Lao Động khuyến khích phóng viên phải đa năng

LÊ QUANG VINH |

Như nhiều đồng nghiệp khác, tôi đã trưởng thành trong nghiệp làm báo khi có 25 năm gắn bó với Báo Lao Động. Nhân 90 năm Lao Động, bồi hồi lần giở trong ký ức chút kỷ niệm…

Đi cả chục cây số mới gửi được fax

Bây giờ là thời công nghệ phát triển, nên nếu nói đến từ fax (bản sao qua hệ thống dây dẫn điện) trong việc làm báo, hẳn không ít nhà báo trẻ lạ lẫm. Nhưng trước đây, đó là chuyện phổ biến trong việc gửi gấp thông tin cần trao đổi hoặc bài vở từ các nơi về tòa soạn. Thậm chí, từ fax còn khiến tác giả… thêm oách, một khi từ nước ngoài gửi tin, bài về, dưới tên tác giả có dòng chữ để trong ngoặc (fax từ Mỹ/Anh…).

Dù vậy, khi đó, việc gửi bản fax cũng chẳng hề thuận lợi. Hồi cuối xuân năm 2002, tôi được mời tham gia cuộc đua thể thao - du lịch mạo hiểm ‘’Raid Gauloises Vietnam 2002’’, khởi hành từ Bắc Hà (Lào Cai) tới đảo Cát Bà (Hải Phòng). Đây là sự kiện quốc tế rất hấp dẫn. Nhập cuộc, nhìn các nhà báo quốc tế trang bị đủ loại thiết bị hiện đại để làm việc, nhóm nhà báo Việt Nam rất nể và… thèm, vì lúc đó, chúng tôi chỉ có cây bút và chiếc máy ảnh chụp phim nhựa khi tác nghiệp.

Thời đó, vì chưa có việc số hóa không gian mạng, nên dĩ nhiên, gửi tin, bài về tòa soạn phải bằng fax. Đến một điểm tập kết lớn trong hành trình cuộc đua, giữa rừng núi xa xôi, hì hục viết bài. Xong, đến lều của các nhà báo nước ngoài có thiết bị vệ tinh, tính gửi nhờ fax về tòa soạn, thì được trả lời thẳng: “4USD/trang’’. Ngẩn người, vì mình đâu có ngoại tệ và giá đó cũng khá “chát” so với giá gửi fax nội địa, bèn hỏi dân địa phương chỗ có trạm bưu điện. Khi được biết trạm bưu điện cách đó vài chục cây số, cũng hơi nản, nhưng lại nghĩ Báo Lao Động luôn đòi hỏi tin nóng, bèn cùng một đồng nghiệp báo bạn thuê trai làng chở đi bằng xe máy, khi trời vừa sập tối. Đến nơi, hú hồn, vì bưu điện vẫn còn làm việc, không thì toi công sức…

Nhà báo Lê Quang Vinh thăm chiếc tàu cứu hộ từng đưa anh và các nhà báo ra tác nghiệp ở quần đảo Trường Sa năm 1995.
Nhà báo Lê Quang Vinh thăm chiếc tàu cứu hộ từng đưa anh và các nhà báo ra tác nghiệp ở quần đảo Trường Sa năm 1995.

Một dịp làm báo Xuân đáng nhớ

Báo Lao Động có một giai đoạn khá gian nan - khoảng thời gian từ tháng 10.1994 đến tháng 5.1995 - cơ quan có sự thay đổi về đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, đồng thời có nhiều phóng viên (chủ yếu ở bộ phận phía Nam) và cộng tác viên của báo ra đi vì các lý do khác nhau, còn tình hình nhân sự ở phía Bắc thì ổn định. Khi đó, anh Đỗ Đức Ngọ - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Tổng LĐLĐVN - được cử về trực tiếp phụ trách Báo Lao Động.

Trước đó, Lao Động rất thu hút bạn đọc với sản phẩm đồng hành “Lao Động Chủ nhật” và đặc san Xuân mỗi khi Tết đến. Các ấn phẩm này được bộ phận phía Nam thực hiện, theo phân công của Tổng Biên tập. Khi khủng hoảng nhân sự xảy ra ở khoảng thời gian nói trên, việc thực hiện đặc san Xuân Ất Hợi 1995 cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhưng, không thể để đứt quãng một “đặc sản” đã hấp dẫn bạn đọc bấy lâu, Ban Biên tập đã nhanh chóng lập Hội đồng Biên tập báo Xuân và anh Trần Đức Chính (Trưởng Ban Văn hóa) được cử làm Thường trực báo Xuân.

