Làng trẻ mồ côi xoay sở học online

Trần Tuấn |

Không đủ trang thiết bị để học online, các "mẹ" ở làng trẻ mồ côi, trung tâm bảo trợ xã hội nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giúp các con vẫn đảm bảo được chất lượng học tập trực tuyến.

Xoay sở học online

Làng trẻ em Birla Hà Nội (số 4, Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy), thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Hà Nội hiện đang nuôi dưỡng 66 trẻ mồ côi. Tại đây, các em được đưa về sống tại 4 gia đình: C1, C2, C3 và C4, có "mẹ" và "các anh, chị, em" chăm sóc.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Trịnh Thanh Huyền, Giám đốc Làng trẻ em Birla cho biết, thời điểm chưa có dịch COVID-19, cả 66 em đều được đi học tại các ngôi trường trong khu vực gần làng. Năm 2020, khi dịch xuất hiện và Hà Nội bắt đầu các đợt giãn cách, giống như các học sinh khác, 66 em của làng Birla học online tại nhà. Cũng từ đây xuất hiện khó khăn về trang thiết bị học tập khi học trực tuyến.

Thời điểm đó, Làng trẻ em Birla chỉ có một số máy tính cũ, nhưng nhiều máy đã hỏng nên không thể đáp ứng được nhu cầu học tập online, vì vậy việc học tập online của 66 em giai đoạn đầu rất khó khăn. Sau đó, Mặt trận Tổ quốc quận Cầu Giấy, nhóm Cầu Giấy yêu thương và một số doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ cho các em học sinh tại Làng một phòng vi tính 25 máy.

 
Học online ở Làng trẻ Birla. Ảnh: NVCC.

“Cũng rất là may là với số lượng máy như vậy dù không đủ nhưng chúng tôi cũng cố gắng huy động tất cả cả máy tính, điện thoại của các “bố mẹ” (cán bộ, nhân viên làm việc tại Làng – PV) để cho các con học. Các con cũng học vào các ca khác nhau, một số con học cùng một lớp thì dùng chung một máy nên cơ bản là vẫn đảm bảo cho các con đầy đủ phương tiện học tập”, bà Trịnh Thanh Huyền nói.

Tương tự là câu chuyện tại trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.Hà Nội). Bà Trần Thị Hải, giám đốc trung tâm cho biết, trung tâm đang nuôi dưỡng 70 trẻ mồ côi, trong đó có 30 em đang theo học các chương trình phổ thông từ cấp 1 đến cấp 3, và học nghề (các em còn lại chưa đủ tuổi đi học hoặc đang chờ học nghề).

“Cả trung tâm có 10 máy tính, còn lại phải huy động thêm các máy của các “bố mẹ”. Cũng may là các con học lệch ca. Các “bố mẹ” ở trung tâm cũng đang cố gắng xoay sở hết mức để làm sao không để các con phải thiếu thiết bị khi học tập online”, bà Hải nói.

Đồng lòng vượt qua

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Dương Tuyết Nhung, Trưởng phòng Bảo trợ Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Hà Nội cho biết, đơn vị đang quản lý 12 trung tâm Bảo trợ xã hội; chăm sóc, nuôi dưỡng 2800 người thuộc nhiều đối tượng khác nhau như người già, trẻ em, người khuyết tật, người tâm thần. Trong đó, số trẻ em đang trong độ tuổi đi học là khoảng 200 em.

Về trang thiết bị học tập trực tuyến cho 200 trẻ, các trung tâm cũng gặp các khó khăn nhất định.

“Cũng phải huy động tất cả máy tính, điện thoại của các cán bộ nhân viên trong trung tâm để đảm bảo học tập cho các em. Nhờ sự xoay sở của các mẹ nuôi nên vẫn đảm bảo được việc các em tiếp cận đầy đủ với môi trường học trực tuyến”, Trưởng phòng Bảo trợ Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Hà Nội nói.

 
Các mẹ luôn theo sát quá trình học tập của các con. Ảnh: NVCC.

Bà Nhung chia sẻ thêm, ở các trung tâm, nhân viên nuôi dưỡng như là một người mẹ, cũng tham gia họp phụ huynh cho các em như bình thường. Để đảm bảo chất lượng học tập khi học trực tuyến, tối đến các mẹ vẫn phải kèm cặp dạy thêm cho các em ở trung tâm (các mẹ đều ở lại 24/24h tại trung tâm - PV). 

"Các làng và trung tâm đều xây dựng mô hình như một gia đình.  Mỗi nhà có 2 – 3 mẹ nuôi và 10 con, có các anh, chị, em ở các độ tuổi khác nhau. Cùng với các mẹ, anh chị cũng kèm cặp, hướng dẫn các em học tập. Ngoài ra còn có các cô chú bộ phận giáo dục, dạy nghề trong trung tâm sẽ dạy thêm các con kỹ năng sống, học tập. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn cũng thường xuyên vào hỗ trợ kèm cặp cho các em. Vì vậy luôn đảm bảo cho các em một môi trường phát triển tốt nhất", bà Dương Tuyết Nhung cho biết.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Học sinh vùng an toàn trở lại trường sau thời gian học online

PHÚC ĐẠT |

Sáng 20.9, học sinh mầm non và giáo dục phổ thông ở các địa phương đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Thừa Thiên Huế đã trở lại trường học tập sau thời gian học online.

Lên núi dò sóng 4G, dựng chòi cho con học online

Phan Tuấn |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì việc học online là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Thế nhưng, đối với con em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Nông thì việc học online là điều hết sức thử thách, thậm chí không trở thành hiện thực.

Dở khóc, dở cười chuyện học online

Thạc sĩ Phan Thế Hoài (GV Trường THPT Bình Hưng Hoà - TPHCM) |

Trong quá trình dạy online, giáo viên sẽ gặp phải những tình huống dở khóc dở cười và cần xử lý tình huống một cách linh hoạt. Tuân thủ văn hóa khi học online giúp học sinh, sinh viên đạt kết quả cao trong học tập, giữ mối quan hệ thầy trò gắn bó.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Học sinh vùng an toàn trở lại trường sau thời gian học online

PHÚC ĐẠT |

Sáng 20.9, học sinh mầm non và giáo dục phổ thông ở các địa phương đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Thừa Thiên Huế đã trở lại trường học tập sau thời gian học online.

Lên núi dò sóng 4G, dựng chòi cho con học online

Phan Tuấn |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì việc học online là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Thế nhưng, đối với con em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Nông thì việc học online là điều hết sức thử thách, thậm chí không trở thành hiện thực.

Dở khóc, dở cười chuyện học online

Thạc sĩ Phan Thế Hoài (GV Trường THPT Bình Hưng Hoà - TPHCM) |

Trong quá trình dạy online, giáo viên sẽ gặp phải những tình huống dở khóc dở cười và cần xử lý tình huống một cách linh hoạt. Tuân thủ văn hóa khi học online giúp học sinh, sinh viên đạt kết quả cao trong học tập, giữ mối quan hệ thầy trò gắn bó.