Lắng nghe Mười Trung kể chuyện

Trầm Hương |

Trung tá Vũ Thành Trung (Mười Trung), nguyên Phó ban quân báo Quân khu 10, Trưởng ban Quân báo tỉnh Bình Phước, sau ngày hoà bình làm trưởng phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiều năm trước gặp tôi. Anh bày tỏ ước nguyện viết hồi ký về những năm tháng chiến đấu hào hùng trên chiến trường Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Từ hồi ký “Niềm vui và nước mắt” chưa được in ra

Sau nhiều buổi nghe anh kể, tôi thật sự được thuyết phục về sự hấp dẫn của câu chuyện nên thốt lên: “Anh viết đi, cứ viết như những gì anh đã kể với em, về tuổi thơ, thời trai trẻ, đi chiến đấu, những trận đánh sinh tử, những trận chiến trong lòng người, những lần vượt thoát, tình người cao đẹp trong chiến tranh, những hy sinh thầm lặng, những kẻ cơ hội giành vinh quanh trên xương máu đồng đội; cuộc chiến giành lấy hạnh phúc, ba lần bị hoãn đám cưới vì những trận càn... Rồi hoà bình, là cuộc chiến vượt qua chính bản thân mình trước những cám dỗ, những rạn nứt và đổ vỡ, đi tìm lại đồng đội... Những điều đó được viết ra, xâu chuỗi lại đã là quyển sách quý gởi lại cho con cháu”. Anh không nói gì, lặng lẽ bỏ đi.

Từ hôm đó, mỗi lần nhớ đến Mười Trung, tôi thấy  có gì đó cũng có phần day dứt vì không là người chấp bút cho hồi ký của anh. Sở dĩ tôi từ chối vì muốn động viên anh viết. Anh có lối kể chuyện mạch lạc, trí nhớ phi thường, khúc chiết, rõ mồn một từng trận đánh đã tham gia, cả tâm thế và giằng xé nội tâm cuộc chiến. Tất cả đều được anh diễn tả bằng ngôn ngữ rất sinh động và tình cảm. Hồi ký này, tôi nghĩ chính người trong câu chuyện viết nên sẽ thuyết phục độc giả hơn.

Bẵng đi mấy năm dài, anh đột ngột gọi cho tôi, giọng hồ hởi: “Theo lời em, anh đã viết xong “Niềm vui và nước mắt” rồi nè!”.  Lặng đi một lúc, anh thú nhận: “Nói thiệt với em, anh cũng có nhờ một nhà văn viết. Cậu ấy viết rất hay nhưng khi đọc thì anh thất vọng vì câu chuyện đó không còn là của anh nữa. Mười Trung là một thằng cha nào đó, xa lạ từ lời ăn tiếng nói. Vậy là anh ngồi viết. Ngồi viết rồi anh mới thấy thương mấy nhà văn như tụi em. Trời ơi, vật lộn với chữ nghĩa, với anh còn hơn một cuộc chiến. Nó cực đâu thua gì hồi anh đi trinh sát chiến trường. Đơn độc, thật đơn độc trước trang viết em à!”. “Nhưng cuối cùng anh đã thai nghén được đứa con tinh thần máu thịt này rồi”.

Tôi vui mừng nói,”điều quan trọng là in ra, đem “đứa con” ấy đến với cuộc đời này!”. Anh tiếp lời: “Bởi vậy anh mới nhờ tới em. Anh cần em đọc, góp ý, biên tập, rồi bổ sung hình ảnh cho quyển sách được sinh động. Anh đề nghị kèm với sách là bộ phim tài liệu. Trở lại chiến trường xưa anh sẽ kể dấu ấn từng trận đánh...”. Tôi thầm nghĩ đây là một quyển sách thú vị. Ông cựu binh này thật biết quý trọng giá trị tinh thần, nâng niu quá khứ nên đồng ý ngay. Và theo chân anh, thật có quá nhiều những chuyến đi thú vị...

Con trai một gia tộc anh hùng

Ở tuổi 80, cựu binh trung tá Mười Trung tự lái xe đưa tôi cùng đạo diễn Nguyễn Hoàng - đạo diễn phim tài liệu về chiến trường xưa. Về Phan Thiết, tôi mới biết anh là con trai của Bà mẹ VNAH Trần Thị Sửu - một bà mẹ chiến sĩ ở Hồng Sơn, Hàm Thuận Bắc từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời chống Mỹ, bà mẹ ấy tiếp tục nuôi giấu cán bộ, dũng cảm gánh xương trâu bò bị cà-nông địch bắn chết, đi đấu tranh trực diện đòi bồi thường thiệt hại cho đồng bào. Người mẹ ấy dám dang tay cản xe tăng địch càn vào ruộng trồng hoa màu.

