Lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ đê khu Đông, Bình Định: Vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để

Diễm Phúc |

Đê Đông là tuyến đê xung yếu của tỉnh Bình Định, tổng chiều dài 46km, trải dài từ TP.Quy Nhơn đến các xã phía Đông của huyện Tuy Phước và Phù Cát. Đê này có nhiệm vụ ngăn mặn, tiêu úng và thoát lũ cho hơn 5.000ha đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên thời gian qua, tình trạng xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ đê Đông liên tục diễn ra, kéo dài nhưng đến nay vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm.

Xâm lấn đê Đông

Anh Ngô S. (39 tuổi, trú thôn Bình Thái) cho biết, do có trại nuôi tôm tại khu đê Đông, thôn Bình Thái nhưng không có chỗ ở, năm 2021, anh S đã đầu tư 40 triệu đồng đổ đất, xây tường gạch với dự định làm một căn nhà ở canh tôm. Khi bức tường nhà dựng lên cao 1m thì chính quyền xã xuống ngăn chặn, yêu cầu tháo dỡ.

Tuy nhiên, đến nay, hiện trạng tại khu vực này vẫn còn ngổn ngang, các bức tường gạch cao từ 0,7-1m cùng một căn nhà tạm theo kiểu dựng trụ bắn tôn vẫn đang tồn tại.

“Không dựng được bê tông thì tôi dựng trong khuôn viên bờ, dựng chòi, dựng trụ, bắn tôn, lót ván như chòi để có chỗ ở tạm coi ngó không xây dựng kiên cố”, anh S nói.

Không chỉ khu vực nuôi tôm của anh S mà tại nhiều vị trí khác tại khu vực hành lang bảo vệ đê Đông đoạn qua thôn Bình Thái, nhiều nền đất liên tiếp được đổ lên. Bên trên được dựng thành nơi chứa vật liệu, ngư cụ hay là nơi kinh doanh tạm nhỏ lẻ của các hộ dân. Có nơi còn đổ cả nền móng nhà, xây tường gạch hoặc xây nhà theo hướng kết cấu khung thép, mái tôn.

Ông Lê Đức Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận - cho biết, một số hộ dân ở xung quanh lợi dụng việc đê hình thành bằng bêtông, giao thông đi lại thuận lợi lấn chiếm để đồ đạc, dụng cụ đi làm ăn. Cá biệt, có một số trường hợp xây dựng cả nhà trên khu vực đê Đông.

Theo thống kê, riêng trong năm 2021, có 10 hộ lấn chiếm hành lang bảo vệ đê Đông với các hành vi xây hộc đá chẻ; dựng nhà tiền chế, kết cấu khung thép, mái tôn; xung quanh xếp bao đất, bên trong đắp đất; dựng trại nuôi vịt; xây đá chẻ, bên trong đắp cát; đặt buy, đổ đất và xà bần nâng nền…Tính từ năm 2015 đến nay đã có đến 20 trường hợp lấn chiếm.

Để xảy ra tình trạng trên kéo dài ông Quang cho rằng, các trường hợp địa phương phát hiện đã lập biên bản ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, lợi dụng các thời điểm ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ người dân xây dựng.

“Thời gian tới, UBND xã sẽ rà soát, xử lý những trường hợp lấn chiếm mới xảy ra. Khó cho địa phương là những trường hợp lấn chiếm liền kề với khu dân cư chứ không phải độc lập ở khu vực đê. Xã sẽ trình UBND huyện xin chủ trương đối với các trường hợp xây nhà, còn những trường hợp lấn chiếm để đồ ngư cụ trước tiên là vận động tháo dỡ, nếu không tháo dỡ sẽ cưỡng chế”, ông Quang nói.

Chưa kiên quyết xử lý

Ông Nguyễn Ngọc Xuân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định - cho hay, hiện nay, tình hình lấn chiếm đất đai trên hành lang hệ thống đê Đông trên huyện Tuy Phước diễn ra khá phức tạp đối với 4 xã khu đông: Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Hòa, Phước Thắng.

Các trường hợp lấn chiếm đất đai chủ yếu diễn ra thời điểm sau năm 2014. Việc lấn chiếm để xây dựng cơi nới trong phạm vi đê ảnh hưởng đến dòng chảy. Phức tạp nhất là xã Phước Thuận, hiện nay có một số hộ đang xây dựng nhà.

