Lằn ranh sinh tử nơi tuyến cuối điều trị COVID-19

Thiều Trang |

Với hơn 30.000 người mắc COVID-19 mỗi ngày, Hà Nội đang bước vào đỉnh dịch. Giữa lằn ranh sinh tử nơi “thành trì” cuối cùng điều trị COVID-19, các y, bác sĩ đang ngày đêm dốc tâm lực, chấp nhận hy sinh hạnh phúc của riêng mình để giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân COVID-19.

Phía trong "thành trì" cuối cùng điều trị COVID-19

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương những ngày đầu tháng 3 ngập nắng. Bước chân vào khu vực sảnh đón tiếp bệnh nhân không một bóng người, không gian im ắng đến lạ. Nhưng chỉ dịch chuyển vài trăm mét, tiến về phía khoa Cấp cứu thì hàng tá âm thanh lớn nhỏ đang tranh đua tăng âm lượng - tiếng bước chân vội vã, tiếng cáng đẩy bệnh nhân,... Tiến sâu vào bên trong khu cấp cứu bắt đầu nghe tiếng bệnh nhân thở khó, chạy máy oxy, tiếng máy thở, tiếng của monitor, hòa lẫn với mùi thuốc, mùi hóa chất khử khuẩn.

Trong bộ đồ bảo hộ kín mít, TS.BS Thân Mạnh Hùng - Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiến đến từng giường bệnh, thăm khám sức khoẻ, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn và trao đổi phương pháp điều trị tiếp theo cho bệnh nhân. Bác sĩ Hùng cho biết, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân cần cấp cứu và nhập viện tại khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khá đông. Sáng nay (8.3), khoa có 28 bệnh nhân cần phải thở máy, các bệnh nhân đa phần là người cao tuổi, đều có tình trạng suy hô hấp nhiều, một số bệnh nhân phải lọc máu. Phần lớn bệnh nhân nhập viện vào khoa đều có nguy cơ tử vong cao.

Theo bản tin dịch COVID-19 hằng ngày của Bộ Y tế, số ca mắc mới những ngày đầu tháng 3 cao gấp nhiều lần so với tháng 2 và tăng liên tục, thậm chí chưa thấy điểm dừng. Cụ thể, ngày 7.3 cả nước ghi nhận 147.358 ca mắc mới; ngày 6.3 có 142.136 ca; ngày 5.3 là 131.817 ca; ngày 4.3 là 125.587 ca. Trong khi đó, ngày 28.2 số ca mắc mới là 94.385 ca, như vậy chỉ trong 1 tuần, số ca mắc mới đã tăng gần 50%. Đặc biệt tại Hà Nội, ngày 7.3, thành phố phát hiện 32.317 ca COVID-19 mới, trong đó có 12.443 ca cộng đồng. Trong gần 6.000 ca đang điều trị ở viện, có 971 ca nặng/ nguy kịch. Hà Nội đang bước vào đỉnh dịch, số ca mắc mới và nặng, phải nhập viện liên tục tăng nhanh.

Là cơ sở điều trị COVID-19 tuyến cuối, chuyên tiếp nhận các bệnh nhân nặng, nguy kịch từ các tỉnh, thành miền Bắc, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được coi là "thành trì" cuối cùng, là tuyến cuối cùng. Nơi cả bác sĩ và bệnh nhân đều chạy đua với thời gian, giành giật sự sống.

Theo TS-BS Thân Mạnh Hùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 2 đối tượng bệnh nhân chính. Nhóm một là những người chuyển nặng cần thở máy từ các tuyến chuyển lên, ví dụ như Bệnh viện Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đức Giang,... hoặc bệnh viện tuyến tỉnh khi bệnh nhân diễn tiến nặng cần can thiệp chuyên sâu. Nhóm hai là bệnh nhân cao tuổi và có bệnh lý nền, nguy cơ diễn tiến nặng. Sau khi được người nhà đưa đến hoặc liên hệ với hotline của bệnh viện, khoa cấp cứu sẽ tiếp nhận và sàng lọc và điều trị bệnh nhân.