Chiến tranh càng ác liệt, mẹ càng mong đợi anh em đi tập kết trở về, được gặp đứa con trai út Vũ Thành Trung mà mẹ yêu quý nhất. Trước mộ mẹ, Mười Trung nghẹn ngào: “Mẹ tôi mất năm 1961, khi tôi vào chiến khu mới vài tháng. Các cậu tập kết sau ngày hòa bình về không được gặp mẹ. Bà cũng không còn dịp để gặp lại tôi, không có dịp gặp con dâu và mấy đứa cháu nội. Hồng Sơn này có nhiều bà mẹ thầm lặng như mẹ tôi. Cực khổ, hy sinh nhiều nhưng không kịp thấy ngày hòa bình. Sau này, Nhà nước mới truy tặng danh hiệu bà mẹ VNAH cho mẹ tôi…”.

Nỗi mất mát không chỉ có thế. Ba người anh của Mười Trung là Võ Văn Dõi, Võ Thanh Anh, Võ Thanh Hùng đã ngã xuống. Tôi cảm nhận cát biển dưới chân mình trắng vậy nhưng thấm máu bao thế hệ. Hai người chị của Mười Trung là Võ Thị Tới có chồng và hai người con hy sinh. Người chị thứ năm của ông là Võ Thị Hoa cũng có chồng và hai con hy sinh.

Theo chân Mười Trung, tôi về chiến khu Lê Hồng Phong mà người dân Phan Thiết quen gọi “Chiến Khu Lê”. Nơi đó, ông đã có quãng đời trai trẻ thoát ly vào chiến khu, trải qua những ngày gian khổ thiếu nước, thiếu gạo, thiếu muối. Nơi chiến khu này đơn vị ông nhiều lần quay về tập kích địch ở Hồng Sơn. Và trong một trận đột nhập xã bắt ác ôn, ông gặp lại người con gái mình yêu thương trong trái khoáy, nghẹn ngào, nước mắt; phải cắn răng dứt áo ra đi vì sứ mạng trên đôi vai, để rồi mối tình đầu tan vỡ theo bóng bước thời cuộc.

Chiếc xe chạy lạc

Thời tuổi trẻ của Mười Trung gắn liền chiến trường Bình Phước. Lái xe đến ngã ba Cốc Rưới, Mười Trung tấp vào ven đường. Ông phóng tầm mắt nhìn bao quát chiến trường Lộc Ninh xưa, ngậm ngùi kể: “Chiếm được Lộc Ninh là ta đã phá vỡ tuyến phòng thủ phía Bắc Sài Gòn kéo dài từ Bù Đốp đến Cà Tum, Thiện Ngôn, Sa Mát, Lò Gò, Tà Nông, Mắc Trá gần 140km.

Để chuẩn bị cho chiến dịch này, đầu năm 1971, anh đi với đoàn trinh sát xuống phối hợp với trinh sát các sư đoàn chuẩn bị chiến trường. Lúc này, anh là Trưởng Ban quân báo Phân khu 10. Khi qua đường đoạn Cóc Rưới cách Lộc Ninh 15km, cách ngã ba Lôc Tấn 10km, anh phát hiện có một chiếc xe jeep chạy từ phía Lộc Tấn lên. Trên xe có hai tên lính và hai khẩu súng AR15 dựng hai bên, chạy từ Lộc Ninh lên Bù Đốp.

Xác định xe địch đi lạc đường, anh  bố trí bắt sống xe. Vì đường đất, nhiều ổ gà xe không thể chạy nhanh được nên hai tên lính đành tấp xe vào lề xuống xe, giơ tay lên. Anh đến kiểm tra, bàng hoàng nhận ra xe chở đầy các bao tiền, bèn hướng dẫn cho xe chạy vào căn cứ.

Về đến cơ quan, qua khai thác, anh được biết hai người lính này sau khi tốt nghiệp trường Võ bị Đà Lạt mới được bổ sung về phòng tiếp liệu sư đoàn 5 đóng tại Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương. Sáng hôm đó, hai người chở tiền đi cấp lương cho 2 tiểu đoàn đóng ở Hoa Lư biên giới Việt Nam - Campuchia, cách Lộc Ninh 20 km. Lính mới, chưa rành đường, đến ngã 3 Lộc Tấn, họ không đi thẳng vào Hoa Lư mà rẽ phải đi về hướng Bù Đốp, căn cứ của ta!

Lúc đầu họ rất sợ nhưng sau đó, hai anh tình nguyện gia nhập quân giải phóng, làm lái xe chở hàng ra chiến trường, trở thành chiến sĩ quân giải phóng. Anh nhớ một anh tên Trần Tấn Bảnh quê Mỹ Tho, người kia tên Nguyễn Văn Thành quê ở Huế. Sau này anh nhận được tin anh Bảnh đã hy sinh vì bom B52 trên đường làm nhiệm vụ. Mãi đến năm 1987, anh mới tìm được nhà anh Bảnh làm giấy xác nhận để gia đình anh được hưởng chính sách gia đình liệt sĩ”.

