ – Vàm Đá Bạc cho rằng đơn vị thi công đã làm đúng kỹ thuật thiết kế. Việc sụp đất như vừa qua là chưa từng thấy. Sở Khoa học Công nghệ Cà Mau cho rằng đây là hiện tượng rất lạ tại Cà Mau.

Trong khi đó, ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NNPTNT đưa giả thuyết: “Cà Mau có gần 10.000ha nằm trên đất than bùn. Hầu hết nền đất tại Cà Mau có tầng trầm tích là đất than, đất rừng. Khi khô hạn, nước ở tầng trung bị rút hết nên tạo ra những hố dưới lòng đất”. Dù vậy, ông Nam cho rằng đây chỉ là giả thuyết, cần có nghiên cứu khoa học cụ thể về hiện tượng này.

Sụp lún chia cắt giao thông đoạn đườngTắc Thủ - Vàm Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau (ảnh Nhật Hồ)
Sụp lún chia cắt giao thông đoạn đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau (ảnh Nhật Hồ)

Bộ Công an đề nghị Cà Mau báo cáo dự án đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc

Liên quan đến dự án tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc (Cà Mau), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) đề nghị tỉnh Cà Mau cung cấp thông tin liên quan đến dự án này.

Theo đó, C03 đề nghị tỉnh Cà Mau cung cấp thông tin về trách nhiệm, quyền hạn của UBND tỉnh Cà Mau về dự án BT. Lý do tại sao trong hồ sơ mời thầu không nêu cụ thể giá đất, diện tích đất sẽ giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác (chỉ dự kiến giao khu đất 178ha nằm trong quy hoạch Khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc TP Cà Mau để nhà đầu tư khai thác quỹ đất). Đồng thời, C03 cũng đề nghị cho biết đã có quy hoạch chi tiết khu đất 178ha giao cho nhà đầu thực hiện dự án khác chưa.

Dự án được UBND tỉnh Cà Mau và Công ty CP Đầu tư - xây dựng Đồng Tâm (nay đổi thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đồng Tâm) ký hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Tuyến đường dài trên 29km, vốn 702 tỉ đồng đi qua địa bàn 2 huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, đây là dự án đầu tư xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn đê biển Tây, phục vụ quốc phòng an ninh khu vực Hòn Đá Bạc, kết hợp với phòng chống cháy rừng Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Hậu Giang: Khắc phục xong đập vỡ gây nước mặn tràn đồng

TRẦN LƯU |

Ngày 18.2, ngành chức năng huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết, đã hoàn tất việc khắc phục các đập bị vỡ vừa xảy ra trên địa bàn.

Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Bắt tạm giam Chủ tịch Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang

Việt Dũng |

Ông Dương Văn Dũng - Chủ tịch Công ty Khoáng sản Bắc Giang bị bắt tạm giam với cáo buộc sai phạm liên quan đến khai thác than.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Rắc rối tên gọi một khu công nghệ cao 5 năm chưa thể hoạt động

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào năm 2017, nhưng qua 5 năm triển khai, đến nay, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa hoạt động vì các thủ tục pháp lý liên quan đến tên gọi.

Khởi tố 8 đối tượng ở Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 47-06D Đắk Lắk

BẢO TRUNG - PHAN TUẤN |

Chiều 21.2, VKSND tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phê chuẩn quyết định khởi tố 8 bị can là lãnh đạo, nhân viên thuộc Công ty TNHH An Phát và Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 47-06D (xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Hậu Giang: Khắc phục xong đập vỡ gây nước mặn tràn đồng

TRẦN LƯU |

Ngày 18.2, ngành chức năng huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết, đã hoàn tất việc khắc phục các đập bị vỡ vừa xảy ra trên địa bàn.

Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…