Những "lá chắn thép" vì sự sống bệnh nhân

Tại khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, các y bác sĩ ai cũng hối hả tận dụng từng phút từng giây cứu chữa bệnh nhân vì họ biết không gian này đang tranh chấp sự sống và cái chết trong từng khoảnh khắc.

Hơn 2 năm ròng rã chiến đấu, hiên ngang đứng giữa lằn ranh sinh tử để tranh chấp sự sống và cái chết cho bệnh nhân, các bác sĩ đã dần quen với nhịp độ, cường độ công việc, luôn nỗ lực đảm bảo sức khoẻ để tiếp tục công việc cứu chữa bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là những bệnh nhân trở nặng. Công việc hằng ngày không phải là 8 tiếng mà kéo dài đến 16 tiếng, chưa kể thời gian trực. Tần suất công việc cao, nhưng các y bác sĩ vẫn nỗ lực hết mình, chấp nhận hy sinh hạnh phúc riêng.

Lật giở từng mảng ký ức còn nguyên vẹn, cảm xúc vẫn bồi hồi, chị Ngọc Diệp - điều dưỡng ở Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương kể lại ca bệnh không thể nào quên. Đó là cô nữ sinh tuổi đời chớm 20, nhập viện trong tình trạng nặng phải can thiệp máy thở. Sau đó, nhờ sự tận tình giúp đỡ của các bác sĩ cũng như ý chí kiên cường của bản thân nữ sinh, kỳ tích đã xảy ra, sức khoẻ bệnh nhân diễn biến tốt và được xuất viện về với gia đình. Đó chính là niềm vui và ký ức đẹp của điều dưỡng Diệp.

"Nhiều khi nhớ nhà lắm nhưng vì công việc, vì bệnh nhân nên mình cũng nỗ lực cống hiến. Niềm vui lớn nhất của mình là bệnh nhân được ra viện về với gia đình, điều đó giúp mình vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà" - diều dưỡng Diệp chia sẻ.

Mang trong mình nhiều kỷ niệm buồn vui khác nhau trong 2 năm qua, TS-BS Thân Mạnh Hùng cho biết, có những giây phút rất hạnh phúc vì cứu chữa được bệnh nhân đứng giữa lằn ranh sinh tử, giành giật lại sự sống và giúp họ ra viện.

Đó chính là nguồn động lực lớn đối với cá nhân BS Hùng cũng như nhân viên trong bệnh viện. Bên cạnh đó, cũng có những tháng ngày trầm ngâm, buồn bã khi bản thân và nhân viên nhiễm bệnh, làm giảm sức chiến đấu của toàn đơn vị.

Dẫu biết rằng, sức người có hạn và dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhưng TS-BS Thân Mạnh Hùng chỉ có một mong muốn duy nhất: "Anh chị em bác sĩ tiếp tục cố gắng vì sứ mệnh bác sĩ nhân dân, mong ngày về của cán bộ y tế được ngắn lại, cuộc sống trở lại như trước kia".

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết thành phố đã huy động thêm cơ sở y tế để điều trị F0. Đến nay đã chuẩn bị được 2.180 giường cho bệnh nhân tầng 2, 3, nhưng mới sử dụng khoảng 1.000 giường. Hiện F0 điều trị tại nhà của Hà Nội chiếm 96%, chưa đến 4% người mắc điều trị ở tầng 2 và 3.

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, để tránh việc quá tải, các khu điều trị thực hiện việc hạ tầng bệnh nhân một cách hợp lý theo tiến triển điều trị. Cụ thể, đối với bệnh nhân tầng 2 và 3 chuyển biến tốt sẽ được cho về nhà tự cách ly, điều trị thay vì phải chờ đủ 10 ngày để xuất viện như trước đây.