Lúc đó, tôi đã làm ở Lao Động chừng 5 năm. Mỗi khi toà soạn chuẩn bị làm báo Xuân, các phóng viên đều gắng “cấy cày” nộp 1 - 2 bài, để “trước là đóng góp, sau là kiếm ăn” (vì nhuận bút báo Tết hồi đó khá cao). Tôi cũng hòa trong nhịp điệu đó. Khi tòa soạn hối hả làm báo Xuân Ất Hợi 1995, họa sĩ Nguyễn Đức Nhu phụ trách khâu “trình bày mỹ thuật”, còn phần “kỹ thuật vi tính” do bộ ba Nguyễn Ngọc Hiển - Trần Ngọc Dương và Thái Thành Thọ đảm nhiệm. Với tôi, bấy lâu chỉ chăm chú trách nhiệm viết bài, nhưng thực vui, khi đó, lại được Hội đồng Biên tập báo Xuân Ất Hợi 1995 giao làm “họa sĩ minh họa” (có thể bởi tôi đã tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật). Và, dĩ nhiên, với dăm bài viết cùng các minh họa truyện ngắn và trang thơ…, tôi - một nhà báo trẻ - đã được nhận một khoản nhuận bút kha khá, đủ âm ỉ vui dài dài…

Sau đó, trong khoảng vài tháng, ngoài viết bài, tôi được giao thêm việc vẽ biếm họa (đăng ở trang 2) và cụm tranh liên hoàn (đăng trên trang 1) - phần việc vốn trước đây do họa sĩ Chóe (Nguyễn Hải Chí) đảm nhiệm - nhưng khi đó, anh đã rời khỏi báo.

“Bám” một lĩnh vực, nhưng phải tự “nhồi” nhiều kiến thức

Từ lâu, Báo Lao Động đã có một quy định bất thành văn, nhằm khuyến khích phóng viên “đa năng”, là: Phóng viên được phân công theo dõi ngành nào thì mặc nhiên phải đeo bám, phản ánh hoạt động của ngành đó. Nhưng, một khi, rời tòa soạn đi công tác (hoặc đi phép…) tới một địa bàn nào đó (kể cả nước ngoài), nếu nơi đấy xảy ra một vụ việc thu hút sự quan tâm của xã hội (dù khác lĩnh vực mình bấy lâu quen thuộc), thì cần tiếp cận, khai thác thông tin nhanh để viết tin/bài. Muốn vậy, các phóng viên phải luôn tự trau dồi kiến thức chính trị, kinh tế, xã hội... Bởi thế, có một chuyện nhỏ, khi Nhà máy Bia Hà Nội xảy ra vụ hỏa hoạn ở khu nhà kho, tôi đang đi ở gần khu vực đó nghe được tin, bèn phóng xe tới. Quanh quanh một lúc thì thấy có tới 6 - 7 phóng viên Lao Động ở hiện trường, dù nhiều người không làm ở mảng an ninh - trật tự.

Thời làm mảng văn hóa, tôi có vài lần được mời theo đoàn nghệ thuật Việt Nam đi lưu diễn quốc tế. Mỗi dịp như vậy, thường thì đến tối chương trình biểu diễn mới tiến hành, còn ban ngày, nghệ sĩ dượt lại tiết mục và làm quen sân khấu. Bởi thế, ban ngày, tôi có thời gian rảnh. Hồi đi Trung Quốc cùng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, tranh thủ lúc rỗi rãi ban ngày, tôi đến Đại sứ quán Việt Nam thăm đồng nghiệp các báo bạn bên nhà đang thường trú bên đó. Qua trò chuyện, được biết bác đại sứ nhà mình có mặt làm việc trong sứ quán, tôi bèn nhờ một đồng nghiệp dẫn vào giới thiệu, thăm xã giao một chút. Khi chỉ còn tôi và vị đại sứ, tôi đề nghị được phỏng vấn đại sứ, nhân sắp có chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (tôi biết sự kiện này trước khi rời Việt Nam).

Có một điều khá thú vị, sau khi bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc được đăng trang trọng trên trang Quốc tế của Báo Lao Động, một lãnh đạo bên Báo Nhân Dân gọi điện hỏi thăm Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn, đại ý là “Lao Động làm bài sự kiện nhanh thế? Cũng có thường trú bên đó à?”, anh Hoàn cứ tủm tỉm trả lời: ‘’Tạm trú thôi. Cậu này theo đoàn văn công bên mình lưu diễn bên đó, nên một công đôi việc…”.

LÊ QUANG VINH
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".