Lao động Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc: Xử lý tiền ký quỹ có trị được “bệnh”?

ANH THƯ |

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi danh sách 1.750 người lao động (NLĐ) Việt Nam ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bỏ trốn tại nơi làm việc đến Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố. Nếu không có phản hồi khác, những NLĐ này sẽ bị xử lý tiền ký quỹ 100 triệu đồng.

Xử lý tiền ký quỹ

Thực hiện Quyết định 12/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài đi làm việc tại Hàn Quốc (EPS), Trung tâm Lao động ngoài nước đã gửi công văn tới Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố danh sách NLĐ thuộc diện xác minh thông tin chấp hành hợp đồng để xử lý khoản tiền ký quỹ 100 triệu đồng.

Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, căn cứ vào thông báo của Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc về kết quả chấp hành hợp đồng lao động tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS và kết quả rà soát tiền ký quỹ của NLĐ tại Ngân hàng Chính sách xã hội, danh sách xác minh có 1.750 lao động Việt Nam ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bỏ trốn khỏi nơi làm việc. Danh sách mà Trung tâm Lao động ngoài nước công bố cho thấy, lao động Việt Nam đi làm việc theo chương trình EPS bỏ trốn, ở lại Hàn Quốc trái phép hầu hết đều ở những tỉnh, thành như: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình, Thái Bình, Hà Nội…

Đến nay đã quá thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, căn cứ kết quả xác minh của Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố và NLĐ không có phản hồi khác về Trung tâm Lao động ngoài nước, theo quy định, trung tâm sẽ thực hiện các thủ tục để xử lý khoản tiền ký quỹ của 1.476 NLĐ. Để xử lý chính xác, chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi NLĐ, Trung tâm Lao động ngoài nước tiếp tục tiếp nhận các thông tin phản hồi về quá trình chấp hành hợp đồng lao động tại Hàn Quốc của NLĐ thuộc danh sách nói trên.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Sơn - Trưởng Phòng Việc làm-An toàn lao động, Sở LĐTBXH Bắc Giang - cho biết, sở đã gửi thư vận động từng gia đình có thân nhân đi làm việc tại Hàn Quốc ở lại cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước, hướng dẫn hỗ trợ tìm kiếm việc làm với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, sở còn chỉ đạo UBND các huyện, thành phố thành lập các tổ công tác, có sự tham gia của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố... đến từng nhà để tuyên truyền, vận động, thuyết phục thân nhân của NLĐ tự nguyện về nước, không ở lại cư trú bất hợp pháp. Từ đó, tỉ lệ lao động bất hợp pháp của tỉnh sẽ giảm, địa phương không bị dừng tuyển chọn để tạo cơ hội cho những lao động khác có nguyện vọng được đi làm việc tại Hàn Quốc.

Thực hiện tổng thể giải pháp

Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH - cho hay, theo quyết định của Chính phủ về việc thực hiện kỹ quỹ đối với NLĐ đi làm việc nước ngoài ở Hàn Quốc theo chương trình EPS, thì đây cũng là một trong những biện pháp để NLĐ về nước đúng thời hạn, chấp hành quy định. Nếu NLĐ về nước đúng hợp đồng sẽ nhận lại số tiền ký quỹ và lãi suất theo ngân hàng.

Vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc không phải là câu chuyện mới. Thực trạng này tồn tại và từng gây nhức nhối trong thời gian qua. Vì vậy, phía Hàn Quốc và Việt Nam đang nỗ lực giải quyết.

Ngoài ký quỹ, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước nói rằng, việc tuyển chọn, đào tạo cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài cần được chú trọng. Lúc này, những thông tin tuyển chọn lao động phải công khai, minh bạch. Hiện nay, Cơ quan phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước đang thi tuyển trên máy tính. Sau khi trúng tuyển, NLĐ được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng trước khi đi.

Ông Liêm cho biết thêm: “Chúng tôi đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tại các địa phương, vận động NLĐ đi đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn. Trường hợp lao động trốn bỏ, chúng tôi lại vận động họ về nước để giảm tỉ lệ cư trú bất hợp pháp tại địa phương. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng hỗ trợ NLĐ ở nước ngoài. Có những chương trình khi NLĐ thực hiện đúng hợp đồng, chấp hành tốt thì sẽ được tuyển lại. Hướng dẫn NLĐ nâng cao trình độ từ visa E9 sang visa E7 lao động trình độ cao”.

Biện pháp tạm dừng thi tuyển tại các địa phương có lao động bất hợp pháp về nước không đúng thời hạn cao. Cho nên, nếu năm 2017 có 49 huyện bị tạm dừng thì đến năm 2020 chỉ có 10 huyện bị tạm dừng. Số lượng lao động chấp hành về nước tốt hơn, giảm đi lượng NLĐ không về nước đúng hạn.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện nước ta đã giảm tỉ lệ lao động không về nước khi hết hạn hợp đồng xuống còn dưới 20% (năm 2018 là 34%), lao động cư trú hợp pháp từ 14.000 người xuống còn 12.000 người.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Hơn 31 triệu người lao động Việt Nam bị ảnh hưởng do COVID-19

Hà Anh |

Ngày 29.10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Samsung Việt Nam và Tổng LĐLĐVN cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn đa phương 2020 với chủ đề “Ứng phó có trách nhiệm trong quản trị khủng hoảng: Chia sẻ kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19”.

Người đi lao động ở nước ngoài về nước cần được tạo việc làm

Nhóm PV |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 10, chiều 23.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

10.000 lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng

ANH THƯ |

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đang tổng hợp danh sách cụ thể để báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 lên kế hoạch đưa người lao động hết hạn hợp đồng, ốm đau… về nước.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hơn 31 triệu người lao động Việt Nam bị ảnh hưởng do COVID-19

Hà Anh |

Ngày 29.10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Samsung Việt Nam và Tổng LĐLĐVN cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn đa phương 2020 với chủ đề “Ứng phó có trách nhiệm trong quản trị khủng hoảng: Chia sẻ kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19”.

Người đi lao động ở nước ngoài về nước cần được tạo việc làm

Nhóm PV |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 10, chiều 23.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

10.000 lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng

ANH THƯ |

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đang tổng hợp danh sách cụ thể để báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 lên kế hoạch đưa người lao động hết hạn hợp đồng, ốm đau… về nước.