“Chúng tôi đã chỉ đạo xã phải kiên quyết có biện pháp ngăn chặn, sau khi có quyết định xử lý vi phạm hành chính của cấp xã, huyện phải tiến hành tháo dỡ, nếu không tự nguyện tháo dỡ thì tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Chúng tôi cam kết với tỉnh, cố gắng từ đây cho đến tháng 5.2022, cơ bản những đối tượng phát sinh, những đối tượng lấn chiếm có hành vi xây dựng nhà phải tiến hành cương quyết tháo dỡ nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực hệ thống đê Đông. Chúng tôi kiên quyết xử lý không để trường hợp nào tồn tại” - ông Xuân khẳng định.

Theo ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trực tiếp là Hạt quản lý đê Đông Sông Kôn - Hà Thanh thuộc Chi cục thủy lợi quản lý thường xuyên. Trong quá trình quản lý, khi người dân lấn chiếm phát hiện ngay, lập biên bản ngay. Tuy nhiên lập biên bản báo cáo chính quyền địa phương, còn việc cưỡng chế, tháo dỡ ngăn chặn do chính quyền địa phương cấp xã huyện.

Cũng theo ông Chương, nếu tình trạng lấn chiếm quá nhiều thì phần lấn chiếm thoát lũ sẽ không tốt, dẫn đến ngập dài ngày, thời gian ngập lâu, ngập sâu hơn. Nếu không giải quyết triệt để tình trạng lấm chiếm sẽ dẫn tới người dân coi thường pháp luật, tiếp tục lấn chiếm.

Hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chỉ đạo của UBND tỉnh tiếp tục xây dựng quy chế phối hợp hoàn thiện theo các nghị định mới ban hành, đặc biệt nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai. Tăng cường trách nhiệm xử phạt của chính quyền địa phương, nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân. 

Diễm Phúc
TIN LIÊN QUAN

Nhiều trạm cân mì dọc tỉnh lộ 678 vi phạm hành lang an toàn đường bộ

THANH TUẤN |

Kon Tum – Ngày 13.3, Sở Giao thông Vận tải Kon Tum cho biết, đoàn thanh tra đã đến hiện trường lập biên bản xử phạt, yêu cầu các chủ trạm cân mì (củ sắn) dọc Tỉnh lộ 678 tháo dỡ các hạng mục công trình trái phép.

Ninh Bình: Chỉ đạo "nóng" xử lý dứt điểm các vụ vi phạm hành lang đê điều

DIỆU ANH |

Ninh Bình - UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản yêu cầu 5 Sở, ngành cùng 8 huyện, thành phố và một số đơn vị liên quan vào cuộc "mạnh tay" xử lý dứt điểm các vụ vi phạm hành lang đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, không để vi phạm kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân.

Ninh Bình: Buông lỏng xử lý để vi phạm hành lang an toàn đê điều kéo dài

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện nay, tình trạng vi phạm hành lang an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt, có nhiều vụ vi phạm đã được phát hiện, lập biên bản xử lý từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn tồn tại chưa được giải quyết dứt điểm gây ảnh hưởng đến an toàn của các tuyến đê.

9 vụ tai nạn điện do vi phạm hành lang bảo vệ an toàn điện lưới

Tường Minh |

6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có 2 người chết, 1 người bị thương nặng và 9 người bị thương nhẹ do tai nạn điện.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Tổng thống Mỹ Biden tái khẳng định cam kết với Ukraina

Song Minh |

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraina. Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể.

Nhiều trạm cân mì dọc tỉnh lộ 678 vi phạm hành lang an toàn đường bộ

THANH TUẤN |

Kon Tum – Ngày 13.3, Sở Giao thông Vận tải Kon Tum cho biết, đoàn thanh tra đã đến hiện trường lập biên bản xử phạt, yêu cầu các chủ trạm cân mì (củ sắn) dọc Tỉnh lộ 678 tháo dỡ các hạng mục công trình trái phép.

Ninh Bình: Chỉ đạo "nóng" xử lý dứt điểm các vụ vi phạm hành lang đê điều

DIỆU ANH |

Ninh Bình - UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản yêu cầu 5 Sở, ngành cùng 8 huyện, thành phố và một số đơn vị liên quan vào cuộc "mạnh tay" xử lý dứt điểm các vụ vi phạm hành lang đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, không để vi phạm kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân.

Ninh Bình: Buông lỏng xử lý để vi phạm hành lang an toàn đê điều kéo dài

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện nay, tình trạng vi phạm hành lang an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt, có nhiều vụ vi phạm đã được phát hiện, lập biên bản xử lý từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn tồn tại chưa được giải quyết dứt điểm gây ảnh hưởng đến an toàn của các tuyến đê.

9 vụ tai nạn điện do vi phạm hành lang bảo vệ an toàn điện lưới

Tường Minh |

6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có 2 người chết, 1 người bị thương nặng và 9 người bị thương nhẹ do tai nạn điện.