Còn đó một nỗi trăn trở

Nghe Mười Trung kể tới đó, tôi đề nghị: “Mình nên về Mỹ Tho, thăm gia đình anh Trần Tấn Bảnh?!”. Anh hào hứng nói: “Phải, lâu rồi, anh muốn thăm lại gia đình anh Bảnh, xem vợ con ảnh sống sao. Còn anh Thành, anh không tìm được, không biết còn sống hay đã chết”.

Không đợi lâu, chỉ vài hôm sau chuyến đi Lộc Ninh, Mười Trung đích thân lái xe đưa chúng tôi về Mỹ Tho. Chuyến đi này với Mười Trung nhiều tâm tư, nhất là khi biết cho đến giờ việc xác nhận liệt sĩ cho Trần Tấn Bảnh vẫn chưa được thực hiện.

Mấy mươi năm, chị Trương Thị Hồng- người vợ của anh Trần Tấn Bảnh sống trong nhọc nhằn. Goá chồng rất sớm, chị một mình chèo chống nuôi đàn con ba đứa, có lúc phải lên Sài Gòn ở đợ gởi tiền về phụ mẹ nuôi con. Chị nói trong nước mắt: “Sau khi anh Mười xác nhận hồ sơ truy tặng liệt sĩ cho anh Bảnh, cha tôi đi khắp nơi để nộp. Nhưng cũng nhiều thủ tục, giấy tờ quá. Việc chưa xong, cha mất. Rồi thời gian cứ trôi đi!”.

Mười Trung nói, lòng anh trĩu nặng: “Hồi đó, mình làm tốt công tác binh vận, có những anh em phía bên kia đi theo cách mạng, chiến đấu hết mình rồi hy sinh”.

Mười Trung nói rằng anh không yên lòng và sẽ tìm cách đánh thức lại hồ sơ, giấy tờ “ngủ quên” hàng chục năm trời. Đó sẽ là “trận chiến” để tìm lại sự thật, sự công bằng, chống lại sự lãng quên rất cần sự đồng hành của nhiều người.

Trầm Hương
TIN LIÊN QUAN

Nhà báo "chiến trường" giữa thời bình rất đáng trân trọng và tôn vinh

Thùy Linh |

"Tôi thực sự xúc động khi trong thời bình, chúng ta vẫn có những nhà báo "chiến trường", những người đã xung phong vào tâm dịch, xung phong vào những vùng "nóng" nhất của dịch COVID-19, mặc những bộ đồ bảo hộ kín mít, nóng bức giống như y bác sĩ tuyến đầu, chấp nhận hoàn cảnh tác nghiệp khó khăn, nguy hiểm, thậm chí rất dễ bị nhiễm bệnh... để đưa thông tin từ tâm dịch đến với độc giả"- Nhà báo Trần Bá Dung- Trưởng ban Nghiệp vụ- Hội Nhà báo Việt Nam nói.

Ở chiến trường nghe những tiếng bom rất nhỏ

Nhà văn Bùi Việt Thắng |

Vì sao họ dám chấp nhận dấn thân tham gia cuộc chiến, đáng ra là việc của đàn ông? Tôi nghĩ đã là nhà văn thì đều có cái tố chất đặc biệt, sẵn sàng dấn thân, nhập cuộc...

Xúc động thân nhân tìm được liệt sĩ hi sinh ở chiến trường Khe Sanh

HƯNG THƠ |

Trong số 6 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy ở khu vực đồi 500 thuộc thôn Tân Hào, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), cơ quan chức năng xác định được danh tính của 1 hài cốt liệt sĩ.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhà báo "chiến trường" giữa thời bình rất đáng trân trọng và tôn vinh

Thùy Linh |

"Tôi thực sự xúc động khi trong thời bình, chúng ta vẫn có những nhà báo "chiến trường", những người đã xung phong vào tâm dịch, xung phong vào những vùng "nóng" nhất của dịch COVID-19, mặc những bộ đồ bảo hộ kín mít, nóng bức giống như y bác sĩ tuyến đầu, chấp nhận hoàn cảnh tác nghiệp khó khăn, nguy hiểm, thậm chí rất dễ bị nhiễm bệnh... để đưa thông tin từ tâm dịch đến với độc giả"- Nhà báo Trần Bá Dung- Trưởng ban Nghiệp vụ- Hội Nhà báo Việt Nam nói.

Ở chiến trường nghe những tiếng bom rất nhỏ

Nhà văn Bùi Việt Thắng |

Vì sao họ dám chấp nhận dấn thân tham gia cuộc chiến, đáng ra là việc của đàn ông? Tôi nghĩ đã là nhà văn thì đều có cái tố chất đặc biệt, sẵn sàng dấn thân, nhập cuộc...

Xúc động thân nhân tìm được liệt sĩ hi sinh ở chiến trường Khe Sanh

HƯNG THƠ |

Trong số 6 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy ở khu vực đồi 500 thuộc thôn Tân Hào, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), cơ quan chức năng xác định được danh tính của 1 hài cốt liệt sĩ.