Để hạn chế tối đa ca bệnh nặng và nguy kịch, ngành y tế thành phố đã lập và quản lý chặt chẽ danh sách các nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, nhiều bệnh lý nền, cao huyết áp, suy thận mạn tính, chạy thận nhân tạo, suy giảm miễn dịch, ung thư... để tập trung ưu tiên tiêm chủng, đặc biệt là các mũi tiêm bổ sung. Bích Hà

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng: Thu giữ hơn 4.000 hộp thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc

Đặng Luân |

Hải Phòng - Tối 8.3, Công an TP.Hải Phòng cho biết - Đội 5, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố vừa phát hiện, thu giữ hơn 4.000 hộp thuốc “Liên hoa thanh ôn” điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc.

Những lý do đặc biệt mà người dân không nên trữ thuốc điều trị COVID-19

Huyên Nguyễn - Minh Quân |

TPHCM - Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho rằng, người dân không nên trữ thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir vì nhiều lý do như hạn sử dụng ngắn, thuốc uống buộc phải có kê đơn, lượng thuốc đầy đủ,…

Trữ thuốc điều trị COVID-19 trong nhà: Cẩn thận kẻo rước họa vào thân

Nguyễn Ly |

Số ca mắc COVID-19 gia tăng tại TPHCM, nhiều người dân đã tự ý đi mua thuốc kháng virus COVID-19 về trữ “phòng hờ” khi có nhiễm xảy ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và nhà quản lý, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc nguồn thuốc bán cho người thực sự cần, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe...

Bắc Kạn: Thu giữ hàng nghìn bộ kit test và thuốc điều trị COVID-19

An Trịnh |

Bắc Kạn - Công an tỉnh vừa phát hiện, bắt giữ 2 vụ vận chuyển kit test và thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bộ Y tế hướng tới điều trị COVID-19 như bệnh thông thường, “bệnh lưu hành”

Vương Trần |

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi tình hình, cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể coi bệnh COVID-19 là "bệnh lưu hành"  khi thời điểm thích hợp. Đồng thời, Bộ Y tế đang tiến hành từng bước, hướng tới điều trị COVID-19 như điều trị bệnh nhân thông thường.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hải Phòng: Thu giữ hơn 4.000 hộp thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc

Đặng Luân |

Hải Phòng - Tối 8.3, Công an TP.Hải Phòng cho biết - Đội 5, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố vừa phát hiện, thu giữ hơn 4.000 hộp thuốc “Liên hoa thanh ôn” điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc.

Những lý do đặc biệt mà người dân không nên trữ thuốc điều trị COVID-19

Huyên Nguyễn - Minh Quân |

TPHCM - Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho rằng, người dân không nên trữ thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir vì nhiều lý do như hạn sử dụng ngắn, thuốc uống buộc phải có kê đơn, lượng thuốc đầy đủ,…

Trữ thuốc điều trị COVID-19 trong nhà: Cẩn thận kẻo rước họa vào thân

Nguyễn Ly |

Số ca mắc COVID-19 gia tăng tại TPHCM, nhiều người dân đã tự ý đi mua thuốc kháng virus COVID-19 về trữ “phòng hờ” khi có nhiễm xảy ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và nhà quản lý, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc nguồn thuốc bán cho người thực sự cần, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe...

Bắc Kạn: Thu giữ hàng nghìn bộ kit test và thuốc điều trị COVID-19

An Trịnh |

Bắc Kạn - Công an tỉnh vừa phát hiện, bắt giữ 2 vụ vận chuyển kit test và thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bộ Y tế hướng tới điều trị COVID-19 như bệnh thông thường, “bệnh lưu hành”

Vương Trần |

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi tình hình, cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể coi bệnh COVID-19 là "bệnh lưu hành"  khi thời điểm thích hợp. Đồng thời, Bộ Y tế đang tiến hành từng bước, hướng tới điều trị COVID-19 như điều trị bệnh nhân thông thường.