Lao động tự do điêu đứng bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19

PHƯƠNG QUỲNH HẠNH |

Tác động của dịch COVID-19 đã khiến hàng triệu lao động tự do ở các tỉnh, thành phố lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Tại TP.Hà Nội, chưa kịp gượng dậy từ hai đợt dịch COVID-19 trước, đợt dịch tiếp theo này khiến cuộc sống của những người lao động tự do ngày càng thêm khó khăn.

Thu nhập giảm nhiều

Ở một góc khuất ngay bên cạnh bến xe Mỹ Đình, bà Triệu Thị Tình (SN 1961, quê tại Thanh Hóa) ngồi bệt xuống đất chờ khách. Bà Tình cũng giống như các lao động tự do từ quê lên đây thuê trọ để kiếm thu nhập chính bằng nghề xe ôm.

Gương mặt đeo kín khẩu trang nhưng đôi mắt bà Tình vẫn hiện lên sự mệt mỏi và lo lắng. Bà cho biết: “Tôi làm nghề xe ôm đã được 5 năm. Hàng ngày, tôi bắt đầu công việc từ lúc 6h sáng đến khi nào hết khách thì thôi. Lúc chưa bùng dịch, tôi chạy được khoảng 10-20 chuyến/ngày. Sau khi dịch bùng phát, tôi chỉ lác đác được vài chuyến, nhiều nhất cũng chỉ được 10 chuyến/ngày”.

Hỏi thêm về hoàn cảnh gia đình, bà Tình chia sẻ, bà có 3 người con gái, trong đó hai cô lớn đều đã đi lấy chồng và làm công nhân ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, do có dịch nên công ty cắt giảm nhân sự, 2 con của bà trở thành lao động thất nghiệp. Người con gái út 19 tuổi vẫn đang đi học.

Hiện bà Tình mắc bệnh mạn tính nên tiền chữa trị khoảng từ 7-8 triệu đồng/tháng. Bà không thể dựa vào con cái nên đành lên Hà Nội chạy xe ôm.

Hoàn cảnh khó khăn của bà Tình chỉ là một trong số ít các lao động tự do tại TP.Hà Nội. Dọc tuyến đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy, Hà Nội), không khó để bắt gặp cảnh những lao động xe ôm nằm dài trên chiếc xe máy đợi khách.

Anh Nguyễn Văn Thành (SN 1986) làm nghề xe ôm được 2 năm. Vụ tai nạn vào tháng 11.2020 khiến anh bị gãy xương đùi, chấn thương cột sống và phải nằm ở nhà liên tục nhiều tháng. Tai nạn, ốm đau, dịch bệnh khiến công việc chạy xe ôm đã khó khăn vất vả nay còn càng vất vả hơn.

“Trước kia, trung bình một ngày, tôi đi làm được khoảng 400.000-500.000 đồng, còn bây giờ chỉ từ 100.000-200.000 đồng nếu có khách. Trước Tết đã không có tiền tiêu, sau Tết, tôi lên sớm để kiếm thêm nhưng vẫn thế” - anh Thành nói.

Lặng lẽ ngồi chờ khách tại bến xe bus trên đường Yên phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội), ông Nguyễn Xuân Bộ (63 tuổi, quê Hưng Yên) cho hay, những năm trước, dịp đầu năm chỉ cần đứng một điểm đón khách thì ông cũng có thể kiếm được 400.000 - 500.000 đồng/ngày. Nhưng năm nay ảnh hưởng của dịch COVID-19, trung bình một ngày ông Bộ chỉ chạy được 1-2 chuyến xe.

Do muốn tiết kiệm chi phí mà nhiều năm qua, ông Bộ phải chấp nhận lặn lội đường xa lên Hà Nội. Đã 10 năm nay, mỗi sáng, ông Bộ di chuyển từ Hưng Yên lên Hà Nội để đón chở khách, rồi đến chiều tối lại từ Hà Nội về Hưng Yên.

Ế quá thì lại về quê

Những lao động tự do chạy xe ôm còn lác đác, thưa thớt thì những gánh hàng rong gần như không còn xuất hiện trên các tuyến phố tại Hà Nội. Những người cố đạp xe với những gánh hàng như ổi, táo, củ đậu… là những người đang “gồng mình” kiếm kế sinh nhai còn sót lại trong mùa dịch COVID-19.

Chị Nguyễn Thị Lan (SN 1982, quê tại Phú Thọ) đang đứng cân ổi để thanh toán cho những vị khách hiếm hoi trong ngày. Chị Lan thường đứng bán tại khu vực làng Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội). Chị bày tỏ: “Tôi nghỉ từ 29 Tết và lên mở hàng vào mùng 6 Tết. Mấy chị hay bán hàng cạnh tôi chắc vì dịch nên không ai từ quê lên. Hàng hóa ế ẩm. Tôi đứng đây mãi cũng mới có một khách mua hàng”.

Tại khu chợ Nghĩa Tân vắng khách, hàng chục người làm nghề bốc vác thuê đã phải chuyển sang làm xe ôm hay vận chuyển hàng. Dù có chuyển nghề, nhưng tất cả lao động tự do cũng không thể kiếm ra thu nhập vì không có người thuê họ. Tuy nhiên, những người lao động này vẫn luôn hy vọng họ sẽ cố gắng vượt qua được khó khăn trước mắt, có thể kiếm ra tiền để lo cho bản thân và gia đình dù ít hay nhiều.

Anh Trần Bình (SN 1978, quê ở Vĩnh Phúc) ngồi bệt tại một góc nhỏ cạnh cổng chợ. Anh nói: “Một bát phở trước kia chỉ có 20.000-30.000 đồng, bây giờ 35.000-40.000 đồng trong khi cả ngày không kiếm ra đồng nào cả thì khó khăn quá. Tôi còn đang nuôi hai con ăn học ở quê. Tôi ở đây từ 7h sáng chờ việc, còn hơn là ở nhà sốt ruột đợi chờ”.

Chị Hoàng Thị Hà (35 tuổi, quê Nam Định) và chị Lê Thị Ngọc (38 tuổi, quê Thanh Hóa) cùng làm nghề bán hoa dạo cho biết, theo lệ quen, thời điểm sau Tết, người dân đi lễ chùa, du xuân nhiều nên lượng hoa bán cũng sẽ được nhiều. Tuy nhiên, năm nay, do dịch COVID-19 tái bùng phát, người dân hạn chế đi du xuân, lễ hội đầu năm nên cả ngày chỉ bán được vài ba bó hoa. Nhiều hôm tối muộn, xe chở hoa vẫn còn nặng trĩu.

Ngồi bên cạnh chị Hà, hướng ánh mắt về chiếc xe đang còn chất đầy hoa tươi, chị Ngọc bùi ngùi tâm sự: “Sáng giờ tôi còn chưa có ai mở hàng, dù đã hạn chế về số lượng hoa nhưng vắng khách nên chẳng có ai mua. Cố gắng cầm chừng vài hôm xem dịch bệnh có tạm ổn không. Còn nếu cứ tình trạng này, chắc tôi lại về quê kiếm việc làm tạm thời đợi hết dịch thì lên” - chị Ngọc cho hay.

PHƯƠNG QUỲNH HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Xóm trọ của những lao động tự do đìu hiu dịp đầu năm

Phương Trang |

Những ngày đầu năm, xóm trọ của những người lao động tự do nghèo vắng vẻ chưa từng thấy. Bởi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, sức lao động cũng "ế" theo nên họ chọn cách ở lại quê mà không lên thành phố.

Người lao động tự do “lao đao” vì dịch COVID-19

Lương Hạnh |

Nhiều người lao động tự do làm các nghề như chạy xe ôm, bốc vác, bán hàng rong, chở hàng thuê đa phần là những người nghèo từ các tỉnh thành xa về Thủ đô Hà Nội để kiếm kế sinh nhai. Thế nhưng, dịch COVID-19 đã khiến tất cả công việc của họ đều ngưng lại và đã đẩy người lao động tự do tới hoàn cảnh khó khăn.

Hàng hóa ế ẩm, lao động tự do ngồi buồn... chờ Tết đến

Kiều Vân |

Không như những năm trước, năm nay, những người lao động tự do như tài xế công nghệ, người bán hàng rong… trên các con đường ở Hà Nội lại ngồi chơi dài, vì tình trạng ế khách dịp cuối năm.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Xóm trọ của những lao động tự do đìu hiu dịp đầu năm

Phương Trang |

Những ngày đầu năm, xóm trọ của những người lao động tự do nghèo vắng vẻ chưa từng thấy. Bởi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, sức lao động cũng "ế" theo nên họ chọn cách ở lại quê mà không lên thành phố.

Người lao động tự do “lao đao” vì dịch COVID-19

Lương Hạnh |

Nhiều người lao động tự do làm các nghề như chạy xe ôm, bốc vác, bán hàng rong, chở hàng thuê đa phần là những người nghèo từ các tỉnh thành xa về Thủ đô Hà Nội để kiếm kế sinh nhai. Thế nhưng, dịch COVID-19 đã khiến tất cả công việc của họ đều ngưng lại và đã đẩy người lao động tự do tới hoàn cảnh khó khăn.

Hàng hóa ế ẩm, lao động tự do ngồi buồn... chờ Tết đến

Kiều Vân |

Không như những năm trước, năm nay, những người lao động tự do như tài xế công nghệ, người bán hàng rong… trên các con đường ở Hà Nội lại ngồi chơi dài, vì tình trạng ế khách dịp cuối năm.